Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Bài 3: Xúc tiến thương mại bắc "nhịp cầu" tiêu thụ Đà Nẵng: Nộp hồ sơ và startup, doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được “cho không” hàng trăm triệu đồng |
Theo đánh giá của Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), những năm qua, công tác xúc tiến thương mại được triển khai đa dạng, linh hoạt, thích ứng với bối cảnh mới và hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, các địa phương trong cả nước nói chung và các tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng trong việc kết nối cung cầu tại thị trường trong nước, khai thác, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Nhiều chương trình xúc tiến thương mại lớn đã được tổ chức như Chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia”, chuỗi Chương trình Kết nối giao thương cấp vùng, Hỗ trợ xúc tiến hàng Việt Nam hay sản phẩm OCOP... giúp các nhà sản xuất, nhà cung ứng của nhiều địa phương kết nối với hệ thống phân phối, các đơn vị thu mua phục vụ sản xuất.
Các tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long liên kết xúc tiến thương mại hàng hóa |
Hàng loạt các hoạt động xúc tiến xuất khẩu cũng đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp nâng cao năng lực bằng việc cung cấp thông tin cập nhật về thị trường, tư vấn chính sách tham gia thị trường thế giới qua các chương trình giao ban xúc tiến thương mại với cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài định kỳ hằng tháng, Chương trình Tư vấn xuất khẩu trực tuyến với sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế.
Tại nhiều tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long công tác xúc tiến thương mại cũng đã và đang được nhiều tỉnh thành triển khai, đẩy mạnh hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại đối với các thị trường trọng điểm, nhất là khai thác các thị trường, khu vực hiện đang có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam; tiếp tục mở rộng hoạt động xúc tiến thương mại tại các thị trường mới, tiềm năng mà doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều điều kiện tiếp xúc trực tiếp.
Theo ông Hà Vũ Sơn - Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn, TP. Cần Thơ đã tổ chức hỗ trợ xúc tiến thương mại và doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên cơ sở tham gia và kết nối đồng bộ với Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số quốc gia. Nâng cao nhận thức và năng lực về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm cơ hội giao thương, hợp tác trong nước và quốc tế, thúc đẩy phát triển thương mại trên địa bàn thành phố.
Mục tiêu đến năm 2025 Cần Thơ hoàn thành cập nhật cơ sở dữ liệu chuyên ngành xúc tiến thương mại, các ngành hàng thương mại và xuất khẩu trọng điểm của thành phố vào Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số quốc gia; 100% các tổ chức xúc tiến thương mại; 70% doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã, hộ kinh doanh được cấp tài khoản trên Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số quốc gia và 50% trong số này có phát sinh giao dịch và chia sẻ thông tin... Đưa nền tảng số trở thành công cụ giới thiệu quảng bá hữu hiệu cho các sản phẩm của thành phố, cũng như làm cầu nố
Trong năm 2023 này tỉnh Kiên Giang thực hiện 32 hoạt động xúc tiến trong, ngoài tỉnh và ngoài nước. Cụ thể, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh tổ chức các chương trình khảo sát sản phẩm thương mại, kết nối tuyến, dịch vụ, rà soát bộ dữ liệu thông tin phục vụ xúc tiến, thương mại, du lịch. Các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch gắn với các sự kiện, lễ hội văn hóa trên địa bàn tỉnh; tiếp đón các hãng lữ hành, đơn vị truyền thông, báo chí trong và ngoài nước đến Kiên Giang khảo sát điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch, kết nối tuyến du lịch; tổ chức sự kiện kết nối đầu tư vào Kiên Giang. Đến nay, Trung tâm đã làm việc với các tổ chức, cơ quan nước ngoài tại Việt Nam để xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch nước ngoài; tham gia các hội chợ trong lĩnh vực đầu tư như khu gian hàng đầu tư phát triển công nghiệp Việt Nam tại hội chợ Vietnam Expo, triển lãm quốc tế đầu tư tại Việt Nam 2023…
Tương tự, với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư tỉnh Long An cũng thực hiện quyết liệt các giải pháp để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) như Ban hành Chương trình Xúc tiến Đầu tư năm 2023; Triển khai xây dựng Đề án đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương. Tỉnh cũng tổ chức thành công nhiều sự kiện xúc tiến thương mại và đầu tư như đón tiếp đoàn Thị trưởng thành phố Yangsan (Hàn Quốc); tổ chức thành công Đoàn công tác đi xúc tiến đầu tư và kết nối giao thương tại Đài Loan (Trung Quốc). Tỉnh cũng tiếp, làm việc và hỗ trợ nhà đầu tư khảo sát vị trí đầu tư vào tỉnh như Tập đoàn Cobi, FPT.…
Theo đánh giá của Sở Công Thương tỉnh An Giang, hiện Sở là cơ quan đầu mối thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại và có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công Thương, các Sở, Ban, ngành và các đơn vị có liên quan để tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn.
An Giang cũng tiếp tục tăng cường công tác thông tin đến các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị phần tiêu thụ nội địa, đa dạng các kênh phân phối; Khai thác thế mạnh kinh tế biên giới, gia tăng lưu lượng hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu để phát triển các loại hình dịch vụ. Đồng thời đẩy mạnh phát triển xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh theo hướng đa dạng hóa thị trường, chú trọng các mặt hàng chủ lực và tiềm năng, bên cạnh giữ vững thị trường truyền thống.
Ngoài ra, tỉnh cũng tổ chức các hoạt động xúc tiến thị trường trọng điểm TP. Hồ Chí Minh, miền Trung, Tây Nguyên, Hà Nội các mặt hàng: nông sản, thủy sản, sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phát triển thị trường biên giới Campuchia để góp phần đẩy mạnh và tạo thuận lợi cho xuất khẩu.