Lãi suất huy động trái phiếu Chính phủ qua đấu thầu tiếp tục tăng
Tháng 10/2022, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tổ chức 30 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ bao gồm 10 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành và 20 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ bảo lãnh do Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành.
Tổng khối lượng trái phiếu huy động thành công đạt 31.450 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ trúng thầu là 55,66%, nâng tổng giá trị huy động trong năm 2022 của Kho bạc Nhà nước đạt 139.432 tỷ đồng, đạt 34,86% kế hoạch và Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 12.300 tỷ đồng, đạt 60,29% kế hoạch.
![]() |
Trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 15 năm tiếp tục chiếm tỷ trọng cao, lần lượt 46,42% và 31,96%.
Tuy nhiên, lãi suất trúng thầu kỳ hạn 10 năm và 15 năm có mức tăng lần lượt là 100 và 80 điểm cơ bản so với cuối tháng 9, lên mức 4%/năm và 4,1%/năm.
Ngân hàng Chính sách xã hội huy động thành công trái phiếu kỳ hạn 3 năm và 5 năm với mức lãi suất lần lượt là 4,7% và 4,8% tại phiên cuối tháng 10.
Trên thị trường thứ cấp tháng 10/2022, thị trường trái phiếu Chính phủ ghi nhận sự sụt giảm về giá trị giao dịch với mức giảm 40,4%, đạt giá trị giao dịch bình quân 3.847 tỷ đồng/phiên; trong đó, giao dịch mua bán thông thường (giao dịch Outright) giảm 16,49% và giao dịch Repos (hợp đồng mua lại) giảm 57,68%.
Về lợi suất giao dịch, lợi suất giao dịch bình quân của trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành chủ yếu tăng ở các kỳ hạn từ ngắn đến dài; trong đó, tăng nhiều nhất ở các kỳ hạn 25-30 năm, 2 năm và 1 năm, tăng tương ứng 40,56%; 31,16% và 22,49% so với cùng kỳ tháng trước và hiện đang đạt mức lợi suất bình quân tương ứng khoảng 5,21%; 4,37% và 4,05%.
Điều này cho thấy xu hướng lợi suất giao dịch công cụ nợ của Chính phủ nói chung diễn ra theo xu hướng tăng.
Về kỳ hạn giao dịch, với giao dịch Outright, kỳ hạn 7-10 năm và 20-25 năm có tỷ trọng giao dịch lớn nhất, lần lượt chiếm 22,30% và 11,57% so với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.
Đối với giao dịch Repos, các kỳ hạn 7-10 năm và 10-15 năm được giao dịch nhiều nhất, với tỷ trọng giao dịch so với toàn thị trường lần lượt là 13,10% và 11,21%, cho thấy các công cụ nợ trung-dài hạn từ 7 năm trở lên được thị trường quan tâm./.
Tin mới cập nhật

Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc cấp phép sàn Forex?

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

An toàn hệ thống tín dụng: Cần đòn bẩy pháp lý mới

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất khó tiếp cận tín dụng xanh

Những cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng nhanh nhất

Infographic | Những ngân hàng nào giảm lãi suất huy động?

Chuyên gia dự báo ‘nóng’ về xu hướng tỷ giá 2025

Cải thiện ‘sức khỏe’, ngân hàng đua hút vốn ngoại

Infographic | Top ngân hàng có lợi nhuận cao nhất năm 2024

Kiều hối sẽ đạt mức kỷ lục trong năm 2024?
Tin khác

Nhận định chứng khoán 26/12: Cổ phiếu ngân hàng có tiếp tục hút dòng tiền?

Cần Thơ: Bước tiến trong phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Ngân hàng Việt Nam Hiện Đại - MBV kiện toàn bộ máy lãnh đạo

Đổi mới chiến lược phòng chống rủi ro gian lận tài chính với AI/ML

Ngân hàng vào mùa ‘hút’ kiều hối

Ngân hàng đẩy mạnh cho vay trực tuyến, phê duyệt hồ sơ chỉ trong vài phút

Triển khai xác thực sinh trắc học, số lượng vụ lừa đảo đã giảm đến 50%

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thanh tra, kiểm soát thị trường vàng

Một số diễn biến mới tại cổ phiếu của ACB

Bac A Bank gửi ngàn quà tặng cực chất tri ân chủ thẻ tín dụng nhân dịp mừng sinh nhật 30 năm
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
