Gần 15% vốn đầu tư công thuộc nguồn ngân sách nhà nước chưa phân bổ
Giải ngân vốn đầu tư công 11 tháng mới đạt 52,43% kế hoạch Thách thức nào cho giải ngân vốn đầu tư công năm 2023? |
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến nay tổng số vốn đầu tư công thuộc nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 chưa phân bổ chi tiết là 104.611,593 tỷ đồng, chiếm 14,80% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
![]() |
Thi công cầu Thầy Xếp trên tuyến đường ven biển Rạch Giá-Hòn Đất, Kiên Giang bằng vốn đầu tư công. (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN) |
Báo cáo nêu rõ, đến ngày 31/1, tổng số vốn đầu tư công thuộc nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 đã phân bổ là 638.613,081 tỷ đồng, đạt 90,32% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao (707.044,198 tỷ đồng).
Bộ Tài chính cho biết nếu không tính số kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương mà các địa phương giao tăng là 36.180,476 tỷ đồng thì tổng số vốn đã phân bổ là 602.432,605 tỷ đồng, đạt 85,20% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao.
Trong số vốn chưa phân bổ, số vốn của các bộ, cơ quan trung ương là 22.751,426 tỷ đồng, chiếm 11,71% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Số vốn chưa phân bổ tại các địa phương là 81.860,167 tỷ đồng, chiếm 15,96% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Báo cáo của Bộ Tài chính cũng nêu rõ đối với nguồn vốn ngân sách trung ương (không bao gồm vốn Chương trình mục tiêu quốc gia), trong số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã gửi báo cáo phân bổ kế hoạch vốn năm 2023, có 14/33 bộ, cơ quan trung ương và 40/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn ngân sách trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ giao.
Đáng chú ý, một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ vốn chưa phân bổ khá cao như Hải Phòng (100%), Ninh Bình (100%), Văn phòng Trung ương Đảng (80,2%).
Năm 2023, tổng nguồn vốn kế hoạch đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước là 756.111,862 tỷ đồng, trong đó, vốn trong nước là 727.111,86 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 29.000 tỷ đồng.
Bộ Tài chính cho biết nguyên nhân vốn trong nước chưa phân bổ chủ yếu là do các dự án chưa đảm bảo thủ tục đầu tư nên chưa đủ điều kiện để giao chi tiết kế hoạch vốn; vốn nước ngoài chưa phân bổ do chưa hoàn thành thủ tục ký hiệp định vay, chưa được ký thỏa thuận vay với nhà tài trợ hoặc đang lấy ý kiến nhà tài trợ để hoàn thiện thủ tục sử dụng vốn dư.
Đối với nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương, có 32/63 địa phương giao kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương tăng so với Thủ tướng Chính phủ giao từ nguồn thu sử dụng đất, nguồn tăng thu, nguồn xổ số kiến thiết của địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 18/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương. Nguyên nhân là do một số địa phương mới giao kế hoạch đợt 1, một số dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, chưa phân bổ hết vốn đầu tư từ nguồn sử dụng đất, bội chi ngân sách địa phương.
Đối với vốn kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia, đến thời điểm cuối tháng 1/2023, Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch vốn của 39/48 địa phương. Hiện, có 16/39 địa phương đã phân bổ vốn chi tiết đến danh mục dự án.
Bộ Tài chính cho biết qua quá trình thực hiện việc kiểm tra, rà soát việc phân bổ kế hoạch vốn của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Bộ Tài chính nhận thấy còn một số vấn đề tồn tại như phân bổ vốn cho một số dự án chưa đủ điều kiện giải ngân, dự án khởi công mới chưa có quyết định đầu tư; dự án chuẩn bị đầu tư chưa có dự toán chuẩn bị đầu tư được phê duyệt…
Bộ Tài chính đã có văn bản gửi các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đề nghị điều chỉnh lại kế hoạch phân bổ chi tiết theo đúng quy định làm căn cứ để nhập dự toán và kiểm soát thanh toán cho các dự án./.
Tin mới cập nhật

SSI Research: Doanh nghiệp tư nhân bứt phá, dẫn sóng thị trường chứng khoán

Hơn 194.023 tài khoản chứng khoán mới, cao nhất trong 8 tháng

Chứng khoán bứt phá nhờ hệ thống KRX đi vào vận hành

Ngân hàng giữ vai trò chủ lực trên thị trường trái phiếu

Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc cấp phép sàn Forex?

Tín dụng ngân hàng tiếp sức thị trường trái phiếu

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Thị trường chứng khoán kỳ vọng phục hồi mạnh trong tháng 5

Trái phiếu công chúng tăng vọt, ngân hàng chiếm thế áp đảo

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục
Tin khác

Trái phiếu doanh nghiệp đối mặt áp lực đáo hạn tăng

Cho vay chứng khoán quý I tăng mạnh, lập kỷ lục mới

Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới

An toàn hệ thống tín dụng: Cần đòn bẩy pháp lý mới

Quý I/2025, Google, Meta, Microsoft, TikTok... nộp 2.832 tỷ đồng tiền thuế

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 4/2025?

Điều gì khiến thanh khoản trái phiếu tháng 3 khởi sắc?

Nhóm ngành nào có thanh khoản tăng nổi bật trong tháng 3/2025?

Thị trường chứng khoán đối mặt thách thức và cơ hội mới

Tổng vốn đầu tư nước ngoài quý I/2025 tăng gần 35%
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam
