Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình): Triển khai nhiều mô hình hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Quảng Bình: 14 chương trình, dự án cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Bình: Khẩn trương triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc |
Nơi đây từng là cái nôi của phong trào “Quảng Bình quật khởi” trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Ngày nay, bộ mặt nông thôn, miền núi huyện Minh Hóa đã thực sự đổi thay nhờ thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719).
![]() |
Bộ mặt nông thôn, miền núi huyện Minh Hóa đã thực sự đổi thay (Ảnh: T.H) |
Với tổng nguồn vốn hơn 248 tỷ đồng được tỉnh giao trong 02 năm 2022 và 2023, huyện Minh Hóa đã thực hiện 10 dự án của Chương trình. Nhờ đó, các chỉ tiêu về giao thông, trường học, nhà văn hóa cơ bản đạt theo kế hoạch. Hiện 100% số xã có đồng bào DTTS sinh sống ở huyện Minh Hóa đều có đường giao thông kiên cố nối với vùng trung tâm xã; khoảng 80% thôn, bản có đồng bào DTTS sinh sống có đường giao thông được kiên cố hóa bằng bê tông hoặc đất cấp phối, góp phần đáp ứng tốt cho nhu cầu đi lại, giao thương giữa các vùng miền. Hệ thống trường cơ bản được xây dựng kiên cố, khang trang, đáp ứng 80% nhu cầu học tập của con em vùng DTTS. 100% trạm y tế cho các xã có đồng bào DTTS sinh sống và 3 trạm quân dân y kết hợp (tại các xã Thượng Hóa, Dân Hóa, Trọng Hóa) để tăng cường nhiệm vụ chăm sóc y tế cho bà con DTTS; 90% bà con được dùng điện thắp sáng; 60% thôn, bản có nhà văn hóa để sinh hoạt...
![]() |
Đồng bào Rục ở xã Thượng Hóa làm đất, gieo lúa vụ Đông Xuân (Ảnh: Đinh Thị Huyền) |
Đặc biệt, các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đang được các xã vùng cao, biên giới triển khai đồng bộ, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS nơi đây.
Xã Trọng Hóa là xã vùng biên có gần100% đồng bào Chứt sinh sống. Thực hiện Tiểu dự án 2, thuộc Dự án 3 Chương trình MTQG 1719 về hỗ trợ các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, xã Trọng Hóa đã xây dựng Dự án nuôi dê cỏ sinh sản triển khai trong phạm vi 21 hộ đồng bào Chứt. Dự án có tổng kinh phí gần 400 triệu đồng, trong đó nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719 đầu tư gần 300 triệu đồng, vốn đối ứng của người dân tham gia mô hình 100 triệu đồng. Theo đó, mỗi hộ gia đình tham gia dự án sẽ được cấp 4 con dê giống, trong đó có 3 dê cái và 1 dê đực. Khi tham gia dự án, các hộ gia đình được hỗ trợ dê giống, được chuyển giao kỹ thuật nuôi dê giúp tăng hiệu quả kinh tế.
Tại bản Lòm, dự án trồng lúa nước có quy mô 6 ha với tổng mức đầu tư hơn 5 tỷ đồng cũng đang gấp rút được triển khai giai đoạn 2. Khi dự án hoàn thành, trung bình mỗi hộ gia đình sẽ được cấp 1,5 sào đất trồng lúa nước. Tại vùng người Mày của hai bản Dộ - Tà Vờng cũng triển khai các mô hình lúa nước với diện tích 6 ha.
Là một xã biên giới, rẻo cao của huyện Minh Hóa, Thượng Hóa đã xây dựng mô hình lúa nước tại vùng đồng bào Rục với diện tích 4 ha. Hàng loạt mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, kết hợp trồng, bảo vệ rừng với trồng lúa, hoa màu và chăn nuôi gia súc, gia cầm... được đồng bào hưởng ứng, góp phần hình thành kinh tế hộ gia đình, gắn sản xuất với thị trường. Đặc biệt, thông thương thuận tiện đã giúp đồng bào Rục có cơ hội hòa nhập với cộng đồng. Từ đây, các sản vật của Thượng Hóa đã trở thành sản phẩm đặc sản được giới thiệu khắp các vùng khác trong tỉnh Quảng Bình.
Tại xã Hóa Sơn đã xây dựng thành công mô hình tổ hợp tác chăn nuôi bò tại vùng đồng bào DTTS. Theo đó, Nhà nước hỗ trợ 3 triệu đồng/hộ để xây chuồng và hỗ trợ 120 triệu đồng mua 12 con bò lai Sind để thành lập tổ hợp tác chăn nuôi bò bản Lương Năng. Kể từ khi đi vào hoạt động cho tới nay, toàn bộ 10 thành viên của tổ hợp tác đã có thu nhập ổn định từ chăn nuôi bò sinh sản.
Hóa Sơn còn xây dựng 7 tổ hợp tác trồng bưởi da xanh (hỗ trợ 20 - 34 triệu đồng/mô hình và mỗi tổ hợp tác không quá 300 triệu đồng). Toàn bộ kinh phí hỗ trợ đều được dùng vào việc tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi da xanh, mua cây giống, máy bơm, cọc rào, dây thép gai, ống nước, kéo cắt tỉa cây, phân bón... Xã đứng ra ký hợp đồng với một doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra nên bà con tham gia mô hình yên tâm mở rộng diện tích.
Việc triển khai các mô hình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện Minh Hóa bước đầu đã thu được kết quả đáng ghi nhận, góp phần giúp các hộ đồng bào dân tộc có cơ hội vươn lên thoát nghèo bền vững. |
Tin mới cập nhật

Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
Tin khác

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục
