Khẳng định vị thế của Việt Nam trong hội nhập kinh tế

Với vị thế và uy tín quốc tế ngày càng được khẳng định, Việt Nam đang bước sang một giai đoạn tham gia, liên kết kinh tế quốc tế bằng một tâm thế hoàn toàn mới.
Việt Nam vững vàng hội nhập kinh tế quốc tế Sau 3 năm, Hiệp định CPTPP đã đưa Việt Nam lên một vị thế mới trong hội nhập kinh tế quốc tế

Với việc chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, đến nay Việt Nam có hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực. Trong đó chúng ta tham gia vào 17 Hiệp định Thương mại tự do (FTA); thiết lập quan hệ kinh tế với khoảng 230 nước và vùng lãnh thổ, cũng như là đối tác chiến lược của 17 quốc gia,... Vị thế này đang và sẽ tạo ra những động lực vượt trội giúp đất nước hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng, tiếp tục đổi mới toàn diện, vững bước tiến lên phát triển trong giai đoạn mới bằng nhiều thành tựu to lớn sau 36 năm đổi mới và 16 năm gia nhập WTO.

Sản xuất tại Công ty Ván ép cơ khí xây dựng Nhật Nam, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. (Ảnh TIỂU MY)
Sản xuất tại Công ty Ván ép cơ khí xây dựng Nhật Nam, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. (Ảnh Tiểu My)

Với vị thế và uy tín quốc tế ngày càng được khẳng định, Việt Nam đang bước sang một giai đoạn tham gia, liên kết kinh tế quốc tế bằng một tâm thế hoàn toàn mới, tự tin hội nhập liên kết kinh tế toàn cầu gắn với tự lực, tự cường nhằm nâng tầm vị thế của nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế.

Thành tựu đáng mừng

Giai đoạn 2020-2022 xảy ra nhiều biến động khiến cho nền kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, rủi ro, đi kèm suy thoái và khó khăn. Thế nhưng, tại báo cáo rà soát thống kê thương mại thế giới năm 2020 của WTO đã ghi nhận trong số 50 quốc gia có nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới, Việt Nam được xem có mức tăng trưởng lớn nhất khi dịch chuyển từ vị trí 39 (năm 2009) lên vị trí tốp 20 (năm 2020) nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Theo đánh giá và xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), trong 10 năm, chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam đã cải thiện 13 bậc, từ 68/131 (năm 2007) lên 55/137 (năm 2017). Về thương mại, nếu như năm 2006 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam chỉ đạt 84,7 tỷ USD (trong đó, xuất khẩu đạt 39,8 tỷ USD và nhập khẩu là 44,9 tỷ USD) thì đến hết năm 2022, lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vượt mốc 700 tỷ USD, đạt hơn 732,5 tỷ USD, tăng khoảng 9,5% so năm 2021 (668,5 tỷ USD). Trong đó, xuất khẩu đạt khoảng 371,5 tỷ USD tăng khoảng 10,6%, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao (kế hoạch tăng 8%).

Đặc biệt cán cân thương mại cũng được cải thiện rõ rệt, từ việc nhập siêu nhiều năm liên tiếp, đến năm 2016 luôn đạt thặng dư với mức giá trị tăng dần qua các năm, từ 1,77 tỷ USD (năm 2016) tăng lên 19 tỷ USD (năm 2020). Năm 2022 ghi nhận là năm thứ 7 liên tiếp Việt Nam xuất siêu với thặng dư thương mại hơn 11 tỷ USD, góp phần tích cực nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế. Bên cạnh đó, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu cũng có sự cải thiện liên tục theo hướng tích cực khi giảm xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Theo đó, tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 80,3% (năm 2016) lên mức 89,2% (năm 2021). Số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD tăng nhanh từ 9 mặt hàng năm 2006 lên 36 mặt hàng vào năm 2022. Trong đó có 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư FDI, từ việc thu hút 64 tỷ USD vốn FDI (năm 2008), đến hết năm 2022, con số này đã đạt gần 439 tỷ USD với 36.278 dự án đến từ hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ,...

Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (Thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-VCCI) Nguyễn Thị Thu Trang cho rằng, những kết quả trên đạt được phần lớn nhờ việc mạnh dạn mở cửa nền kinh tế Việt Nam với việc gia nhập WTO và tham gia vào các FTA. Thông qua các FTA giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn, tạo sự chuyển hướng cũng như đa dạng các mối quan hệ thương mại; giúp khẳng định vị thế là một trong những quốc gia có trao đổi thương mại và thu hút vốn FDI lớn nhất thế giới, cải thiện thứ hạng tăng trưởng của nền kinh tế với cơ cấu kinh tế-xã hội giữ được sự ổn định và phát triển. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Thu Trang cũng chỉ ra: "Cơ hội trong tiến trình hội nhập bao giờ cũng đan xen với những thách thức, đòi hỏi hàng hóa Việt Nam phải vươn lên tầm thế giới. Hội nhập và các FTA chỉ là điều kiện, "bệ phóng" để chúng ta phát triển hiệu quả theo hướng bền vững. Để khai thác được các ưu đãi đó thì nội lực của nền kinh tế và doanh nghiệp phải được cải thiện".

Tận dụng mọi cơ hội

Có thể nói, các FTA đã và đang mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, là cơ hội kết nối, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19, các FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP, UKVFTA, RCEP đã trở thành "liều thuốc" tiếp sức cho kinh tế Việt Nam phục hồi sau đại dịch; bởi phần lớn dòng chảy thương mại hàng hóa của Việt Nam đến từ các đối tác trong FTA và việc giao dịch thương mại với các thị trường này là một trong những động lực lớn cho tăng trưởng sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với các thị trường đối tác FTA đạt 480 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2020 và chiếm gần 72% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với toàn thế giới. Trong đó, xuất khẩu đạt 212,9 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2020, chiếm 63% kim ngạch xuất khẩu; nhập khẩu đạt 267,2 tỷ USD, tăng 26,7%, chiếm 80% kim ngạch nhập khẩu.

Mặc dù các kết quả thực thi FTA từ góc độ xuất khẩu là rất tích cực, nhưng theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) Nguyễn Thị Cẩm Trang, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa tận dụng được các FTA như kỳ vọng. Chẳng hạn, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trung bình đi các thị trường FTA luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung. Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong hai năm 2020-2021, tăng trưởng xuất khẩu đi các thị trường FTA là 10,3%/năm, thấp hơn so với mức 13%/năm của xuất khẩu đi toàn thế giới. Tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan FTA đang có xu hướng giảm (từ mức kỷ lục 39,7% năm 2017 giảm dần xuống mức 32,7% năm 2021) và diễn tiến không ổn định với từng FTA. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp dường như chưa có chiến lược cụ thể cho việc tận dụng các ưu đãi. Kết quả khảo sát của VCCI năm 2022 cũng cho thấy, hơn 46% số doanh nghiệp được hỏi cho biết gặp trở ngại về năng lực cạnh tranh; hơn 40% doanh nghiệp thiếu thông tin cụ thể về các cam kết và cách thức áp dụng FTA; gần 47% doanh nghiệp lo ngại các yếu tố biến động của thị trường. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tiếp tục tìm hiểu, khai thác tối đa các lợi thế từ FTA và ứng dụng chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu; đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra sản phẩm chất lượng cao đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường thế giới,...; nhất là việc phải theo dõi sát diễn biến thị trường, chủ động đánh giá các tác động đến sản xuất, xuất nhập khẩu để kịp thời có sự điều chỉnh, ứng phó thích hợp.

Phải nhìn nhận thực tế, từ sau khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đến nay, tăng trưởng xuất khẩu tuy nhanh nhưng chưa bền vững, rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài. Hơn nữa, phần lớn sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là gia công; các doanh nghiệp FDI thích ứng và tận dụng ưu đãi từ FTA tốt hơn. Ngoài ra, những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn của Việt Nam đều hạn chế về năng suất, diện tích, khả năng khai thác (nông, lâm, thủy sản và khoáng sản) hoặc phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ, nguyên liệu hay thị trường ngoài nước nên giá trị gia tăng thấp (dệt may, da giày). Do đó, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập Nguyễn Thị Thu Trang đề xuất, Chính phủ cần tiếp tục thúc đẩy hỗ trợ thông qua những cơ chế, chính sách ưu đãi; ban hành ngay các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi, cụ thể hóa các cam kết hội nhập nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp chớp thời cơ, cơ hội trong thương mại quốc tế một cách toàn diện, đồng bộ. Hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế đi liền với tăng trưởng bền vững, góp phần mở rộng quan hệ thương mại trong tương lai. Mặt khác, đứng trước "cánh cửa" hội nhập, sự chủ động của mỗi doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ cam kết trong các FTA, có sự chuẩn bị, hành động phù hợp để tận dụng tối đa các cơ hội cũng như xử lý các thách thức nếu xảy ra. Quan trọng nhất, doanh nghiệp cần tập trung nâng cao năng lực để có đủ nền tảng, sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, nhưng cũng cần đề cao các yêu cầu chất lượng, phòng vệ thương mại, tránh để hàng hóa bị trả về vì không đáp ứng tiêu chuẩn hoặc bị khởi kiện,...

nhandan.vn

Tin mới cập nhật

Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Cho đến nay, Việt Nam đã ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa với tư cách thành viên ASEAN vừa với tư cách một bên độc lập, độ phủ hầu hết các châu lục.
Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản Khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi và tận dụng các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (FTA).
Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Hiệp hội Thương mại quốc tế của Hàn Quốc (KITA) cho biết, năm 2023, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc.
Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Đây là nhận định của các chuyên gia sau 2 năm Việt Nam thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

So với các hiệp định thương mại tự do khác, Hiệp định EVFTA đã thể hiện rõ quan điểm, cam kết gắn phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm.
Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Nhờ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu giày dép sang EU đang có tín hiệu phục hồi, trong đó Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU
Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Hội thảo Sản xuất hàng hoá không gây mất rừng theo quy định của Liên minh châu Âu (EUDR) vừa được tổ chức tại Nghệ An nhằm thực hiện cam kết của EVFTA.
Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Tham gia Hiệp định EVFTA giúp cho hệ thống luật về lao động của Việt Nam không ngừng hoàn thiện và tiệm cận các quy định với tiêu chuẩn thế giới.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Việc thúc đẩy thực thi các cam kết về lao động trong EVFTA là điều tất yếu đối với doanh nghiệp xuất khẩu và ngành Da giày.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Để tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA, những vấn đề về phòng vệ thương mại của thị trường EU doanh nghiệp cần quan tâm để giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Tin khác

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thị trường EU đang đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao đối với hàng hoá nhập khẩu, nên nếu doanh nghiệp Việt Nam không thích ứng thì các lợi thế sẽ suy giảm.
Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA đặt ra các tiêu chuẩn, quy định về lao động vì thế để thực thi FTA này hiệu quả, Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động.
Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU đưa ra những quy định nhập khẩu bắt buộc rất khắt khe đối với thực phẩm, trong đó có gia vị, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm.
Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Châu Âu đang dần quy định hóa các chính sách trong Thỏa thuận Xanh, dự báo sẽ ảnh hưởng đáng kể tới xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Các hoạt động hỗ trợ còn dàn trải, không tập trung vào các ngành hàng, lĩnh vực thế mạnh của địa phương khiến cho việc tận dụng Hiệp định EVFTA còn khiêm tốn.
Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Hiện còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp khai thác xuất khẩu gỗ sang thị trường Hà Lan, nhất là trong bối cảnh Hiệp định EVFTA đang được thực thi.
Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó khăn trong xuất khẩu vào thị trường EU nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn xanh đang ngày càng được nâng cao.
Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đang được thực thi tiếp tục góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU.
Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8/2020 với nhiều ưu đãi đang tiếp tục tạo cơ hội cho hàng thủy sản Việt Nam sang EU.
Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam

Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam

EU luôn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam. Đặc biệt, trong Hiệp định EVFTA, giày dép là một trong các mặt hàng có nhiều ưu đãi.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 21/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 21/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 24/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 24/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024: Tiếp tục tăng "dựng đứng", chạm mức 95.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024: Tiếp tục tăng "dựng đứng", chạm mức 95.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 19/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 19/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 23/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 23/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024: Giá dầu thế giới “áp sát” mức thấp nhất liên tiếp 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024: Giá dầu thế giới “áp sát” mức thấp nhất liên tiếp 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024, giá dầu thế giới vẫn giữ mức thấp nhất 3 tuần gần đây với dầu WTI ở mốc 82,51 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 86,97 USD/thùng.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024, giá dầu thế giới giảm đồng loạt trước tình hình Trung Đông hạ nhiệt, theo đó dầu WTI giảm 0,35%, dầu Brent giảm 0,17%.
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 20/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 20/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024, giá dầu thế giới trải qua tuần giao dịch lao dốc, hiện tại dầu WTI ở mốc 83,24 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 87,39 USD/thùng.
Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 25/4/2024, giá dầu thế giới đồng loạt đảo chiều giảm với dầu WTI giảm 0,66%, dầu Brent giảm 0,41%.
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 25/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 25/4 thế nào?
Phiên bản di động