Gạo Việt dần vắng bóng tại thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu gạo năm 2022 đạt hơn 7,1 triệu tấn. Song, khách hàng lớn nhất của gạo Việt vẫn là Philippines, còn tại thị trường Trung Quốc gạo Việt dần vắng bóng.
Gạo Việt "đắt hàng" tại thị trường EU Xuất khẩu hơn 7 triệu tấn, gạo Việt về đích vượt chỉ tiêu Giá gạo Thái Lan tăng cao, gạo Việt Nam giảm thấp nhất trong 6 tuần

Thị phần gạo Việt thu hẹp dần tại Trung Quốc

Là quốc gia đông dân nhất thế giới, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 5 triệu tấn gạo mỗi năm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong đó, 90% là gạo thường, gạo phổ thông; gạo cao cấp chỉ vài %.

Việt Nam là một trong 3 quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới. Mỗi năm, nước ta sản xuất 43-44 triệu tấn lúa, tương đương 22-23 triệu tấn gạo. Lượng gạo này để phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Tuy nhiên, khách hàng nhập khẩu gạo của Việt Nam có sự xoay chuyển. Năm 2012, Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của gạo Việt Nam xuất khẩu, với kim ngạch 898 triệu USD, chiếm 27,5% tổng giá trị xuất khẩu gạo.

Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt sang Trung Quốc giai đoạn 2012-2016 duy trì tương đối ổn định, biên độ tăng giảm không quá mạnh. Đến năm 2017, xuất khẩu gạo sang thị trường này tăng đột biến, đạt 1,026 tỷ USD, chiếm gần 40% trong tổng giá trị xuất khẩu gạo của nước ta.

Nhưng ngay sau đó, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc bất ngờ lao dốc, chỉ đạt khoảng 640 triệu USD vào năm 2018. Dù vậy, Trung Quốc vẫn là khách hàng lớn nhất của gạo Việt.

Đến năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm còn 240,3 triệu USD. Gạo Việt gần như mất thị phần tại thị trường tỷ dân. Với con số này, Trung Quốc từ vị trí thị trường xuất khẩu gạo số 1 của Việt Nam rơi xuống vị trí số 3, sau Philippines (884 triệu USD) và Bờ Biển Ngà (252 triệu USD).

Lý do phần lớn là bởi Trung Quốc đã áp dụng nhiều rào cản, ảnh hưởng đến việc nhập khẩu gạo từ Việt Nam như tăng thuế nhập khẩu gạo nếp từ 5% lên 50% hay kiểm soát chặt nhập khẩu gạo tấm. Đồng thời, thị trường này cũng thay đổi đáng kể các quy định về nhập khẩu gạo, kể cả quy định thuế quan, kiểm soát chặt chẽ xuất khẩu qua đường tiểu ngạch.

Hải quan Trung Quốc thực hiện nghiêm các biện pháp quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc đối với nông sản nhập khẩu. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng nỗ lực đa dạng hóa thương mại.

Chuyên gia ngành lúa gạo nhận định, các rào cản chính sách từ phía Trung Quốc mới chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam chứ không phải do kinh tế Trung Quốc giảm tốc hay đồng Nhân dân tệ mất giá.

Sau cú sụt giảm mạnh nhất trong lịch sử xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, năm 2020-2021, kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường này dần phục hồi, lần lượt ở mức 463 triệu USD và 522 triệu USD.

Năm 2022, theo thống kê sơ bộ, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đạt 432,3 triệu USD, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm 2021. 10 tháng năm 2022, thị phần gạo Việt Nam tại Trung Quốc chỉ chiếm gần 13% - con số ngày càng teo tóp.

Khó đăng ký xuất hàng sang Trung Quốc

Về chuyện xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), cho rằng việc chiếm lĩnh, mở rộng thị trường mới là rất quan trọng. Tuy nhiên, trước khi làm được điều đó, phải đảm bảo giữ được những thị trường truyền thống; trong đó có thị trường Trung Quốc.

Tại diễn đàn kết nối cung cầu ngành lúa gạo mới đây, ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, nhấn mạnh, các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm tới Trung Quốc. Thực tế, xuất khẩu gạo Campuchia sang Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng khá mạnh trong vài năm gần đây.

