Hai nhà đầu tư muốn mua 49% vốn nhà nước tại Tổng công ty Sông Hồng
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, phi vụ thoái vốn nhà nước tại Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng (UPCoM: SHG) do Bộ Xây dựng sở hữu, diễn ra ngày 22/12 tới đã nhận được sự quan tâm của 2 nhà đầu tư trong nước, bao gồm 1 cá nhân và 1 tổ chức.
Trong đó, nhà đầu tư tổ chức đăng ký mua 13,23 triệu cổ phiếu SHG, tương đương 49% vốn doanh nghiệp; nhà đầu tư cá nhân đăng ký mua 11.200 cổ phiếu SHG, tức chỉ 0,04% vốn điều lệ. Đây cũng là toàn bộ số cổ phiếu mà Tổng công ty Sông Hồng mang đi đấu giá trong ngày 22/12 sắp tới.
![]() |
Đây không phải lần đầu Bộ Xây dựng tiến hành thoái vốn khỏi Tổng công ty Sông Hồng, trước đó từng được thực hiện vào năm 2020, song bị tạm dừng vì vấp phải một số quy định |
Với mức giá khởi điểm mà Bộ Xây dựng đưa ra là 10.500 đồng/cổ phiếu, hai nhà đầu tư trên sẽ cần bỏ ra ít nhất 140 tỷ đồng để gom sạch lượng cổ phiếu chiếm hơn 49% tổng số đang lưu hành. Tuy nhiên, giữa bối cảnh thị giá SHG giảm sâu còn 2.700 đồng/cổ phiếu, mức giá tối thiểu cao hơn gần 4 lần khiến giới quan sát nghi ngờ về khả năng thành công của phi vụ.
Nhất là đây không phải lần đầu Bộ Xây dựng tiến hành thoái vốn khỏi Tổng công ty Sông Hồng, trước đó từng được thực hiện vào năm 2020, song bị tạm dừng vì vấp phải một số quy định.
Hiện, tình thế của SHG không khá khẩm hơn. Mã này đang bị hạn chế giao dịch do 2 năm tài chính liên tiếp gần đây không tổ chức đại hội cổ đông thường niên, bị âm vốn chủ sở hữu, hoạt động kinh doanh không có gì nổi bật… Cũng chính vì vậy, trong một thời gian dài, SHG chứng kiến thanh khoản èo uột, nhiều ngày liên tiếp không phát sinh giao dịch.
Nhiều người không khỏi luyến tiếc cho Tổng công ty Sông Hồng hiện giờ, với khởi đầu ấn tượng trong lĩnh vực xây dựng, từng xắn tay làm rất nhiều dự án trọng điểm của đất nước, nhưng tới nay lại thụt lùi hẳn đi so với doanh nghiệp "đồng trang lứa".
Ngược về thời gian, Tổng công ty Sông Hồng tham gia xây dựng hàng loạt công trình lớn ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước như sân bay Nội Bài (Hà Nội), nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ), sân bay Sao Vàng (Thanh Hoá), nhà thi đấu đa năng TP. Đà Nẵng, dự án 165 Thái Hà (Hà Nội), nhà thi đấu thể dục thể thao Nam Định, dự án khu nhà máy chính và khu hành chính - nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 (Hà Tĩnh), các khu căn hộ chung cư ở Kim Liên, Giảng Võ (Hà Nội)...
Tổng công ty Sông Hồng thực hiện đấu giá lần đầu (IPO) gần 7 triệu cổ phần vào năm 2009 với giá chốt là 22.290 đồng/cổ phiếu, cao vượt so với giá khởi điểm là 14.000 đồng/cổ phiếu. Từ đó đến nay, Bộ Xây dựng vẫn là cơ quan đại diện cho 49,04% phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp này.
Khác với mong đợi rằng cổ phần hóa giúp tăng năng suất lao động, cải thiện sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả trong hoạt động sử dụng vốn... Tổng công ty Sông Hồng "sa lầy" từ khi đặt chân vào khu vực tư nhân, thua lỗ triền miên, nợ nần chồng chất và gây rủi ro mất vốn nhà nước.
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ soát xét 2023, Tổng công ty Sông Hồng ghi nhận doanh thu trong kỳ chưa đầy 4 tỷ đồng, giảm mạnh 83% so với cùng giai đoạn năm ngoái. Lỗ sau thuế gần 27 tỷ đồng, không có sự cải thiện so với cùng kỳ.
Mức lỗ này đã nâng mức lỗ lũy kế của Tổng công ty Sông Hồng tại thời điểm 30/6/2203 lên 1.293 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tại cùng thời điểm âm 987 tỷ đồng, nợ phải trả 1.972 tỷ đồng.
Việc miệt mài thua lỗ đã được lãnh đạo doanh nghiệp giải trình trước Đại hội đồng cổ đông, với lý do bị tồn đọng vốn, khó thu hồi vốn tại các công trình thi công làm phát sinh chi phí vốn, giảm uy tín của Tổng công ty với các tổ chức tín dụng, gây khó khăn cho việc tiếp cận các công trình, công việc mới thực hiện thông qua đấu thầu.
Báo cáo tài chính bán niên 2023 của doanh nghiệp thể hiện, tại thời điểm 30/6/2023, trong 985 tỷ đồng tổng tài sản của Tổng công ty Sông Hồng, có tới 380,7 tỷ đồng phải thu ngắn hạn và 405 tỷ đồng là hàng tồn kho, trong khi số dư tiền chỉ còn khoảng 4,4 tỷ đồng...
Tin mới cập nhật

Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 4/2025?

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhóm ngành nào có thanh khoản tăng nổi bật trong tháng 3/2025?

Thị trường chứng khoán đối mặt thách thức và cơ hội mới

Nhận định chứng khoán 10/4: Hạ tỷ trọng về mức an toàn

Nhận định chứng khoán 9/4: Ưu tiên quản trị rủi ro
Tin khác

Việt Nam có gần 10 triệu tài khoản chứng khoán

Nhận định chứng khoán 8/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Trái phiếu quý I: Phát hành mới giảm, giao dịch thứ cấp tăng

Khối lượng giao dịch phái sinh tháng 3 tăng mạnh

Nhận định chứng khoán 4/4: Chờ đợi những cơ hội mua mới

Thanh khoản trái phiếu bùng nổ, khối ngoại mua ròng kỷ lục

Nhận định chứng khoán 3/4: Thị trường tiếp tục rung lắc mạnh

Nhận định chứng khoán 2/4: Hạn chế mua đuổi

Nhận định chứng khoán 1/4: Không nên bán đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 31/3: Cân nhắc chốt lời
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
