Đừng cò kè chai nước trên đỉnh Yên Tử
Đề nghị bổ sung Bãi cọc Bạch Đằng vào Hồ sơ Yên Tử trình UNESCO “Tiền chùa” và những trăn trở của Bộ Tài chính Du xuân rộn ràng với các lễ hội mùa xuân từ Bắc vào Nam |
Mạng xã hội những ngày gần đây chia sẻ câu chuyện về một cụ ông 70 tuổi, ngày ngày mưu sinh bằng cách gánh thuê 50kg hàng leo 8km đường núi lên đỉnh Yên Tử (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh). Kèm theo đó là lời nhắc “khi mua một chai nước có giá đắt gấp 4 – 5 lần bình thường trên đỉnh núi, hãy hoan hỉ!”. Đa số bạn đọc đều bày tỏ sự khâm phục, chia sẻ, cảm thương, có người còn xin địa chỉ phu hàng để làm từ thiện.
Tôi đi Yên Tử nhiều lần, cũng đã gặp và trò chuyện với những người gánh hàng thuê. Đa số họ là trung niên hoặc người già, đôi vai chai sần vì đòn gánh trĩu nặng. Có gia đình hai cha con cùng gánh hàng, mồ hôi cha già chưa dừng rơi, thì mồ hôi con trẻ lại chảy xuống núi thiêng để đổi lấy bát cơm cho cả gia đình. Hàng hóa được xếp chặt hai thùng xốp, chủ yếu là nước lọc, bia, trà chanh, đá lạnh... và thực phẩm. Những năm gần đây có cáp treo, nhưng giá vé đắt đỏ lại không thuận tiện nên hầu hết người bán hàng dọc đường lên núi vẫn thuê người gánh bộ. Một chuyến hàng vắt kiệt sức lực như thế, phu hàng được trả không quá 200.000 đồng.
![]() |
Hình ảnh những người phu gánh hàng chậm rãi bước từng bước nhọc nhằn lên đỉnh núi Yên Tử khiến nhiều người rưng rưng. Ảnh: MXH |
Mang được những chai nước giải khát lên núi để bán không phải dễ dàng. Đến tay người dùng, phải trải qua hàng loạt công đoạn tốn kém nữa. Vì vậy, tôi thật sự cảm thấy khó hiểu khi nhiều người cò kè, trả giá rồi kêu đắt, bị “cắt cổ” khi mua một chai nước lọc với giá 35.000 – 40.000 đồng trên đỉnh núi. Bởi nếu không muốn mua với giá cao, họ hoàn toàn có thể tự mang nước lên để sử dụng.
Tôi cũng thấy rất lạ khi có nhiều người vào quán cà phê ở những con phố trung tâm, chất lượng đồ uống có thể chưa chắc đã ngon hơn ở quán bình dân, nhưng lại kêu “giá chát”. Ai cũng biết, đến những quán như vậy không chỉ là để giải khát mà còn là không gian để thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, để gặp gỡ bạn bè, đối tác hoặc thậm chí là để tận hưởng một khoảnh khắc bình yên một mình. Bên cạnh đó, giá của một ly cà phê nhiều khi không chỉ là trả cho chất lượng sản phẩm, mà còn về trải nghiệm và dịch vụ mà nhà hàng cung cấp. Nhiều người không biết vô tình hay cố ý mà không chịu hiểu điều này. Họ mặc cả với tất cả, cái gì cũng chê đắt, mua gì cũng nghĩ bị người bán lừa.
Nhưng cũng chính những người này, khi vào trung tâm mua sắm lớn, lại sẵn sàng bỏ ra tiền triệu để mua món đồ mà không hề mặc cả, dù mức giá nhiều khi cao đến vô lý. Họ mặc nhiên cho rằng hàng hóa ở đó xịn sò, tiền nào của ấy, không cần phải trả giá. Hoặc nhiều khi để thể hiện cái tôi, tỏ ra mình giàu có, hào phóng, không để “mất mặt”. Thế nhưng, chỉ cần rời khỏi sự hào nhoáng, bước vào những hàng quán nhỏ lẻ, hay gọi gánh hàng rong, họ trả đến từng xu lẻ và hả hê khi kiếm được chút lợi từ việc... mua rẻ!
Trong cuộc sống hàng ngày, việc mặc cả và trả giá không chỉ là một thói quen mà còn là một phần của văn hóa và tư duy tiêu dùng của chúng ta. Tuy nhiên, trước khi "cò kè bớt một thêm hai", hãy suy nghĩ về điều kiện làm việc của người lao động và những khó khăn mà họ phải đối mặt hàng ngày. Và nếu có thể, hãy nhớ thêm một điều rằng, biết đâu ở một nơi nào đó, trong một thời điểm nào đó những người thân của chúng ta hoặc chính chúng ta cũng sẽ phải đối diện với việc bị trả một mức giá thấp nhất có thể, không xứng đáng với sự cống hiến và sức lao động cùng cực của mình.
Hãy mặc cả một cách có trách nhiệm, hiểu biết và trân trọng công sức của người khác!
>>> Quan điểm của bạn thế nào về vấn đề này? Chia sẻ ý kiến hoặc bài viết ở bình luận bên dưới. Những ý kiến hay, được đăng tải sẽ hưởng chế độ nhuận bút theo quy định!
Tin mới cập nhật

Lâm Đồng cam kết đồng hành, 'trải thảm đỏ' đón nhà đầu tư

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lịch trình Lễ diễu binh, diễu hành tại TP. Hồ Chí Minh ngày 30/4

Món ăn đường phố Việt lọt top ngon nhất Đông Nam Á

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Đại thắng mùa Xuân 1975: Mốc son chói lọi của lịch sử

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh 2/9 của năm 2025
Tin khác

Du lịch Khánh Hòa nâng chất du lịch dịp cao điểm 30/4 – hè 2025

Du lịch TP. Hồ Chí Minh đón 'cơ hội vàng' dịp 30/4

Tuồng, chèo, cải lương hòa nhịp mừng Đại thắng mùa Xuân

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Tổ chức loạt sự kiện tôn vinh quyền tác giả nhân Ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26/4

Khởi động cuộc thi Hoa hậu biển đảo Việt Nam 2025

Hà Tĩnh: Dự án chưa bàn giao, hàng loạt cây xanh đã bị chết

Bắc Giang dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP quý I/2025

Dẫn đầu khu vực nhờ giáo dục: Việt Nam đã sẵn sàng?

Kỹ năng sinh tồn khi xảy ra động đất
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân
