Kỳ I: Từ Bajaraka đến Fulro

Hồ sơ Fulro - Bóng ma ám ảnh Tây Nguyên

.

.

Lật lại hồ sơ Fulro - Bóng ma ám ảnh Tây Nguyên, chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc những thông tin dù đã từng xảy ra trong quá khứ nhưng những bài học cảnh giác...
Bộ Công an: Vụ tấn công tại Đắk Lắk là khủng bố Vụ khủng bố tại Đắk Lắk: Tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện hoặc đứng sau sẽ xử lý tương xứng Hoa Kỳ bày tỏ quan điểm về vụ việc xảy ra tại Đắk Lắk

Hồ sơ Fulro - Bóng ma ám ảnh Tây Nguyên

Lật lại hồ sơ Fulro - Bóng ma ám ảnh Tây Nguyên, chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc những thông tin dù đã từng xảy ra trong quá khứ nhưng bài học cảnh giác thì luôn tươi mới mà vụ tấn công đẫm máu mới đây ở hai xã Ea Tiêu, Ea Ktur (huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) là một minh chứng đau lòng…

Fulro, dưới bàn tay giật dây của các thế lực thù địch với nước ta, là một tổ chức phản động cực kỳ nguy hiểm. Cái tên của tổ chức ấy gắn với sự đen tối, là bóng ma hãi hùng ám ảnh vùng đất Tây Nguyên trong nhiều thập niên qua. Mặc dù hiện nay, về cơ bản, tổ chức Fulro đã bị xóa sổ, nhưng tàn dư của nó vẫn chưa thực sự chấm dứt, vẫn tồn tại trong “vấn đề Tây Nguyên”, “âm mưu Tây Nguyên” thông qua các hình thức khác với thủ đoạn không kém phần tinh vi và tàn bạo.

Cuộc tấn công của những kẻ khát máu với sự chỉ đạo của tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài, vào trụ sở chính quyền và công an hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur (huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) vào lúc 1 giờ sáng ngày 11/6/2023 vừa qua gây nên sự hy sinh của 9 cán bộ, công an và người dân, gây sự bất ổn nghiêm trọng an ninh chính trị địa phương là một minh chứng rõ nét…

Với loạt bài hồ sơ-tư liệu “Fulro-bóng ma ám ảnh Tây Nguyên”, một lần nữa, chúng tôi xin góp một góc nhìn tái hiện phần nào hoạt động và bản chất của tổ chức tội ác này. Đồng thời xin được tôn vinh những chiến công của quân và dân Tây Nguyên trong sự nghiệp đấu tranh đầy cam go và mất mát, hy sinh nhằm chống lại những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, bảo vệ sự bình yên cho mảnh đất hùng vĩ trong lòng Tổ quốc…

Theo dòng lịch sử, tiền thân của tổ chức Fulro đã có từ thời đất nước ta còn chưa sạch bóng ngoại xâm. Nhiều tài liệu trong và ngoài nước thể hiện, với chủ trương đấu tranh bất bạo động yêu cầu chấm dứt mọi chính sách phân biệt đối xử đối với các sắc tộc thiểu số Việt Nam của nhà cầm quyền Ngô Đình Diệm.

Ngày 1/5/1958, một số trí thức người Tây Nguyên (từ dùng của thời kỳ đó là: người Thượng), do ông Y Bham Ênuôl người Ê Đê chủ xướng, đã thành lập một tổ chức có tên gọi BaJaRaKa. Mục tiêu kết nối các sắc tộc được cho là mạnh nhất và sinh sống lâu đời ở Tây Nguyên, BaJaRaKa là chữ viết tắt tên của bốn dân tộc chủ yếu: Bahnar (người Ba Na), Djarai (người Gia Rai), Rhadé (người Ê Đê) và Kaho (người Cờ Ho).

Chỉ sau hai tháng kể từ ngày thành lập, với chữ ký của ông Y Bham Ênuôl, ngày 25/7/1958, BaJaRaKa gửi thư đến Tòa đại sứ Pháp, Hoa Kỳ và Liên hợp quốc tố cáo những hành vi phân biệt sắc tộc của nhà cầm quyền và yêu cầu các cường quốc can thiệp để người Thượng được độc lập trong khối Liên hiệp Pháp hoặc dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ. Tiếp đó, các tháng 8 và 9 của năm này, BaJaRaKa tổ chức nhiều cuộc biểu tình thỉnh nguyện tại Buôn Ma Thuột, Kon Tum, Pleiku nhưng các cuộc biểu tình này đều bị trấn áp. Tất cả những người được cho là lãnh đạo của phong trào này đều bị bắt, trong đó có ông Y Bham Ênuôl.

Trước đó, từ năm 1956, thực thi mục tiêu chống cộng ráo riết, triệt để của Hoa Kỳ, các cố vấn quân sự Mỹ vào tận các buôn làng, đào tạo và trang bị vũ khí cho thanh niên Thượng. Họ tổ chức thành các đội Dân sự Chiến đấu Thượng (Civilian Indigenous Defense Group, CIDG) và Lực lượng Đặc biệt. Cuộc đảo chính của phe quân sự dưới sự hỗ trợ của CIA đã lật đổ chính thể họ Ngô vào năm 1963, với sự kiện này, tất cả những người lãnh đạo của BaJaRaKa được trả tự do.

Sau đó, nhằm giảm bớt sức ép chính trị, đồng thời thực hiện mưu đồ “dùng người Thượng cai trị người Thượng”, nhà cầm quyền Sài Gòn đã bổ nhiệm một loạt các thủ lĩnh của phong trào này vào các chức vụ chủ chốt ở các tỉnh Tây Nguyên. Trong đó, ông Y Bhăm Ênuôl trở thành Phó tỉnh trưởng tỉnh Đắk Lắk, ông Paul Nưr là Phó tỉnh trưởng tỉnh Kon Tum.

Hồ sơ Fulro - Bóng ma ám ảnh Tây Nguyên
Vũ khí của bọn Fulro

Tháng 3/1964, một lần nữa được sự ủng hộ của người Mỹ, những người lãnh đạo BaJaRaKa kết hợp với các sắc tộc Thượng khác và người Chăm tại duyên hải miền trung thành lập “Mặt trận Giải phóng Cao Nguyên” (FLHP). Thế nhưng, ngay từ khi thành lập, “mặt trận” này đã phân chia thành hai phe đối nghịch nhau: Phe ôn hòa do Y Bham Ênuôl đại diện và phe chủ trương bạo động do Y Dhơn Adrong cầm đầu.

Trong hai tháng 3 đến 5/1964, phe bạo động trong FLHP bị quân đội Sài Gòn mở các chiến dịch truy quét gắt gao phải chạy qua Campuchia lập căn cứ tại tỉnh Mondolkiri, cách biên giới nước ta 15 km. Tại căn cứ này, họ tiếp tục tuyển mộ thanh niên Thượng tham gia FLHP chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Ngày 19/9/1964, các toán biệt kích thuộc Lực lượng Đặc biệt và các đội Dân sự Chiến đấu Thượng nổi dậy đánh chiếm một số đồn ở Quảng Đức (nay là Đắk Nông) và Đắk Lắk giết chết 35 binh sĩ Ngụy, bắt sống quận trưởng Đức Lập; đánh chiếm đài phát thanh Buôn Ma Thuột và kêu gọi người dân tham gia nổi dậy thành lập quốc gia độc lập.

Ngày 20/9/1964, chuẩn tướng Vĩnh Lộc, Tư lệnh Vùng II Chiến thuật đã lệnh cho Sư đoàn 23 bộ binh cùng một số tiểu đoàn biệt động quân và thiết giáp vây quanh đài phát thanh, và những đồn bị chiếm đóng. Thế nhưng, ngay thời điểm đó, Vĩnh Lộc nhận được khuyến cáo của Beachner, tham tán thứ ba Tòa đại sứ Mỹ trên cao nguyên là dừng ngay lệnh nổ súng và tiến hành thương thuyết.

