Mỗi tháng, 19.200 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
Gần 43.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong tháng đầu năm 2023 Doanh nghiệp bất động sản giải thể nhiều song không còn “hoang mang” |
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 4, cả nước có gần 16.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 12,3% so với tháng trước và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, còn có 9.610 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 52,9% so với tháng trước và tăng 36,6% so với cùng kỳ năm 2022.
Tuy nhiên, có tới 7.163 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 72,7% so với tháng trước và 5.837 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 69,1%. Hơn 1.500 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung 4 tháng đầu năm, cả nước có 78.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 19.700 doanh nghiệp.
Trong khi đó, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường từ đầu năm đến nay là 77.000 doanh nghiệp, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, bình quân một tháng có 19.200 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
4 tháng, 77.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường |
Tương ứng với tình trạng “sức khoẻ” doanh nghiệp không thực sự tốt, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 4 tháng đầu năm 2023 ước tính giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 7,8%). Trong đó, ngành khai khoáng giảm 2,8%, làm giảm 0,5 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành chế biến, chế tạo giảm 2,1%, làm giảm 1,5 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 0,5%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,5%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 52 địa phương và giảm ở 11 địa phương trên cả nước. Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/4/2023 tăng 0,7% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 3,5% so với cùng thời điểm năm trước.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 52 địa phương và giảm ở 11 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao. Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm.
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/4/2023 tăng 0,7% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 3,5% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,1% và giảm 1,3%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,4% và giảm 2,7%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,9% và giảm 4,1%.
Tiếp đà giảm của 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 4/2023 ước đạt 53,57 tỷ USD, giảm 7,7% so với tháng trước và giảm 18,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 210,79 tỷ USD, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 11,8%; nhập khẩu giảm 15,4%. Điểm sáng duy nhất là trong bức tranh xuất nhập khẩu 4 tháng là cả ước tính xuất siêu 6,35 tỷ USD.
Cụ thể, 4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 108,57 tỷ USD, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong 4 tháng có 20 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 83,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 05 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 57,4%).
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 102,22 tỷ USD, giảm 15,4% so với cùng kỳ năm trước, có 19 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 75,8% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 02 mặt hàng nhập khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 37,1%).
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm 2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 28,4 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 33,3 tỷ USD.
Trước tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, theo định hướng của Chính phủ, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khôi phục tăng trưởng xuất nhập khẩu.
Trong đó, các đơn vị thuộc Bộ luôn bám sát tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn phát sinh. Đồng tình và đề xuất với Chính phủ và các đơn vị liên quan về các giải pháp giãn, hoãn thời giãn nộp các loại thuế.
Đồng thời yêu cầu các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tăng tốc cung cấp thông tin, kết nối đối tác sở tại nhằm mở rộng khả năng tiếp cận thị trường, tăng xuất khẩu cho doanh nghiệp trong nước.
Bộ Công Thương cũng đang nỗ lực hoàn thiện các chính sách với định hướng “mở” nhất nhằm tạo cơ chế thuận lợi cho doanh nghiệp, khuyến khích sản xuất, xuất khẩu