Gỡ vướng dự án nhà ở xã hội: Doanh nghiệp địa ốc kiến nghị gì?
Lãi suất cho vay cao, cơ chế chưa hợp lý
Phát biểu tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội diễn ra sáng nay 16/3, ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup thẳng thắn chỉ ra nhiều vướng mắc trong việc triển khai các dự án nhà ở xã hội.
![]() |
Ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch Tập đoàn VinGroup chia sẻ về những khó khăn trong việc thực hiện các dự án nhà ở xã hội. Ảnh: VGP |
Ông Quang cho biết, hiện nay, số lượng thủ tục nhà ở xã hội đang nhiều hơn so với dự án nhà thương mại. Ngoài các thủ tục chung như phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tư, đấu thầu lựa chọn các nhà đầu tư, giao đất, cho thuê đất... thì dự án nhà ở xã hội phát sinh thêm các thủ tục về xác nhận các đối tượng được mua, thuê nhà ở xã hội… Điều này khiến thời gian hoàn thành thủ tục dự án nhà ở xã hội thường mất khoảng 2 năm (từ lúc bắt đầu triển khai đến khi khởi công).
Bên cạnh đó, để các dự án nhà ở xã hội trở thành các khu đô thị hiện đại, văn minh, nhiều tiện nghi thì phải xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thương mại dịch vụ. Tuy nhiên hiện nay chính sách đầu tư các công trình hạng mục này chưa rõ ràng.
Không những vậy, ông Quang nhấn mạnh, việc tiếp cận các nguồn vốn vay cho việc đầu tư xây dựng, mua, thuê nhà ở xã hội vẫn chưa thuận lợi.
Bên cạnh đó, mức lãi suất cho vay ưu đãi đầu tư xây dựng cũng như để thuê, mua nhà ở xã hội hiện nay còn cao (với chủ đầu tư, mức lãi suất 8%/năm và khách hàng mua nhà ở xã hội 7,5%/năm).
![]() |
Lãi suất cho vay ưu đãi đầu tư xây dựng cũng như để thuê, mua nhà ở xã hội hiện nay vẫn cao. Ảnh: VGP |
Ngoài ra, chi phí và xuất vốn đầu tư thực tế của nhà ở thương mại đang cao hơn xuất vốn đầu tư theo quy định. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình nhà ở xã hội và khó khăn về doanh thu cho nhà đầu tư dự án nhà ở xã hội do việc xác định giá bán phải dựa trên cơ sở xuất vốn đầu tư.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Thanh Huy, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Becamex cũng chia sẻ một số vấn đề khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện các dự án nhà ở xã hội. Trong đó, lãi vay cho người lao động vẫn còn cao và thời gian vay cho người lao động còn ngắn là những khó khăn lớn nhất.
"Nếu chúng ta kéo dài thời gian vay cho người lao động thì sẽ tạo điều kiện lớn cho người lao động được sở hữu nhà ở xã hội", ông Quang nói.
Thu hút nhà đầu tư tham gia vào các dự án nhà ở xã hội, cách nào?
Để có thể thu hút nhà đầu tư tham gia vào các dự án đầu tư nhà ở xã hội và giảm giá bán nhà ở xã hội, phía Tập đoàn Vingroup đề xuất xem xét ban hành danh mục các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được ngân sách hỗ trợ kinh phí đầu tư, miễn giảm tiền thuê đất đối với các diện tích công trình dịch vụ thương mại trong phạm vi dự án nhà ở xã hội.
Bên cạnh đó, điều chỉnh lãi suất cho vay để đầu tư xây dựng cũng như để mua, thuê nhà ở xã hội. Trên cơ sở ngân sách thực hiện, xem xét hoặc cấp bù chênh lệch lãi suất nếu chủ đầu tư thấy khách hàng vay vốn từ các ngân hàng thương mại để đầu tư xây dựng và thuê, mua nhà ở xã hội.
Ngoài ra, cần xem xét điều chỉnh lại xuất vốn đầu tư dự án nhà ở xã hội cho phù hợp với thực tế và cắt giảm tối đa các thủ tục liên quan đến việc đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Thanh Huy, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Becamex. Ảnh: VGP |
Về phía Công ty Becamex, ông Huy mong muốn kéo dài thời gian vay cho người lao động nhằm tạo điều kiện lớn cho người lao động được sở hữu nhà ở xã hội.
Trước những khó khăn nêu trên và với mục tiêu triển khai hiệu quả chương trình cho vay nhà ở xã hội, Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã có một số kiến nghị, đề xuất các Bộ, ban, ngành.
Theo đó, Ngân hàng đề nghị Chính phủ xem xét thành lập quỹ phát triển nhà ở xã hội, nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội. Trên cơ sở nguồn ưu đãi này, lãi suất cho vay có thể xem xét thấp hơn lãi suất cho vay thương mại bình thường trên thị trường. Bên cạnh đó, cần huy động từ nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó, vốn ngân sách đóng vai trò đầu mối.
Và để tăng chủ động trong khâu bán hàng, đồng thời mở rộng đối tượng, nới lỏng điều kiện đối với người được mua nhà ở xã hội cần xem xét giao việc lựa chọn xác định người mua nhà cho chủ đầu tư dự án.
Thủ tướng nhấn mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là nội dung quan trọng của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển nhà ở, trong đó có nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và của người dân. Vì vậy, Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, tạo ra hành lang pháp lý tương đối đầy đủ hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia và phát triển nhà ở xã hội. Nhiều dự án nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất, giảm 50% thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài dự án; cho vay ưu đãi lãi suất thấp và các chính sách hỗ trợ khách hàng, cá nhân vay, mua, thuê nhà ở xã hội. |
Tin mới cập nhật

Nguồn cung giảm, thị trường căn hộ Hà Nội có hạ nhiệt?

Phân khúc bất động sản nào dẫn dắt thị trường Quý I/2025

Vì sao bất động sản khu công nghiệp vẫn ‘nóng’?

Vì sao giá nhà thấp tầng Hà Nội tiếp tục tăng?

Giải mã giá chung cư TP. Hồ Chí Minh lập kỷ lục mới

FDI đổ mạnh vào bất động sản tăng 46%

“Ngày sở hữu nhà quốc gia”: Tiếp cận thị trường nhà ở

Sáp nhập tỉnh: Cơ hội cho thị trường bất động sản

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra việc thổi giá đất nếu có dấu hiệu hình sự

Sáp nhập tỉnh: Đầu tư đất thế nào khi giá tăng mạnh?
Tin khác

Yếu tố nào đẩy giá căn hộ tăng cao thời gian qua?

Xu hướng đầu tư bất động sản nào 'lên ngôi' trước sáp nhập tỉnh?

Sân khấu nổi độc nhất Hà Nội dần thành hình

Người trẻ gặp khó trong việc duy trì cuộc sống tại đô thị

Sắp mở rộng cao tốc TP.Hồ Chí Minh-Trung Lương-Mỹ Thuận

Dự án Vành đai 4 đang 'kích thích' đất nền ven đô

Nhà trọ ế ẩm, vắng người thuê

Hơn 350 doanh nghiệp bất động sản góp mặt tại VRECC 2025

Bắc Giang: Phê duyệt đồ án quy hoạch khu đô thị thương mại dịch vụ, công nghiệp tại thị xã Việt Yên

TP. Hồ Chí Minh: Giá căn hộ tăng mạnh, nguồn cung khan hiếm kỷ lục
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
