Giá hồ tiêu ổn định, nông dân vẫn kỳ vọng tăng cao hơn
Bắt đầu chu kỳ mới, giá hồ tiêu diễn biến khó lường? Infographic | Hồ tiêu được dự báo sớm trở lại nhóm hàng tỷ đô Nhu cầu cao, nguồn cung khan hiếm, giá hồ tiêu sẽ kéo dài chuỗi tăng? |
Sau một thời gian biến động mạnh, giá hồ tiêu trong nước hiện đang có dấu hiệu ổn định, giá tiêu cao nhất hiện nay đạt mức 143.500 đồng/kg, không có nhiều biến động so với ngày hôm qua. Trước đó, giá tiêu đã đạt mức đỉnh kỷ lục 180.000 đồng/kg vào tháng 6. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động, giá tiêu đã giảm liên tục trong các tháng sau đó, xuống còn mức bình quân 150.000 đồng/kg vào tháng 7. Sang tháng 8, giá tiếp tục hạ nhiệt và đạt mức 139.000 - 140.000 đồng/kg vào ngày 20/8.
Sau một thời gian biến động mạnh, giá hồ tiêu trong nước hiện đang có dấu hiệu ổn định. |
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính khiến giá tiêu không tăng như kỳ vọng là do nhu cầu từ thị trường Trung Quốc giảm. Mặc dù lượng hàng tồn kho của Việt Nam còn khá lớn, khoảng 30%, nhưng các thị trường truyền thống đã nhập khẩu lượng lớn tiêu trong nửa đầu năm nay nên cũng không vội mua thêm.
Việt Nam còn khoảng 30% hàng tồn kho, tương đương 50,000 - 55,000 tấn. Các thị trường truyền thống đã nhập khẩu lượng lớn hồ tiêu từ Việt Nam trong nửa đầu năm. Dù vẫn còn tình trạng thiếu hụt nguồn cung, nhưng khả năng giá tiêu tăng mạnh trở lại như đầu năm là rất khó. Các chuyên gia dự báo giá tiêu sẽ ổn định ở mức hiện tại trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhiều nông dân vẫn kỳ vọng giá sẽ tăng trở lại và đang giữ hàng để chờ giá cao hơn, nhưng khả năng này rất thấp.
Bên cạnh đó, mới đây, Lộc Ninh (Bình Phước), sau Chư Sê (Gia Lai), là địa phương thứ hai được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho hạt tiêu, và là sản phẩm đầu tiên của Bình Phước đăng ký sở hữu trí tuệ. Điều này giúp phát triển nông nghiệp bền vững theo chương trình của Chính phủ và góp phần làm Việt Nam trở thành nước sản xuất hạt tiêu hàng đầu thế giới.
Theo số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPSA), Việt Nam đã nhập khẩu 1.855 tấn hồ tiêu trong tháng 7, trong đó tiêu đen đạt 1.086 tấn, tiêu trắng đạt 769 tấn, giảm 4,9% so với tháng trước. Tính từ đầu năm đến hết tháng 7, Việt Nam đã nhập khẩu tổng công 19.857 tấn hồ tiêu các loại, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 80,3 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2023 lượng nhập khẩu tăng 14,9%.
Lượng hàng nhập về chủ yếu là tiêu đen đạt 17.443 tấn, tiêu trắng là 2.414 tấn. Các doanh nghiệp nhập khẩu nhiều hồ tiêu trong 7 tháng đầu năm gồm Olam Việt Nam, Trân Châu và KSS Việt Nam, đạt 7.317 tấn, 2.087 tấn và 1.025 tấn.
Lượng hồ tiêu chủ yếu được nhập khẩu từ Brazil với 7.322 tấn, Campuchia 6.485 tấn và Indonesia với 4.211 tấn. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng nhập khẩu từ Brazil giảm 32,3%, trong khi từ Campuchia và Indonesia tăng mạnh 121,5% và 103%.
Ông Lê Đức Huy, Tổng Giám đốc Simexco Daklak, một trong những doanh nghiệp xuất khẩu tiêu lớn, cho biết áp lực của doanh nghiệp hiện nay cũng đang rất lớn.
“Giá xuất khẩu trung bình của doanh nghiệp thấp hơn so với giá thu mua từ thị trường trong nước. Tuy nhiên, nông dân lúc nào cũng nghĩ doanh nghiệp lãi lớn. Thực tế, với bối cảnh thị trường biến động mạnh hiện tại, doanh nghiệp nào cũng phải cố gắng để duy trì tồn tại chứ đừng nói là phát triển”, ông Huy nói.
Để giải quyết một phần nghịch lý thị trường hiện tại, ông Lê Đức Huy cho rằng điều quan trọng là các thành phần tham gia thị trường cần giảm tư duy đầu cơ. Với người sản xuất, cần cung ứng sản phẩm ra thị trường, chỉ giữ lại một phần; tránh tình trạng, người sản xuất lại đi vay mượn để đi đầu cơ, găm hàng. Điều này trái với quy luật thị trường. Theo ông, người nông dân nên có tư duy của doanh nhân và cần biết điều tiết trong việc bán hàng.
Giá tiêu trong nước đang trải qua giai đoạn ổn định sau một thời gian biến động mạnh. Mặc dù vẫn ở mức cao so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng khả năng giá tiêu tăng mạnh trở lại trong thời gian tới là không cao. Người nông dân và các doanh nghiệp cần theo dõi sát sao diễn biến thị trường để đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp.
Cập nhật mới nhất giá tiêu hôm nay (31/8) tại một số vùng trồng trọng điểm trong nước tăng mạnh từ 1.500-3.000 đồng/kg. Theo đó, mặt bằng giá tiêu trung bình trên thị trường nội địa vẫn dao động quanh ngưỡng 143.000-145.000 đồng/kg. Cụ thể, ở khu vực Tây Nguyên, giá tiêu hôm nay tại Đắk Lắk tăng 1.500 đồng/kg, đạt 145.000 đồng/kg. Riêng giá tiêu tại Gia Lai không ghi nhận biến động, đạt 143.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Đắk Nông tăng 1.500 đồng/kg, đạt 144.500 đồng/kg Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai tăng mạnh 2.500 đồng/kg, đạt 144.500 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay tại Bình Phước cũng tăng mạnh 3.000 đồng/kg, đạt 145.000 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, dựa trên báo giá của các doanh nghiệp xuất khẩu và giá xuất cảng tại các nước, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) đã cập nhật giá tiêu các loại giao dịch trên thị trường quốc tế trong ngày 30/8 (theo giờ địa phương) như sau: Giá tiêu đen Lampung của Indonesia giảm 0,41%, lên mức 7.529 USD/tấn; tương tự, giá tiêu trắng Muntok cũng giảm 0,40%, đạt 8.865 USD/tấn. Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil đi ngang, đạt 6.450 USD/tấn. Giá tiêu đen ASTA của Malaysia đi ngang, đạt 8.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này cũng đi ngang, đạt 10.400 USD/tấn. Giá tiêu các loại của Việt Nam hôm nay được giữ ổn định. Trong đó, giá tiêu đen của Việt Nam loại 500 gr/l giữ ở mức 6.100 USD/tấn; loại 550 gr/l giữ ở mức 6.500 USD/tấn. Tương tự, giá tiêu trắng của Việt Nam giữ ổn định ở mức 8.800 USD/tấn. |