Lựa chọn đạm thực vật cho sức khỏe mỗi ngày
Những tác dụng tuyệt vời của dầu dừa với sức khỏe và sắc đẹp Lợi ích "vàng" cho sức khỏe của chanh dây Lợi ích bất ngờ cho sức khỏe của loại rau mùa đông ít người biết |
Chất đạm là một chất hữu cơ giàu dinh dưỡng có trong cả động vật và thực vật, nó cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể và là thành phần cấu tạo của phần lớn các cơ quan trong cơ thể kể cả nội tiết tố, huyết cầu và enzym cho cơ thể. Hiểu được vai trò của đạm thực vật hay protein thực vật là gì có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cân bằng được thực phẩm với dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày.
Đạm thực vật có chứa ít hàm lượng chất béo và cholesterol nên rất tốt cho tim mạch |
Đạm thực vật là một loại chất đạm được tìm thấy trong thực vật. Đạm thực vật có chứa ít hàm lượng chất béo và cholesterol nên rất tốt cho tim mạch.
Nếu như đạm động vật có nhiều trong các loại cá, thịt, trứng, sữa... thì đạm thực vật lại được tìm thấy nhiều trong vừng, đậu xanh, đậu phụ, đậu nành, rau xanh...
Việc cân bằng đạm thực vật và đạm động vật trong chế độ ăn hằng ngày là một điều vô cùng cần thiết để có được một cơ thể khỏe mạnh.
Lợi ích của đạm thực vật
Đạm thực vật mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Theo thông tin từ trang Hello Bacsi, đạm thực vật có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch, làm hạn chế lượng cholesterol xấu có trong máu, từ đó giúp cho tim mạch luôn được khỏe mạnh.
Không chỉ vậy, đạm thực vật còn giúp cải thiện sức khỏe rất hiệu quả. Thường xuyên áp dụng chế độ ăn uống có chứa đạm thực vật, cơ thể bạn sẽ khỏe mạnh và được thanh lọc hơn rất nhiều.
Những thực phẩm giàu đạm thực vật
Đậu lăng: Trong 1 chén đậu lăng có chứa tới 18g chất đạm. Ngoài ra, đậu lăng còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như kali, kẽm, phốt pho, folate,...
Hạnh nhân: Hạnh nhân chứa nhiều chất xơ, vitamin E, magie và đặc biệt là chất đạm. Trong 25 hạt hạnh nhân có chứa khoảng 6.05g chất đạm.
Vì có chứa nhiều chất dinh dưỡng nên ăn hạnh nhân giúp bạn no lâu hơn. Bởi vậy, loại hạt này là một lựa chọn lý tưởng cho những bữa ăn nhẹ hằng ngày.
Súp lơ xanh: Súp lơ xanh là nguồn cung cấp chất đạm rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, loại rau này cũng chứa rất nhiều vitamin A, vitamin C và folate.
Hạt chia: Trong 2 thìa hạt chia có chứa khoảng 6g chất đạm. Ngoài ra, hạt chia cũng chứa rất nhiều axit alpha linolenic - một loại axit béo có khả năng đốt cháy lượng chất béo dư thừa trong cơ thể.
Sữa thực vật: Sữa thực vật là nguồn bổ sung chất đạm rất tốt cho mọi chế độ ăn uống. Sữa đậu nành nguyên chất là loại sữa cung cấp nhiều đạm nhất (có khoảng 4 - 8g chất đạm trong 226g sữa đậu nành nguyên chất).
Hạt bí ngô: Hạt bí ngô là một loại thực phẩm chứa rất nhiều đạm thực vật. Không chỉ vậy, hạt bí ngô còn rất giàu chất chống oxy hóa, có khả năng kháng viêm và ngăn ngừa các bệnh ung thư.
Quả bơ: Trung bình mỗi quả bơ có chứa khoảng 2g chất đạm. Ngoài chất đạm thì loại quả này cũng chứa một loại chất béo không bão hòa, có khả năng kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Yến mạch: Yến mạch giàu vitamin, magie, mangan, sắt, kẽm,... Sử dụng yến mạch phù hợp sẽ giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, đồng thời có thể hỗ trợ giảm cân và giúp kiểm soát đường huyết.
Một chế độ ăn khỏe mạnh là cần phải đảm bảo hàm lượng protein thiết yếu mà không có thêm chất béo và cholesterol. Việc cân bằng protein thực vật và động vật là vô cùng cần thiết. Bên cạnh việc đảm bảo cung cấp hàm lượng protein thực vật và động vật mỗi ngày qua thực phẩm và thực phẩm bổ sung thì cũng cần chú trọng cung cấp cho cơ thể đầy đủ nước, khoáng chất, vitamin, chất bột đường và chất béo, đồng thời duy trì tinh thần lạc quan, tập thể dục thể thao đều đặn để duy trì một sức khỏe bền lâu. |