Mẹo hay chữa cảm cúm hiệu quả tại nhà
Hiệu quả của sữa chua uống Vinamilk Probi với bệnh cảm cúm Cảm cúm lúc giao mùa - Lưu ý khi dùng thuốc Đà Nẵng: Lá xông, thảo dược xông hơi ngừa cảm cúm đắt khách |
Cảm cúm dễ lây lan nhanh và thường xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau nhức, ho khan, mệt mỏi…khiến mọi người khó chịu khi nhiễm phải bệnh.
Trong đa số các trường hợp, cảm cúm có thể tự khỏi sau khi sử dụng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ, điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống… Tuy nhiên, nếu xuất hiện các dấu hiệu trở nặng, người bệnh cần đến trung tâm y tế gần nhất để thăm khám và điều trị cúm kịp thời, tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Hình minh họa |
Với các trường hợp bệnh nhân mắc phải có triệu chứng nhẹ, bệnh cúm có thể hoàn toàn chữa khỏi tại nhà với những mẹo nhỏ hiệu quả sau:
1. Uống thuốc trị cúm
Sử dụng thuốc trị cúm trong trường hợp người bệnh muốn giảm nhanh các triệu chứng cúm hoặc khi tình trạng bệnh tiến triển xấu khi trị cúm tại nhà. Người bệnh nên được chỉ định dùng thuốc từ các bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Một số loại thuốc dùng chữa cúm tại nhà phổ biến có thể kể đến như: Paracetamol, Aspirin, Codein, Ambroxol, Natribenzoat, Diphenhydramine, Ibuprofen, Phenylephrine, Fexofenadine, Loratadine.
2. Tăng độ ẩm cho môi trường xung quanh
Sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng thêm độ ẩm trong nhà và nơi làm việc, giúp giảm virus cúm trong không khí là cách chữa cúm tại nhà hiệu quả. Ngoài ra, không khí ẩm còn giúp người bệnh giảm các triệu chứng nghẹt mũi, đau họng.
Sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng thêm độ ẩm |
3. Xông hơi để chữa bệnh cúm tại nhà
Bạn có thể áp dụng phương pháp xông lá để gia tăng hiệu quả, với các nguyên liệu sau: Lá tre, lá sả, lá bưởi, tía tô, ngải cứu, hương nhu, bạc hà mỗi thứ 10 – 20g hoặc một nắm to. Lá tre có tác dụng giải nhiệt, tiêu đờm, sát khuẩn; sả có công dụng làm ấm bụng, sát khuẩn, tiêu đờm; lá bưởi giải cảm tiêu thực, trị ho, sốt, đau đầu; hương nhu trị cảm, sốt, nhức đầu, làm ra mồ hôi; tía tô khu phong trừ hàn; bạc hà sát khuẩn, chống viêm.
Những thảo dược làm nồi lá xông hiệu quả |
Trừ lá bạc hà, tất cả các loại lá còn lại rửa sạch rồi cho vào nồi xâm xấp nước, đun lửa sôi trong khoảng 10 phút. Khi chuẩn bị xông cho bạc hà vào rồi đun tiếp 1-2 phút.
4. Súc miệng, vệ sinh mũi với nước muối
Nước muối loãng có tác dụng diệt khuẩn và sát trùng cao. Súc miệng bằng nước muối khi bị cúm còn giúp loại bỏ chất nhầy tích tụ sau cổ họng đặc biệt là khi thực hiện động tác ngửa cổ súc miệng. Kiên trì súc nước muối trong nhiều ngày liên tiếp giúp giảm nhanh các triệu chứng đau họng, rát cổ, viêm nhiễm cổ họng.
Súc miệng bằng nước muối giúp giảm nhanh các triệu chứng đau họng |
5. Dùng thức ăn dạng lỏng và ấm
Người mắc cúm có thể sốt, ho, đau đầu, đau họng, mệt mỏi toàn thân… Các triệu chứng có thể khiến người bệnh mệt mỏi, cảm thấy chán ăn. Nên ăn những món ăn dễ tiêu hóa và ấm như các món canh, cháo hoặc súp.
Canh, cháo, súp là món ăn dễ ăn và dễ tiêu hóa, nguyên liệu nấu cũng rất đa dạng như thịt bò, thịt gà, rau xanh, nấm,… Một bát cháo, canh hoặc súp ấm, thơm ngon vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa bổ sung nước, làm dịu đau họng, giảm nghẹt mũi.
6. Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu
Khi mắc cúm, người bệnh cần thay đổi thói quen hàng ngày bao gồm cả chế độ ăn uống. Trong đó, bia, rượu là những loại đồ uống cần tránh xa.
Cụ thể, cồn trong bia, rượu có thể gây nên tình trạng mất nước cho cơ thể, từ đó khiến các triệu chứng nghẹt mũi, đau họng tiến triển tệ hơn. Đặc biệt, người bệnh cúm tuyệt đối không uống rượu khi đang sốt.
7. Uống nhiều nước để chữa cúm nhanh nhất
Cảm cúm có thể khiến cơ thể mất nước. Do đó, hãy đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể với nước lọc, nước trái cây hoặc đồ uống bổ sung chất điện giải. Trà thảo dược mật ong có thể làm dịu cơn đau họng. Nên tránh đồ uống có chứa caffeine vì chúng có tác dụng lợi tiểu, khiến cơ thể mất nước nhiều hơn. Nếu cảm thấy buồn nôn, bạn nên uống nước với từng ngụm nhỏ.
Cảm cúm mùa là căn bệnh thường gặp, ít gây biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây là căn bệnh không thể xem thường đặc biệt là ở nhóm người cao tuổi, có bệnh lý nền. 70-85% các trường hợp tử vong có liên quan đến cúm mùa thường xảy ra ở những người từ 65 tuổi trở lên, 50-70% trường hợp nhập viện có liên quan đến cúm mùa xảy ra ở nhóm này. Ngoài ra, những triệu chứng kéo dài gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng cuộc sống và công việc. Do đó, người dân nên chủ động phòng ngừa bệnh bằng việc tiêm vắc xin phòng cúm mỗi năm và chú ý cẩn thận giữ sức khỏe trong thời tiết giao mùa này. |