Gạo Việt dần vắng bóng tại thị trường Trung Quốc
Dù ngày càng khó tính nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường lớn và tiềm năng (Ảnh: Hoàng Hà)

Trong khi đó, Việt Nam mới có 22 doanh nghiệp được cấp phép xuất gạo vào Trung Quốc, với hạn ngạch nhất định, theo nghị định thư ký giữa hai nước năm 2016. Hải quan Trung Quốc có thể truy xuất sản lượng, hạn mức của từng doanh nghiệp được cấp phép, không có cơ hội gian dối. “Chúng ta đang kiến nghị với Trung Quốc bổ sung thêm nhà máy được cấp phép xuất khẩu gạo tẻ, gạo thơm, gạo nếp”, ông Hoà cho hay.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã phản ánh tình trạng khó đăng ký xuất khẩu gạo sang thị trường 1,4 tỷ dân tại diễn đàn trực tuyến “Thúc đẩy giao thương nông sản, thực phẩm giữa Việt Nam - Trung Quốc”, ngày 10/2.

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), cho hay, thời gian qua, Trung Quốc thay đổi các điều kiện về an toàn thực phẩm cũng như đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu theo Lệnh 248, 249.

Để được chấp thuận xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ thông tin theo quy định, chứng minh đầy đủ thành phần hồ sơ liên quan đến công đoạn sản xuất ngoài đồng ruộng đến thu hoạch, sơ chế, chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm HACCP. Cục Bảo vệ thực vật đã hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện theo các bước, nộp hồ sơ để Tổng cục Hải quan Trung Quốc xem xét, phê duyệt.

Trước đó, ông La Vân Phi - CEO một DN xuất khẩu gạo lớn, cho rằng, muốn xuất khẩu được nhiều sản phẩm vào Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt cần phải có kinh nghiệm và hiểu rõ nhu cầu của đối tác. Đồng thời, thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, tránh việc đưa hàng lên biên giới lại phải quay đầu, rất tốn kém. Khi đàm phán, cũng cần chuẩn bị hồ sơ chào hàng theo nhu cầu của đối tác, khả năng thành công sẽ lớn hơn.

Ngoài ra, ông Phi lưu ý, các DN cần nghiên cứu để phát huy thế mạnh từng nhóm sản phẩm gạo theo từng phân khúc khác nhau. Sau đó, liên kết với nông dân để tạo ra chuỗi sản xuất lúa gạo, đáp ứng các yêu cầu của thị trường Trung Quốc. Tức chúng ta sẽ sản xuất và bán sản phẩm thị trường cần, chứ không phải bán sản phẩm mà mình sẵn có.

Chuyên gia ngành lúa gạo nhận định, để xuất khẩu gạo vào Trung Quốc, Mỹ mất tới 12 năm đàm phán, Campuchia cũng trải qua một quá trình dài mới xuất khẩu thành công vào thị trường này. Việt Nam có sẵn lợi thế xuất khẩu gạo chính ngạch, quãng đường đưa gạo sang Trung Quốc khá gần, chi phí vận chuyển rẻ hơn đi châu Phi hay các thị trường khác. Rõ ràng, đây là thị trường lớn và tiềm năng, các doanh nghiệp gạo Việt Nam không nên bỏ qua.

vietnamnet.vn

Tin mới cập nhật

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý I/2025, xuất khẩu hồ tiêu giảm mạnh về lượng nhưng kim ngạch lại tăng vọt nhờ giá xuất khẩu tăng hơn 65% – mức cao nhất từ trước đến nay.
Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ.
Thanh long vượt sầu riêng, trở lại

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Trái thanh long bất ngờ lập kỷ lục mới trong 2 tháng đầu năm 2025, vượt qua chuối và sầu riêng để dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả.
Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Quý 1/2025, Việt Nam đã xuất khẩu 47.660 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen chiếm 39.853 tấn và tiêu trắng đạt 7.807 tấn.
Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Tháng 3/2025, Việt Nam xuất khẩu 266.682 tấn phân bón, đạt gần 91 triệu USD, tăng mạnh cả lượng và kim ngạch nhưng giá bình quân giảm gần 14%.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tuyên truyền về những cam kết của Việt Nam trong bảo vệ rừng sẽ góp phần mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ.
Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Thanh long đạt kim ngạch 93,8 triệu USD, vượt sầu riêng để trở thành mặt hàng xuất khẩu rau quả dẫn đầu trong hai tháng đầu năm với tỷ trọng gần 13,7%.
Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%

Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa TP. Hà Nội quý I/2025 cao nhất trong nhiều năm gần đây, ước đạt 14,3 tỷ USD.
Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo

Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo

Tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng hơn thị trường cho nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo là nhiệm vụ quan trọng.
Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng

Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng

Theo số liệu thống kê, quý I/2025, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 2,45 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2024.

Tin khác

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Xúc tiến xuất khẩu tại chỗ được ghi nhận là kênh hỗ trợ xuất khẩu hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp còn nhiều vướng mắc cho các đơn vị triển khai.
Giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt gần 6.500 USD/tấn

Giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt gần 6.500 USD/tấn

Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đen của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2025 đạt 6.494 USD/tấn, tăng 74,6% so với cùng kỳ năm trước.
Infographic| Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 162 tỷ USD

Infographic| Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 162 tỷ USD

Theo Cục Hải quan (Bộ Tài chính), tính từ đầu năm đến 15/3/2025, quy mô kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta đạt hơn 162 tỷ USD.
Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%

Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%

Tháng đầu năm 2025, Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam 14,88 nghìn tấn hạt điều, với trị giá 102,45 triệu USD, tăng 14,7% về lượng và tăng 45% về trị giá.
Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam thu hút nhiều ‘ông lớn’

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam thu hút nhiều ‘ông lớn’

Việt Nam - Singapore có nền tảng vững chắc, thể hiện qua chuỗi 14 khu công nghiệp VSIP trên toàn quốc. Và hợp tác ngành bán dẫn là lĩnh vực tiềm năng hai bên.
Infographic | Tổng kim ngạch thương mại Việt Nam-Brazil đạt 1,44 tỷ USD

Infographic | Tổng kim ngạch thương mại Việt Nam-Brazil đạt 1,44 tỷ USD

Hai tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch thương mại xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Brazil đạt 1,44 tỷ USD.
Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

Tình trạng kiểm soát chất lượng gắt gao từ Trung Quốc đang tạo ra những trở ngại lớn đối với ngành xuất khẩu rau quả Việt Nam.
Xúc tiến thương mại - lực đẩy cho xuất khẩu da giày

Xúc tiến thương mại - lực đẩy cho xuất khẩu da giày

Xuất khẩu tới 80% sản lượng, ngành da giày luôn đề nghị Bộ Công Thương hỗ trợ triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng hơn nữa thị trường.
Ninh Bình gia tăng hiệu quả xúc tiến thương mại

Ninh Bình gia tăng hiệu quả xúc tiến thương mại

Năm 2025, Sở Công Thương Ninh Bình triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tạo lực đẩy cho sản phẩm tham gia sâu hơn vào thị trường.
“Chất xúc tác” cho xuất khẩu sản phẩm cơ khí

“Chất xúc tác” cho xuất khẩu sản phẩm cơ khí

Sản phẩm cơ khí của Việt Nam vẫn chưa vươn rộng ra thị trường thế giới, thực hiện nhiều hơn hoạt động xúc tiến thương mại là giải pháp thúc đẩy xuất khẩu.

Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Mỗi ngày hàng chục đơn hàng được đóng đi khắp nơi, dâu tằm trở thành “ngôi sao” lợi nhuận của các tiểu thương trong mùa hè năm nay.
Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư có thể quay lại giải ngân ở những cổ phiếu đã hoàn thành nhịp điều chỉnh về vùng nền cũ và thu hút dòng tiền.
Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh.
Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ.
Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp rung lắc để cơ cấu danh mục theo hướng bán giảm những mã bước vào nhịp điều chỉnh.
'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cảnh sát giao thông xử phạt nghiêm nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, sau khi video vi phạm lan truyền rộng rãi.
Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, cần tận dụng nhịp rung lắc để gia tăng tỷ trọng ở những cổ phiếu có diễn biến tích cực hơn so với mặt bằng chung.
Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Hơn 1,1 triệu thí sinh được tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025 từ ngày 15/4 đến ngày 18/4 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Trái thanh long bất ngờ lập kỷ lục mới trong 2 tháng đầu năm 2025, vượt qua chuối và sầu riêng để dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả.
Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Hàng trăm vụ vi phạm trong kinh doanh hàng hóa đã được lực lượng quản lý thị trường phát hiện, xử lý thông qua các cuộc gọi đến đường dây nóng.
Phiên bản di động