Ngay sau đó, một cuộc thương lượng có sự hiện diện của quan chức tòa đại sứ Mỹ, đi đến những thỏa thuận sau: Y Bham Ênuôl được cử làm chủ tịch chính thức phong trào FLHP. Tuy nhiên ngay trong chiều 20/9/1964, ông ta đã trốn sang Campuchia. Thỏa thuận thứ hai là những người Thượng chỉ huy đợt tập kích này không bị truy tố và không bị truy đuổi khi rút quân qua Campuchia…

Như một cơ hội đã chín muồi cho một âm mưu lâu dài, cuộc thương lượng dưới sự “chủ trì” của người Mỹ chính là “bà đỡ” bảo đảm cho sự ra đời của một thế lực chính trị mới theo đúng ý đồ và sự sắp đặt của họ. Ngày 20/9/1964, tại Campuchia, “Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức” được thành lập (Front Uni de Lutte des Races Opprimées, viết tắt là FULRO (xin viết là Fulro) - đọc theo tiếng Pháp).

Như một cơ hội đã chín muồi cho một âm mưu lâu dài, cuộc thương lượng dưới sự “chủ trì” của người Mỹ chính là “bà đỡ” bảo đảm cho sự ra đời của một thế lực chính trị mới theo đúng ý đồ và sự sắp đặt của họ. Ngày 20/9/1964, tại Campuchia, “Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức” được thành lập (Front Uni de Lutte des Races Opprimées, viết tắt là FULRO (xin viết là Fulro) - đọc theo tiếng Pháp).

Mặt trận này bao gồm các thành phần: Mặt trận Giải phóng Champa (Front de Libération du Champa, FLC) tức Fulro Chăm, do Les Kosem (một tướng nhảy dù người Khmer gốc Chăm) lãnh đạo; Mặt trận Giải phóng xứ Campuchia Krom miền Tây Nam Việt Nam (Front de Libération du Kampuchea Krom, FLKK) tức Fulro Khmer, do Chau Dera làm đại diện và Mặt trận Giải phóng Cao Nguyên (Front de Libération des Hauts Plateaux, FLHP) tức Fulro Thượng, do Y Bham Ênuôl cầm đầu.

Fulro đã tự “sản xuất” một lá cờ (hiệu kỳ) hình chữ nhật gồm ba sọc: màu xanh biển (tượng trưng cho biển cả), màu đỏ (biểu tượng của đấu tranh) và màu xanh lá cây (màu của rừng núi). Trên dòng sọc đỏ có ba ngôi sao trắng tượng trưng cho ba mặt trận của Fulro: Champa, Thượng và Campuchia Krom. Fulro có ba cơ quan lãnh đạo: Hội đồng Tối cao do Chau Dera làm chủ tịch, Hội đồng Bảo trợ do Les Kossem làm chủ tịch, và Ủy ban Chấp hành Trung ương do Y Bham làm chủ tịch. Trong thực tế, vào thời điểm này, Y Bham Ênuôl không có thực quyền, người nắm hết mọi quyền hành chính là Les Kosem.

Trong khi đó, nhóm Fulro Thượng do Y Bham Ênuôl làm chủ tịch vẫn bị phân hóa thành hai như còn thời BaJaRaKa: Nhóm dân sự ôn hòa do Y Bham Ênuôl lãnh đạo tiếp tục chủ trương vận động Hoa Kỳ làm áp lực với chính phủ Việt Nam Cộng hòa để Fulro Thượng được về Việt Nam hoạt động một cách chính thức. Ngược lại, nhóm vũ trang do Y Dhơn Adrong cầm đầu vẫn kiên quyết chủ trương dùng bạo lực để thành lập một quốc gia độc lập của người Thượng trên cao nguyên…

Trong thời kỳ từ 1964 đến 1969 và ngay cả những năm sau ngày nước nhà thống nhất, “câu chuyện Fulro” rất dài dòng với nhiều biến cố và sự kiện xảy ra bởi những mâu thuẫn chồng chéo giữa Fulro với chế độ ngụy quyền Sài Gòn và các thế lực chính trị khác; giữa các nhân vật, các phái khác nhau chính trong tổ chức này. Cũng trong những năm này, Fulro liên tục thay đổi bộ máy cầm đầu, trong đó, có không ít kẻ bị đồng bọn ám sát trong quá trình thanh trừng, tranh giành quyền lực.

Hồ sơ về Fulro là hồ sơ về một tổ chức phản động, một tổ chức tội ác. Tổ chức đó, cơ bản đã bị xóa sổ trước tinh thần đấu tranh không mệt mỏi của quân và dân ta trong công cuộc bảo vệ độc lập, chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ và cuộc sống bình yên của nhân dân. Thế nhưng, tàn dư của nó vẫn còn khi vẫn còn đó những thế lực thù địch, những âm mưu đen tối chống phá đất nước và nhân dân ta.

Nói ra rất tốn giấy mực và thời gian của bạn đọc. Xin điểm thêm về sự kiện hiệp ước cuối cùng được ký kết vào ngày 1/2/1969 giữa ông Paul Nưr - đại diện Việt Nam Cộng hòa và Y Dhê Adrong, đại diện Fulro dưới sự chủ tọa của Tổng thống Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu. Một số người trong các sắc tộc Thượng và Chăm không hài lòng với những điều khoản ký kết và vì vậy, Fulro tiếp tục đấu tranh, có lúc lộ diện, có lúc ẩn chìm.

Năm 1975, chế độ Ngụy quyền sụp đổ, Fulro - dưới sự giật dây, hỗ trợ của các ông chủ từ xa, tiếp tục tổ chức quấy phá chống lại nước ta. Từ đầu năm 1975 đến năm 1977, Fulro tiếp tục tuyên truyền, kích động gây hận thù dân tộc và tiến hành tập kích vũ trang. Một tên thủ lĩnh khác là Y Djao Niê tổ chức lại Fulro đồng thời kêu gọi các nước Anh, Pháp, Mỹ và Liên hợp quốc viện trợ.

Từ năm 1982-1985, Fulro được các thế lực quốc tế và tàn quân Pôn Pốt tiếp sức, củng cố căn cứ ở Mondolkiri và đưa được các toán đặc biệt về vùng ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia lập “mật cứ” đón gián điệp, biệt kích, lực lượng lưu vong trở về như Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh và các toán phản động khác.

Trong thời gian từ năm 1979-1985, hoạt động Fulro đã phá hoại cuộc sống bình yên của các thôn ấp, buôn làng, giết hại nhiều cán bộ, công an, dân quân và quần chúng tốt. Nhưng lực lượng công an, quân đội ta được nhân dân các đồng bào dân tộc ủng hộ đã đẩy mạnh công tác nghiệp vụ, đấu tranh thắng lợi trong hàng chục chuyên án, làm tan rã nhiều nhóm Fulro và đưa họ trở về với cộng đồng.

Hồ sơ Fulro - Bóng ma ám ảnh Tây Nguyên
Cán bộ giải thích chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước cho tàn quân Fulro

Trong thời gian từ năm 1979-1985, hoạt động Fulro đã phá hoại cuộc sống bình yên của các thôn ấp, buôn làng, giết hại nhiều cán bộ, công an, dân quân và quần chúng tốt. Nhưng lực lượng công an, quân đội ta được nhân dân các đồng bào dân tộc ủng hộ đã đẩy mạnh công tác nghiệp vụ, đấu tranh thắng lợi trong hàng chục chuyên án, làm tan rã nhiều nhóm Fulro và đưa họ trở về với cộng đồng.

Ở Tây Nguyên, cuối thập niên 80, không còn mấy ai nhắc đến Fulro nữa. Cho đến năm 1992, vấn đề Fulro lại xuất hiện ở khu vực biên giới Thái Lan - Campuchia. Theo phóng viên người Mỹ Nate Tahyer trên tờ New Straits Times: “Lực lượng mang tên là Fulro-Dega là một tổ chức vũ trang đặt dưới quyền lãnh đạo của đại tá Y Peng Ayun, vẫn tiếp tục liên hiệp với Khmer Ðỏ để chống lại Hà Nội. Sau 17 năm chống Cộng, lực lượng của đại tá Y Peng Ayun chỉ còn lại khoảng 2.000 người. Từ biên giới Thái - Miên, đại tá Y Peng Ayun tuyên bố rằng, lực lượng Fulro-Dega sẽ tiếp tục đấu tranh cho tới khi nào Cộng sản trao trả lại tự do cho dân tộc Tây Nguyên”.

Năm 1994, khi LHQ đưa lực lượng quốc tế UNTAC vào thực hiện giải pháp chính trị ở Campuchia, Fulro không còn chỗ dựa. Với sự chấp thuận của Mỹ, tháng 12/1992, toàn bộ số Fulro còn lại gồm 407 tên do Y Pênh A Yun cầm đầu đã ra hàng UNTAC, tuyên bố chấm dứt hoạt động chính trị và vũ trang, nộp vũ khí và được người Mỹ đưa đi định cư ở bang Colorado…

Hồ sơ về Fulro là hồ sơ về một tổ chức phản động, một tổ chức tội ác. Tổ chức đó, cơ bản đã bị xóa sổ trước tinh thần đấu tranh không mệt mỏi của quân và dân ta trong công cuộc bảo vệ độc lập, chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ và cuộc sống bình yên của nhân dân. Thế nhưng, tàn dư của nó vẫn còn khi vẫn còn đó những thế lực thù địch, những âm mưu đen tối chống phá đất nước và nhân dân ta.

Lật lại hồ sơ Fulro, chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc những thông tin dù đã từng xảy ra trong quá khứ, nhưng bài học cảnh giác thì luôn tươi mới mà vụ tấn công đẫm máu mới đây ở hai xã Ea Tiêu, Ea Ktur (huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) là một minh chứng đau lòng…

.
Theo Báo Nhân dân

Tin mới cập nhật

Chung cư Luxury Park View

Chung cư Luxury Park View 'hô biến' 2 tầng kỹ thuật thành điểm kinh doanh

Cơ quan chức năng yêu cầu Công ty Cổ phần Phan Nguyễn ngưng mọi hoạt động kinh doanh tại hai tầng kỹ thuật của chung cư Luxury Park View, phường Yên Hòa.
Nhịp cầu Công Thương ngày 2/5: Phản ánh liên quan Khu nhà ở Minh Tâm, Điện lực Bình Dương

Nhịp cầu Công Thương ngày 2/5: Phản ánh liên quan Khu nhà ở Minh Tâm, Điện lực Bình Dương

Nhịp cầu Công Thương ngày 2/5 nhận phản ánh liên quan đến Khu nhà ở Minh Tâm, Điện lực Bình Dương và một số đơn vị khác.
Vụ đoàn xe dâu dừng giữa đường chụp ảnh: Tạm giữ Maybach S400 và bằng lái nhiều tài xế

Vụ đoàn xe dâu dừng giữa đường chụp ảnh: Tạm giữ Maybach S400 và bằng lái nhiều tài xế

Công an tỉnh Hải Dương đã tạm giữ xe ô tô nhãn hiệu Maybach S400 không biển số và bằng lái xe các tài xế trong vụ đoàn xe dâu dừng giữa đường chụp ảnh.
Nhịp cầu Công Thương ngày 25/4: Phản ánh liên quan Công ty Sơn Tùng; chung cư Dolphin Plaza

Nhịp cầu Công Thương ngày 25/4: Phản ánh liên quan Công ty Sơn Tùng; chung cư Dolphin Plaza

Nhịp cầu Công Thương ngày 25/4 nhận phản ánh liên quan đến Công ty Sơn Tùng, chung cư Dolphin Plaza, Khu nhà ở để bán Mễ Trì và nhiều đơn vị khác.
Mạnh tay xử lý vi phạm để đưa TikTok

Mạnh tay xử lý vi phạm để đưa TikTok ''đi thẳng hàng''

Dù đã bị cơ quan quản lý của Việt Nam vạch ra dầy đặc sai phạm từ cuối năm 2023, đến nay hoạt động của TikTok trên lãnh thổ nước ta vẫn chưa "đi thẳng hàng".
Tạm dừng một số hoạt động của Nhà máy Xi măng Yên Bái để điều tra vụ 7 công nhân tử vong

Tạm dừng một số hoạt động của Nhà máy Xi măng Yên Bái để điều tra vụ 7 công nhân tử vong

Liên quan vụ 7 công nhân tử vong do tai nạn lao động, UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu tạm dừng một số hoạt động của Nhà máy Xi măng Yên Bái để phục vụ điều tra.
Sai phạm tại dự án Discovery Complex 302 Cầu Giấy: Cấp phép 500 căn, thực tế xây 552 căn

Sai phạm tại dự án Discovery Complex 302 Cầu Giấy: Cấp phép 500 căn, thực tế xây 552 căn

Dự án Discovery Complex tại số 302 đường Cầu Giấy được cơ quan chức năng phê duyệt thiết kế 500 căn hộ nhưng thực tế chủ đầu tư đã xây dựng lên đến 552 căn.
Nhiều căn hộ xây sai phép tại chung cư CT2 Xuân Đỉnh: Trách nhiệm thuộc về ai?

Nhiều căn hộ xây sai phép tại chung cư CT2 Xuân Đỉnh: Trách nhiệm thuộc về ai?

Chung cư CT2 Xuân Đỉnh có 4 căn hộ xây sai phép, chủ đầu tư Lideco hay đối tác góp vốn liên doanh CTCP Lắp máy Điện nước và Xây dựng phải chịu trách nhiệm?
Nhịp cầu Công Thương ngày 15/4: Phản ánh liên quan Công ty SEC G3, Nhà thuốc Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình

Nhịp cầu Công Thương ngày 15/4: Phản ánh liên quan Công ty SEC G3, Nhà thuốc Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình

Nhịp cầu Công Thương ngày 15/4 nhận phản ánh liên quan Công ty Cổ phần SEC G3, Điện lực Bình Thuận, Nhà thuốc Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình và nhiều đơn vị khác.
Nhiều căn hộ xây sai phép tại chung cư CT2 Xuân Đỉnh

Nhiều căn hộ xây sai phép tại chung cư CT2 Xuân Đỉnh

Trên tầng 10 của chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) có 4 căn hộ diện tích từ 97 – 115m2 đều xây dựng sai phép.

Tin khác

ACV cảnh báo giả mạo mời thầu tại dự án sân bay Long Thành

ACV cảnh báo giả mạo mời thầu tại dự án sân bay Long Thành

ACV cho biết có kẻ mạo danh, giả mạo chữ ký chủ tịch hội đồng quản trị để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó có dự án sân bay Long Thành.
Ai chịu trách nhiệm về những sai phạm đất đai, xây dựng, môi trường tại Cụm công nghiệp Từ Liêm?

Ai chịu trách nhiệm về những sai phạm đất đai, xây dựng, môi trường tại Cụm công nghiệp Từ Liêm?

Hàng loạt cá nhân phải chịu trách nhiệm vì để xảy ra sai phạm liên quan đến đất đai, trật tự xây dựng, bảo vệ môi trường tại Cụm công nghiệp Từ Liêm, TP Hà Nội.
Khởi tố đối tượng tự ý mở lối đi trái phép qua đường sắt

Khởi tố đối tượng tự ý mở lối đi trái phép qua đường sắt

Đối tượng Nguyễn Văn Trường đã tự ý tháo tôn hộ lan ở lề đường Quốc lộ 5 để mở đường ngang trái phép qua đường sắt gây tai nạn giao thông chết người.
Gần 40% tài xế chống đối Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ vi phạm nồng độ cồn

Gần 40% tài xế chống đối Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ vi phạm nồng độ cồn

Gần 40% số vụ chống đối lực lượng Cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ có liên quan đến nồng độ cồn.
Sóc Trăng phát hiện loạt sai phạm trong quy hoạch xây dựng

Sóc Trăng phát hiện loạt sai phạm trong quy hoạch xây dựng

Thanh tra tỉnh Sóc Trăng kiến nghị xử lý nguyên Chủ tịch UBND thành phố Sóc trăng, nguyên Giám đốc Sở Tài chính để xảy ra loạt sai phạm trong quy hoạch xây dựng
Cảnh sát giao thông nổ súng trấn áp, vây bắt cát tặc trên sông Hồng

Cảnh sát giao thông nổ súng trấn áp, vây bắt cát tặc trên sông Hồng

Cảnh sát giao thông nổ súng trấn áp, vây bắt tàu hút cát trên sông Hồng đoạn giáp ranh giữa Vĩnh Phúc với Hà Nội.
Nam Sách – Hải Dương: Thanh tra 5 dự án, phát hiện loạt sai phạm

Nam Sách – Hải Dương: Thanh tra 5 dự án, phát hiện loạt sai phạm

Thanh tra Hải Dương kết luận có hàng loạt sai phạm tại 5 dự án trên địa bàn huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương), yêu cầu xử lý dứt điểm.
Nhiều sai phạm tại Dự án Kè và khu dân cư Nam Sông Vệ Quảng Ngãi

Nhiều sai phạm tại Dự án Kè và khu dân cư Nam Sông Vệ Quảng Ngãi

Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi vừa chỉ đạo kiểm điểm, xử lý hàng loạt sai phạm về đầu tư, xây dựng của Công ty QISC tại dự án Kè và khu dân cư Nam Sông Vệ.
Thanh tra vạch hàng loạt sai phạm về đất đai, xây dựng... tại TP. Bắc Giang

Thanh tra vạch hàng loạt sai phạm về đất đai, xây dựng... tại TP. Bắc Giang

Thanh tra tỉnh Bắc Giang phát hiện nhiều vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng... tại TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Dừng ô tô trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đánh bạc, 4 tài xế bị bắt giữ

Dừng ô tô trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đánh bạc, 4 tài xế bị bắt giữ

Đang tuần tra cơ động, Cảnh sát giao thông phát hiện nhóm tài xế dừng xe đánh bạc trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024:  Đồng loạt tăng mạnh 1.500 đồng/kg, Đắk Lắk và Bình Phước lên đỉnh 100.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024: Đồng loạt tăng mạnh 1.500 đồng/kg, Đắk Lắk và Bình Phước lên đỉnh 100.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 3/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 3/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 4/5/2024: Tiếp đà tăng sốc, Đắk Lắk chinh phục mức giá kỷ lục 101.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 4/5/2024: Tiếp đà tăng sốc, Đắk Lắk chinh phục mức giá kỷ lục 101.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 4/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 4/5 thế nào?
Xuất hiện nhiều “điểm nóng” an ninh trật tự tại các chung cư ở Hà Nội

Xuất hiện nhiều “điểm nóng” an ninh trật tự tại các chung cư ở Hà Nội

Thời gian qua, tại một số chung cư ở Hà Nội đã phát sinh “điểm nóng” về an ninh, trật tự.
Giá tiêu hôm nay 5/5/2024: Tăng “bốc đầu”, Đắk Nông và Bình Phước lập đỉnh mới 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 5/5/2024: Tăng “bốc đầu”, Đắk Nông và Bình Phước lập đỉnh mới 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 5/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 5/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024: Dầu thế giới chạm đáy, trong nước chiều nay ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024: Dầu thế giới chạm đáy, trong nước chiều nay ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024, giá dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh hơn 3% với dầu WTI giảm 3,58%, dầu Brent giảm 3,19%, xuống mức thấp nhất trong 7 tuần.
Giá tiêu hôm nay 1/5/2024: Tăng thêm 500 đồng/kg, Đắk Lắk chạm đỉnh 98.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024: Tăng thêm 500 đồng/kg, Đắk Lắk chạm đỉnh 98.500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 1/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 1/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 2/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 98.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 98.500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 2/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 2/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024: Giá dầu thế giới giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 3 tháng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024: Giá dầu thế giới giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 3 tháng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024, giá dầu thế giới đồng loạt giảm mạnh, ghi nhận mức thấp nhất trong 3 tháng qua với dầu WTI giảm 1,06%, dầu Brent giảm 0,98%.
Giá tiêu hôm nay 30/4/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 30/4/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 30/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 30/4 thế nào?
Giá vàng chiều nay 1/5/2024: Vàng thế giới tiếp đà “rơi thẳng đứng”

Giá vàng chiều nay 1/5/2024: Vàng thế giới tiếp đà “rơi thẳng đứng”

Giá vàng chiều nay 1/5/2024: Vàng SJC giảm ở một vài thương hiệu, vàng thế giới rơi mạnh trong bối cảnh lãi suất trái phiếu Mỹ và đồng Đô la Mỹ tăng vọt dữ dội
Phiên bản di động