Giá cà phê biến động trước các thông tin trái chiều
Tỷ giá USD/BRL suy yếu đã lấn át sự cải thiện của tồn kho trên Sở ICE-US, giúp giá cà phê tăng. Xuất khẩu cà phê nhân trong tháng Hai tại Brazil tăng mạnh 77%, lên 3,61 triệu bao trước bối cảnh tắc nghẽn hậu cần tại cảng Santos đã dịu lại. CECAFE dự kiến, nếu tình hình vận tải tiếp tục được cải thiện, hoạt động xuất khẩu cà phê của Brazil còn được đẩy mạnh trong thời gian tới.
Chỉ số Dollar Index trong phiên sáng nay nối tiếp đà suy yếu sau báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ. Tối nay (7/3), thị trường sẽ đón nhận thêm số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ. Các chuyên gia kinh tế ước tính số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 2/3 tăng lên 217.000 đơn, từ mức 215.000 trong tuần kết thúc ngày 24/2. Nếu số liệu đồng thuận với dự báo, đồng USD có thể tiếp tục gặp sức ép giảm. Đồng USD yếu đi có thể là yếu tố hỗ trợ giá cà phê.
Giá Robusta có thể có điều chỉnh về 3.225 USD/tấn trong phiên hôm nay nhưng xu hướng chính vẫn tăng do tín hiệu kém khả quan về nguồn cung. |
Cà phê từ Brazil cũng đang là nhân tố quan trọng cải thiện dữ liệu tồn kho trên Sở ICE-US thời gian qua. Tính đến hết ngày 6/3, lượng Arabica đã qua chứng nhận tăng thêm 11.440 bao, lên 392.547 bao. Trong đó, Brazil đóng góp 186.113 bao, chiếm gần một nửa tổng lượng lưu trữ trên Sở. Hơn thế, lượng cà phê chờ chứng nhận tiếp trên Sở ICE tăng lên 161.465 bao, với 111.447 bao đến từ Brazil. Đây vẫn là động lượng tốt cho sự mở hồi phục nguồn cung thời gian tới.
Với cà phê Robusta, thị trường này đang đối mặt với rủi ro rất lớn từ tình hình nguồn cung tại các nước sản xuất chính, đặc biệt là Việt Nam. Triển vọng nguồn cung cà phê vụ 24/25 tại Việt Nam có xu hướng kém khả quan với tình trạng khô nóng kéo dài.
Hơn thế, số liệu tồn kho đang dần hình thành đà giảm và trở về vùng thấp lịch sử. Trong báo cáo kết phiên ngày 5/3, tồn kho Robusta trên Sở ICE-EU tiếp tục giảm thêm 120 tấn, kéo tổng số cà phê lưu trữ tại đây về 23.350 bao.