Doanh nghiệp linh hoạt, chủ động thích ứng với đại dịch
Cơ hội tái cấu trúc doanh nghiệp
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, dịch Covid-19 lần thứ 4 đã tác động mạnh khiến các doanh nghiệp (DN) lao đao về tài chính, do không thu được tiền bán hàng, đứt gãy nguồn cung nguyên liệu. Nhiều đơn hàng bị hủy, quy mô sản xuất giảm trong khi tích lũy vốn của DN Việt Nam còn hạn chế.
![]() |
Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, doanh nghiệp cần chủ động nâng cao năng lực nội tại để vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19 (Ảnh: Quỳnh Nga) |
Nhiều DN không còn khả năng trụ vững, buộc phải rút lui khỏi thị trường, nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh. Tuy nhiên, cũng trong rủi ro đó lại có tính hai mặt. Đó là, nếu DN biết tận dụng và coi đó là cơ hội để tái cấu trúc mạnh mẽ, chuyển đổi số để hòa nhập tốt hơn trong kỷ nguyên số hóa, sẽ nhận được giá trị thực của phát triển bền vững.
Đồng ý quan điểm trên, ông Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng GDP dương liên tục, chính là nhờ vào sự cố gắng, nỗ lực của một bộ phận lớn DN vượt qua khó khăn, tác động của dịch bệnh.
Ông Cường dẫn chứng, nhìn lại hơn một năm qua, có thể thấy, sự chuyển dịch của DN rất nhanh, bắt đầu từ xoay chuyển tình thế, chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh, như chuyển qua sản xuất khẩu trang, bảo hộ, dung dịch sát trùng, sát khuẩn. Điều này, không chỉ giúp DN cung ứng đủ hàng hoá phục vụ thị trường trong nước mà còn cả thị trường quốc tế.
“Bên cạnh đó, hàng loạt DN cũng đã thích ứng khá nhanh với công cuộc chuyển đổi số. Việc chủ động, linh hoạt chuyển sang phương thức tiếp cận thị trường bằng công nghệ, giới thiệu, kinh doanh hàng hóa thông qua nền tảng số, đã giúp DN không dừng lại ở tiêu thụ trong nước, mà vươn ra bắt tay, kết nối với bạn hàng nước ngoài để duy trì xuất khẩu” - ông Cường nói.
Chia sẻ thêm, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho hay, dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề nhất cho DN, nhất là những DN nhỏ và vừa vừa, đặc biệt DN ngành du lịch, khách sạn… Nhưng mặt khác, vẫn có những mảng, lĩnh vực có điểm sáng như DN xuất khẩu, logistics, kinh doanh trên mạng hoặc tài chính ngân hàng...
Tuy nhiên, theo ông Thân, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, DN sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Ngoài tìm biện pháp khắc phục, cần phải nghĩ đến một kịch bản xấu nhất đến tăng trưởng kinh tế và phải xác định sống chung với nó.
Chủ động thích ứng
Để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế, từ đầu năm 2021 đến nay, hàng loạt chính sách hỗ trợ DN, người dân tiếp tục được Chính phủ và Bộ Tài chính thực hiện. Bộ Tài chính dự kiến các giải pháp này sẽ đạt khoảng 135.000 tỷ đồng hỗ trợ cho người dân, DN. Riêng chính sách giảm, hoãn thuế 27.500 tỷ đồng, gói an sinh xã hội 26.000 tỷ đồng. Gói điện, nước, phí, chi phí chống dịch hàng chục nghìn tỷ đồng và gói giảm thuế tới đây khoảng 20.000 tỷ đồng…
Theo ông Nguyễn Văn Thân, các giải pháp hỗ trợ nêu trên được đánh giá là kịp thời, có tác động tích cực và được cộng đồng DN, góp phần tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trì tăng trưởng của năm 2020 cũng như kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên, cần phải tạo cơ chế linh hoạt cho người thực hiện các gói hỗ trợ này để mục tiêu hỗ trợ thực sự đạt hiệu quả.
Mặt khác, trong giai đoạn cam go, nhiều bằng chứng DN đang đuối sức, cần hỗ trợ để có khả năng phát triển và trụ vững. Nhưng chính sách hỗ trợ chỉ góp phần tăng khả năng chống chọi của DN. Vấn đề chính là, năng lực nội tại của DN và khả năng phục hồi của nền kinh tế.
“Chúng ta phải nhìn nhận, áp lực của dịch bệnh buộc DN phải thay đổi, chứ không phải thay đổi trong môi trường bình thường. Vì vậy, có những khoảng trống trong kiến thức, trong hoạt động quản trị, điều hành. Sự thiếu hụt này phải bổ sung ngay, nếu không, DN sẽ bị trả giá do chưa thích ứng về mặt con người” - ông Tô Hoài Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chia sẻ thêm.
Theo GS.TS. Hoàng Văn Cường: Bên cạnh sự chia sẻ, nỗ lực hỗ trợ của Nhà nước, bản thân các DN cũng cần chủ động nhìn thấy cơ hội trong khó khăn. Các DN cần chuyển đổi hướng đầu tư, quy trình công nghệ để chen chân được vào những chỗ đứt gãy của chuỗi cung ứng, tránh phụ thuộc; nâng cao năng lực của DN để có thể chủ động tham gia vào thị trường thế giới. |
Tin mới cập nhật

Honda Việt Nam nhận giải thưởng Rồng Vàng 2025: Hướng trọng tâm vào phát triển xanh

Bia Hà Nội 'gõ cửa' nhiều thị trường khó tính

Thực phẩm - bao bì xanh: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Xanh hóa sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh

Mỏ đá vôi hơn 5,4 ha ở Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Thông tin về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của Công ty Health Quốc tế

Những thị trường xuất khẩu thức ăn gia súc của Việt Nam

Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vaccine

Chuyên gia kỳ vọng chip AI thế hệ Rubin của Nvidia sớm 'lên kệ', tạo động lực tăng trưởng mới

Doanh nghiệp Yeast Era giành giải quán quân cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
Tin khác

MM Mega Market Việt Nam tổ chức sự kiện Masterclass cho nhóm khách hàng B2B

Công nghệ - Nguồn lực - Hiểu thị trường: 3 yếu tố để mỹ phẩm Việt không thua trên sân nhà

Kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng

Công ty Thanh Thảo Hoà Bình: Vốn nhỏ nhưng là 'tay' thầu to tại huyện Đà Bắc

Chủ Regal Residence Luxury cuối năm 2023: Tồn kho 'chất đống', thanh khoản thấp

Y Dược Sâm Ngọc Linh: Kỳ vọng doanh thu 2026 ngàn tỷ, năm 2023 mới 4,7 tỷ đồng

Tỷ lệ tiết kiệm trong gói thầu tại Việt Đức 21,7%: BaViMilk 'hy sinh' lãi hay chất lượng?

“Cuộc chiến” thương hiệu Ba Vì trong ngành sữa: BaViMilk bất ngờ doanh thu khủng, thuế thấp

Bất ngờ về chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng

KMS Technology được vinh danh 'Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024'
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân
