Gần 940 tỷ đồng mở rộng đường dẫn cao tốc TP.Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây
Tại kỳ họp thứ 18 ngày 27/9, Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh khóa X đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án mở rộng đường dẫn cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
Cụ thể, đoạn đường dẫn từ nút giao An Phú đến đường Vành đai 2 trên địa bàn thành phố Thủ Đức là một phần của đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, giữ vai trò tuyến kết nối chính của cao tốc Bắc - Nam với TP. Hồ Chí Minh.
![]() |
Cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: Báo Chính phủ |
Theo đó, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố sẽ làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư dự án là 938 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Thành phố.
Năm 2024 - 2025 sẽ thực hiện các thủ tục liên quan của dự án. Quý III/2025 dự kiến khởi công dự án; thi công hoàn thành và đưa vào khai thác quý IV/2026.
Theo Nghị quyết vừa được thông qua, dự án sẽ mở rộng đoạn tuyến dài hơn 3km lên quy mô hoàn chỉnh 8 làn xe. Trong đó, đoạn mở rộng có phần đường dài khoảng 2,2km và phần cầu dài hơn 900m gồm cầu Mương Kênh, cầu vượt đường Đỗ Xuân Hợp. Điểm thuận lợi của dự án là ít phải giải phóng mặt bằng vì đã thực hiện trước đây.
Việc đầu tư mở rộng đường dẫn cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đoạn từ nút giao thông An Phú đến đường Vành đai 2, cùng với các dự án giao thông đang triển khai trong khu vực sẽ hình thành một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, việc mở rộng đường dẫn cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây sẽ từng bước hoàn chỉnh và hoàn thiện mạng lưới giao thông theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực TP. Hồ Chí Minh nói chung và thành phố Thủ Đức nói riêng.
Ngoài ra, khi dự án hoàn thành sẽ phát huy hiệu quả kết nối khu vực Đông Nam Bộ, kết nối Cảng hàng không quốc tế Long Thành và các tuyến cao tốc, quốc lộ, giải tỏa ách tắc giao thông trong khu vực.
Được biết, cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đưa vào hoạt động từ năm 2016 với chiều dài 55km, quy mô 4 làn xe. Theo Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh, kể từ khi đưa vào khai thác, lưu lượng xe trên cao tốc không ngừng tăng.
Tin mới cập nhật

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,8%

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3
Tin khác

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

'Lối đi riêng' của tỉnh top 10 thu hút vốn FDI lớn

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Điểm tên ngành hàng xuất khẩu tiềm năng sang Hungary?

Infographic | Điểm sáng kinh tế Việt Nam 2 tháng năm 2025
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân
