Hốt bạc nhờ kinh doanh ngành nghề “độc, lạ”
Một trong những ví dụ điển hình là Công ty Cổ phần Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái (Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái, mã CAP). Theo báo cáo tài chính vừa công bố (báo cáo tài chính quý I niên độ 2023 - 2024 (tính từ ngày 1/10/2023 - 31/12/2023), Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái đã đạt được những con số ấn tượng. Cụ thể, doanh thu thuần của công ty đạt 186 tỷ đồng, tăng khoảng 18% so với cùng kỳ, với mức trung bình khoảng 2 tỷ đồng mỗi ngày.
![]() |
Hoạt động kinh doanh vàng mã giúp Nông Lâm sản thực phẩm Yên Bái thu về hàng trăm tỷ đồng doanh thu mỗi năm. Ảnh minh hoạ |
Tuy nhiên, tăng giá vốn đã khiến biên lãi gộp thu hẹp từ 24% xuống còn 16%, tương ứng với lợi nhuận gộp là 30 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ. Sau khi trừ đi các chi phí, CAP đạt lợi nhuận sau thuế là 14 tỷ đồng, giảm khoảng 31% so với cùng kỳ niên độ trước.
Trong niên độ 2023 - 2024, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu 560 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ và lãi sau thuế kỳ vọng đạt ít nhất 70 tỷ đồng, giảm 39%. Tính đến cuối quý I, doanh nghiệp đã hoàn thành 33% kế hoạch doanh thu và 20% mục tiêu lợi nhuận.
Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái được thành lập từ năm 1972 và trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường. Năm 2004, doanh nghiệp thực hiện quá trình cổ phần hóa. Công ty có một loạt sản phẩm chủ lực, bao gồm giấy đế, giấy vàng mã, tinh bột sắn, bã sắn khô và tinh dầu quế.
Mặc dù đối mặt với những biến động trong giá vốn, nhưng CAP vẫn duy trì được truyền thống chi trả cổ tức với tỷ lệ cao. Niên độ 2021 - 2022, cổ đông đã nhận được cổ tức tỷ lệ 70%, trong đó 42% bằng tiền và 28% bằng cổ phiếu. Trong khi niên độ 2020-2021, tỷ lệ cổ tức là 100%, chia thành 50% bằng tiền và 50% bằng cổ phiếu.
Dù đối mặt với một số khó khăn, Công ty Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái tiếp tục đầu tư đa dạng hóa sản phẩm, kiên định mục tiêu duy trì sự ổn định trong chiến lược kinh doanh, nhằm đảm bảo lợi nhuận và sự bền vững trong tương lai.
Trong danh sách các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tâm linh, Công ty Cổ phần Phục vụ Mai táng Hải Phòng (Phục vụ Mai táng Hải Phòng, mã CPH) nổi bật với những kết quả kinh doanh khả quan.
Dù chưa có cập nhật kết quả kinh doanh mới nhất, nhưng báo cáo tài chính đã công bố gần nhất cho thấy Công ty Phục vụ Mai táng Hải Phòng đã đạt doanh thu thuần 152 tỷ đồng trong năm 2022, tăng 36% so với năm 2021. Trong số này, doanh thu từ bán hàng hóa chiếm phần lớn với 81 tỷ đồng, trong khi doanh thu từ cung cấp dịch vụ đạt gần 69 tỷ đồng và doanh thu từ bán thành phẩm hơn 2 tỷ đồng.
Lợi nhuận gộp của công ty cũng ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể, đạt 42 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ, và biên lợi nhuận gộp cũng đã cải thiện lên 27,5%. Trong đó, kinh doanh hàng hoá chiếm vai trò chủ yếu, mang về lợi nhuận gộp từ bán hàng là 37,6 tỷ đồng. Sau khi khấu trừ các chi phí, lợi nhuận sau thuế năm 2022 của CPH đạt 10,8 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước, và mỗi cổ phiếu có lợi nhuận (EPS) đạt 2.087 đồng/cổ phiếu.
Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của CPH đạt mức 172 tỷ đồng, trong đó tiền và các khoản tương đương tiền đạt gần 31 tỷ đồng. Tổng nợ của công ty duy trì ở mức 114 tỷ đồng, và đáng chú ý là công ty không sử dụng nợ vay. Công ty duy trì việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt khá đều đặn, với tỷ lệ 16,4% trong 4 năm qua, từ 2019 – 2022.
Mai táng Hải Phòng là doanh nghiệp hoạt động duy nhất trong lĩnh vực tang lễ trên sàn chứng khoán. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là buôn bán bình, quách, mộ đá và cung cấp dịch vụ tang lễ, cải táng, hỏa táng… Những năm qua doanh nghiệp tiếp tục thể hiện sự ổn định trong hoạt động kinh doanh. Công ty không chỉ tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn duy trì mức lợi nhuận ổn định và chi trả cổ tức đều đặn, tạo dựng niềm tin từ cổ đông.
Tin mới cập nhật

Ngân hàng giữ vai trò chủ lực trên thị trường trái phiếu

Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc cấp phép sàn Forex?

Tín dụng ngân hàng tiếp sức thị trường trái phiếu

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Thị trường chứng khoán kỳ vọng phục hồi mạnh trong tháng 5

Trái phiếu công chúng tăng vọt, ngân hàng chiếm thế áp đảo

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Trái phiếu doanh nghiệp đối mặt áp lực đáo hạn tăng

Cho vay chứng khoán quý I tăng mạnh, lập kỷ lục mới

Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới
Tin khác

An toàn hệ thống tín dụng: Cần đòn bẩy pháp lý mới

Quý I/2025, Google, Meta, Microsoft, TikTok... nộp 2.832 tỷ đồng tiền thuế

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 4/2025?

Điều gì khiến thanh khoản trái phiếu tháng 3 khởi sắc?

Nhóm ngành nào có thanh khoản tăng nổi bật trong tháng 3/2025?

Thị trường chứng khoán đối mặt thách thức và cơ hội mới

Tổng vốn đầu tư nước ngoài quý I/2025 tăng gần 35%

Việt Nam có gần 10 triệu tài khoản chứng khoán

Trái phiếu quý I: Phát hành mới giảm, giao dịch thứ cấp tăng

Thu thuế thương mại điện tử quý I/2025 vượt 34 nghìn tỷ đồng
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân
