Hai "ông lớn" ngành đường sắt: Doanh thu nghìn tỷ đồng, lợi nhuận tăng vọt
Ngành đường sắt tăng cường lượng vé tàu lớn phục vụ dịp lễ 30/4 - 1/5 Nhà đầu tư ngoại quan tâm hạ tầng đường sắt Trung Quốc khai trương tuyến đường sắt mới chở hàng đến châu Âu |
Hai doanh nghiệp trong ngành Đường sắt Việt Nam vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2023, trong đó lợi nhuận nhảy vọt so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội công bố kết quả hoạt động kinh doanh quý III/2023, trong đó lũy kế 9 tháng đầu năm doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1.895 tỷ đồng, cùng kỳ năm ngoái cũng đạt 1.746 tỷ đồng.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 9 tháng đầu năm đạt 89 tỷ đồng, cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt gần 26 tỷ đồng (tăng 63 tỷ đồng, tương đương 242%). Lợi nhuận sau thuế đạt 97,8 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2022 là 35,1 tỷ đồng (tăng 62,7 tỷ đồng, tương đương 178%).
Tương tự, Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn cũng công bố doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 1.358 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2022 đạt 1.219 tỷ đồng.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 9 tháng đầu năm 2023 đạt 68,143 tỷ đồng, cùng kỳ năm ngoái đạt 22,420 tỷ đồng (tăng 45,723 tỷ đồng, tương đương hơn 200%).
Lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng đầu năm của Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn đạt 80,614 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2022 đạt 38,375 tỷ đồng (tăng 42,239 tỷ đồng, tương đương 110%).
Như vậy cả 2 doanh nghiệp này chỉ trong 9 tháng đầu năm đã hoàn thành vượt xa chỉ tiêu lợi nhuận đề ra. Trong vòng 02 năm trở lại đây, tình hình kinh doanh của 02 doanh nghiệp này bắt đầu dấu hiệu đi lên.
![]() |
Hai doanh nghiệp ngành đường sắt báo doanh thu nghìn tỷ đồng, lợi nhuận tăng vọt sau nhiều năm thua lỗ. Ảnh minh họa |
Tìm hiểu cho thấy, Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn là các công ty con của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Trong đó, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sở hữu 91,62% cổ phần tại Công ty cổ phần Đường sắt Hà Nội, và nắm 78,44% cổ phần tại Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn.
Báo cáo tài chính Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cập nhật các năm 2022, 2021 cho thấy kết quả kinh doanh thu lỗ kéo dài. Trong đó, năm 2022 lợi nhuận sau thuế là âm 111,894 tỷ đồng, trong khi đó năm 2021 âm tới mức 585,770 tỷ đồng.
Trong khi đó, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước đã giao chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, xếp loại doanh nghiệp năm 2023 của công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam với tổng doanh thu đạt 6.505 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3 tỷ đồng.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 9 tháng đầu năm, ngành đường sắt đã vận chuyển tổng cộng 4,9 triệu lượt khách, tăng hơn 44% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân chủ yếu để đạt được kết quả trên là do việc cải thiện trong biên lãi gộp, tiết giảm mạnh các chi phí hoạt động và tăng nguồn thu từ lãi tiền gửi.
Bên cạnh đó là nhu cầu đi lại của khách nội địa và khách du lịch nước ngoài tăng cao, đặc biệt là trong Tết Nguyên đán Quý Mão và dịp hè 2023. Doanh thu vận chuyển hàng khách, hàng hóa trong những tháng đầu năm 2023 có bước tăng trưởng hơn so với cùng kỳ.
Trước đó, trong giai đoạn 2017-2022 ngành đường sắt vô cùng khó khăn do hệ thống kinh doanh cũ kỹ như hệ thống kết cấu hạ tầng lạc hậu, bị cắt cụt nhiều tuyến kết nối, năng lực thông quan hạn hẹp, chưa được đầu tư đồng bộ… Cùng với đó là tác động lớn của đại dịch Covid-19, giá nhiên liệu tăng và cạnh tranh giá cước với các loại hình vận tải khác.
Tin mới cập nhật

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Cổ phiếu PEC bị duy trì diện hạn chế giao dịch

Campuchia thắt chặt thủ tục về xuất xứ hàng hóa

Nhà đầu tư quan tâm dự án điện rác tại Việt Nam

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

Doanh nghiệp ‘chuyển mình’ để thích ứng xu hướng tiêu dùng

WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,8%

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá
Tin khác

E29 giải trình việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9%

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Bắc Giang: Mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều sớm

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Quảng Nam: Quế Trà My vào vụ chính, giá bán ổn định

Bắc Giang thông qua đồ án quy hoạch 2 khu công nghiệp

Cổ phiếu ICC bị đưa vào diện cảnh báo trên hệ thống giao dịch UPCoM
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân
