Nguồn cung và giá cả hàng hóa ổn định sau Tết
Không xảy ra “sốt giá”
Ghi nhận của phóng viên, tại hệ thống chợ truyền thống như chợ Cổ Nhuế, chợ Thành Công, Kim Liên (Hà Nội)... hàng hóa khá phong phú, giá không tăng đột biến. Cụ thể, thịt lợn giá ổn định, từ 90.000 – 150.000 đồng/kg; thịt bò thăn tăng nhỉnh hơn, có giá 300.000 - 320.000 đồng/kg trong khi ngày thường là 250.000 - 270.000 đồng/kg; bắp bò 350.000 đồng/kg so với mức 280.000 -290.000 đồng/kg trước Tết. Các mặt hàng thủy sản giá tăng nhẹ như tôm sú 350.000 – 450.000 đồng/kg; cá chép 95.000 – 105.000 đồng/kg; cá trắm 80.000 – 100.000 đồng/kg… Lý giải việc này, nhiều tiểu thương ở chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, việc hải sản tươi sống bán được hàng hơn do sau Tết, nhiều người muốn thay đổi khẩu vị.
![]() |
Hàng hóa, giá cả ổn định nhờ nguồn cung đảm bảo |
Đáng chú ý, mặc dù nhu cầu tiêu thụ rau xanh tăng cao, nhưng hiện giá bán mặt hàng này lại không tăng đột biến như mọi năm, thậm chí có một số loại rau còn giảm nhẹ so với những ngày cận Tết, như: Susu có giá 4.000 đồng/kg, so với mức 12.000 đồng/kg sát Tết; su hào: 6.000 đồng/củ, giảm 1.000 đồng; cà chua, khoai tây ở mức 10.000 đồng/kg... Trong khi đó, giá các mặt hàng rau xanh người dân hay dùng để ăn lẩu tăng nhẹ, như cải cúc 7.000 đồng/bó, bắp cải 15.000 đồng/kg, súp lơ 20.000 đồng/cây, rau cần từ 15.000 đồng/mớ lên 20.000 đồng/mớ...
Sau Tết Nguyên đán, người dân lại rục rịch chuẩn bị mua đồ phục vụ cho Rằm Tháng Giêng. Tại các chợ trên địa bàn TP. Hà Nội, hiện nhiều loại hoa quả, thực phẩm chay phục vụ cho tháng chay tịnh lớn nhất trong năm vẫn giữ mức giá cao, nhiều sản phẩm tăng 20 - 30% so với những ngày thường. Hiện quýt đường được bán với giá 70.000 - 80.000 đồng/kg, xoài cát Hòa Lộc 80.000 - 100.000 đồng/kg, mãng cầu 75.000 - 80.000 đồng/kg, bưởi da xanh 70.000 - 80.000 đồng/ kg…
Nhìn chung, so với thời điểm trước và trong tết, những ngày sau Tết, giá cả các mặt hàng ổn định. Đây là tín hiệu vui của thị trường và tin vui cho người tiêu dùng vì không phải phập phồng lo lắng về việc giá cả “leo thang”.
Chủ động nguồn cung
Theo các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân giá thực phẩm tăng không đáng kể là do các doanh nghiệp chủ động nguồn cung, giảm giá sớm. Bên cạnh đó, việc tổ chức bán hàng bình ổn trước, trong và sau Tết, đã góp phần duy trì ổn định giá cả thị trường. Không có hiện tượng giá Tết cao “ngất” như thông lệ các năm trước, ngoại trừ một số thực phẩm, hoa quả tăng nhẹ.
![]() |
Nhiều loại rau xanh có giá rẻ hơn thời điểm trước Tết Nguyên đán |
Cũng theo đánh giá của Bộ Công Thương, trong dịp Tết Kỷ Hợi vừa qua, tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... sức mua các nhóm hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng tăng khoảng 15 - 20% so với các tháng thường và tăng khoảng 10 - 12% so với Tết Mậu Tuất 2018. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã dự trữ một lượng hàng hóa lớn, đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm Tết của người dân, nên giá cả vẫn ổn định.
Đại diện Hệ thống Siêu thị Big C cho biết, trong những ngày Tết, giá thực phẩm ổn định do siêu thị đã chủ động dự trữ nguồn hàng từ sớm để phục vụ cao điểm sắm Tết. Mặt khác, siêu thị đã ký hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp, nên giá cả luôn được kiểm soát.
Bà Trần Thị Phương Lan – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội – chia sẻ thêm, để đảm bảo giá cả không tăng đột biến, Sở đã ban hành Kế hoạch phục vụ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Có hơn 20 doanh nghiệp đăng ký tham gia Chương trình dự trữ 8.680 tỷ đồng, như: Hệ thống siêu thị Vinmart đã dự trữ lượng hàng hóa phục vụ Tết trị giá 800 tỷ đồng, tăng 30% so với dịp Tết năm trước. Tổng Công ty Thương mại Hà Nội dự trữ lượng hàng hóa tăng 5% so với năm trước, tập trung vào 18 nhóm hàng hóa thiết yếu. Ngoài ra, Sở còn tổ chức đưa hàng bình ổn đến 10.688 điểm bán hàng.
Để kiểm soát chặt thị trường sau Tết, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) sẽ tiếp tục theo dõi, chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường các địa phương nắm sát diễn biến tình hình thị trường, giá cả hàng hóa tiêu dùng đến ngày 22/2. Đồng thời, chú trọng kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, kịp thời xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm.
Nhằm bình ổn giá dịp sau Tết, Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện các biện pháp bình ổn giá; đặc biệt là công tác bảo đảm cân đối cung-cầu hàng hóa, dịch vụ, không để thiếu hàng, sốt giá; tăng cường kiểm tra thực hiện pháp luật về giá, thuế, phí tại các địa phương trên cả nước. |
Tin mới cập nhật

Đại thắng mùa Xuân 1975: Mốc son chói lọi của lịch sử

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh 2/9 của năm 2025

Du lịch Khánh Hòa nâng chất du lịch dịp cao điểm 30/4 – hè 2025

Du lịch TP. Hồ Chí Minh đón 'cơ hội vàng' dịp 30/4

Tuồng, chèo, cải lương hòa nhịp mừng Đại thắng mùa Xuân

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Tổ chức loạt sự kiện tôn vinh quyền tác giả nhân Ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26/4

Khởi động cuộc thi Hoa hậu biển đảo Việt Nam 2025

Hà Tĩnh: Dự án chưa bàn giao, hàng loạt cây xanh đã bị chết
Tin khác

Bắc Giang dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP quý I/2025

Dẫn đầu khu vực nhờ giáo dục: Việt Nam đã sẵn sàng?

Kỹ năng sinh tồn khi xảy ra động đất

Các kênh đầu tư hiệu quả mà người trẻ nên biết

Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh

Sau sáp nhập, có cần ký lại hợp đồng mới với người lao động?

Việt Nam đứng thứ mấy về chỉ số hạnh phúc?

Sẽ điều chỉnh lương tối thiểu sau sáp nhập tỉnh?

Infographic | Trường hợp được tăng lương hưu lần 3 từ 1/7/2025

Chi cục Hải quan Khu vực II được giao 1.625 biên chế
Đọc nhiều

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại
