Doanh nghiệp hiến kế gì để du lịch Việt Nam bứt phá?

Để du lịch Việt Nam phát triển, các doanh nghiệp đã hiến kế tại Hội nghị toàn quốc về du lịch “Đẩy nhanh phục hồi – Tăng tốc phát triển” sáng 15/3.
Doanh nghiệp du lịch, dịch vụ đón tín hiệu tăng trưởng từ thị trường Trung Quốc Website quảng bá du lịch Việt Nam ra nước ngoài tăng hạng Đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển ngành du lịch

Kiến nghị sửa đổi những bất cập về chính sách visa

Mở cửa du lịch trở lại từ ngày 15/3/2022, Việt Nam được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) nhận định là một trong những nước có chính sách mở cửa cởi mở trên thế giới. Toàn ngành đã có cơ hội lớn để thúc đẩy du lịch phục hồi sau COVID-19. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2022 đạt gần 3,7 triệu lượt người, tổng thu từ khách du lịch đạt 495 nghìn tỷ đồng (vượt trên 23% so với kế hoạch năm 2022).

Chỉ số về năng lực phát triển du lịch của Việt Nam tăng 8 bậc so với năm 2019, xếp hạng 52/117 nền kinh tế. Với 6/17 chỉ số trụ cột được xếp vào nhóm dẫn đầu thế giới, du lịch Việt Nam là một trong ba nước có mức tăng trưởng cao nhất. Tuy vậy, lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn chưa đạt được như kỳ vọng, vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn cần khắc phục.

Doanh nghiệp hiến kế gì để du lịch Việt Nam bứt phá?
Du lịch Việt Nam vẫn trong tình trạng đi trước về sau

Tại Hội nghị du lịch toàn quốc về du lịch chủ đề “Đẩy nhanh phục hồi – Tăng tốc phát triển” sáng nay (15/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu cần làm rõ đâu là nguyên nhân chủ quan khi mà du lịch Việt Nam mở cửa sớm nhưng lại "đi trước về chậm"? Tại sao tỷ lệ khách du lịch quốc tế trở lại Việt Nam còn thấp? Các giải pháp đúng và trúng chưa? Tại sao vẫn có tình trạng manh mún trong du lịch?

Trả lời câu hỏi của Thủ tướng là tại sao chúng ta mở cửa du lịch sớm mà về đích lại chưa được như mong muốn, tại Hội nghị, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietravel - ông Nguyễn Quốc Kỳ nêu kiến nghị Chính phủ cần có chính sách linh hoạt và nhanh, đủ lâu để ngấm và thấm. Trong đó, về chính sách visa, Quốc hội, Chính phủ phải nhanh chóng thay đổi cơ chế, điều chỉnh Luật cần thiết để mở chính sách visa bằng các nước trong khu vực để cạnh tranh hơn.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Quốc Kỳ, chúng ta sửa đổi, hoàn thiện chính sách về thuế VAT, điện, tiếp cận nguồn vốn Quỹ xúc tiến du lịch, đặc biệt cần sửa luật để mở văn phòng xúc tiến du lịch của Việt Nam ở nước ngoài; xem xét, tính toán lại mục tiêu 8 triệu khách quốc tế năm 2023, cần đặt mục tiêu cao hơn để phấn đấu.

Đồng thời, tăng cường liên kết giữa các sản phẩm du lịch cạnh tranh về giá, cũng như giải quyết vấn đề liên quan vận chuyển; thông tin về lễ hội của đất nước cần thống nhất; kịp thời ban hành sớm chương trình về các lễ hội. Ông Nguyễn Quốc lấy ví dụ như năm du lịch quốc gia thì có bao nhiêu sự kiện, có bao nhiêu lễ hội năm 2024, tổ chức ở đâu, như thế nào. Chúng ta cần công bố khung lễ hội chính thức của Việt Nam để cho các du lịch, sứ quán bám vào để truyền thông.

Đặc biệt, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietravel đề nghị xây dựng bản đồ số về du lịch. “Chúng ta nói nhiều về chuyển đổi số nhưng chúng ta chưa có bản đồ số quốc gia về du lịch. Chúng ta cần làm sớm cái này trong đó thể hiện toàn bộ tài nguyên về du lịch, toàn bộ địa điểm du lịch, dịch vụ"- ông kỳ nhấn mạnh.

Đại diện Công ty Oxalic Adventure, TP.Hồ Chí Minh thu hút sự quan tâm về nghiên cứu lại mô hình kinh doanh du lịch tại Việt Nam. Theo đại diện Công ty Oxalic Adventure hiện đa số công ty du lịch Việt đang kinh doanh theo mô hình B2B, tức là xây dựng sản phẩm, chào bán cho đối tác xong thì đối tác mới bán cho khách du lịch, sau đó chúng ta nhận khách và thực hiện chương trình đó.

Phân tích thêm về mô hình này, đại diện Công ty Oxalic Adventure cho rằng, hầu hết thị trường châu Á là đang đi theo đoàn và loại hình trên đang hoạt động rất tốt, điển hình là năm 2019 chúng ta có 14 triệu khách du lịch châu Á vào Việt Nam, trong khi đó thị trường châu Âu và Bắc Mỹ lại rất khiêm tốn, có 4 triệu khách. "Khi thị trường châu Á tốt như vậy thì sản phẩm chúng ta có Bà Nà Hill, Phú Quốc, Nha Trang, rất nhiều sản phẩm hiện đại, xây dựng cho khách du lịch châu Á"- đại diện Công ty Oxalic Adventure cho hay.

Tuy nhiên, hiện có những thay đổi lớn trong mô hình du lịch, đặc biệt là khách châu Âu và Mỹ trong những năm gần đây người ta chuộng mô hình tự đi du lịch, không qua công ty du lịch nữa, tự đặt vé máy bay, tự đặt tour và tự đặt mọi thứ. Theo đại diện Oxalic Adventure, điều này gây ra những than phiền đối với chính sách visa mặc dù chính sách ngày càng thông thoáng hơn bởi, trước đây, các hãng lữ hành lo thủ tục visa cho khách, nhưng khi khách muốn tự đi du lịch thì phải tự xin visa, phát sinh ra nhiều vấn đề, khiến họ có thể thay đổi điểm đến khi quyết định đi du lịch.

Vì thế, ngành du lịch Việt Nam cần xác định được mục tiêu xây dựng sản phẩm đúng với nhu cầu du lịch, "khách châu Á có nhu cầu du lịch khác, khách châu Âu có nhu cầu khác"; các cơ quan du lịch Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa du lịch B2C (doanh nghiệp làm việc với khách hàng), hạn chế phụ thuộc vào công ty đối tác nước ngoài; Tổng cục Du lịch có những chương trình quảng bá sản phẩm du lịch rộng hơn nữa để nhận thức điểm đến.

Hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp du lịch

Phó Tổng Giám đốc Saigontourist - ông Võ Văn Tài nhấn mạnh, cần kiện toàn Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch nhằm tăng cường sự chỉ đạo của Chính phủ, sự liên kết, phối hợp của các bộ, ngành để nhanh chóng phục hồi, phát triển ngành du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn; cần sớm triển khai cụ thể giải pháp, kế hoạch quảng bá quốc tế quy mô lớn, trong đó cụ thể là chiến lược Maketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 vừa được ban hành vào đầu tháng 3/2023 một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và với ngân sách tương ứng.

Đại diện Saigontourist đề xuất, tập trung thông tin cho khách quốc tế về điểm đến Việt Nam an toàn, hấp dẫn và khác biệt. Cần sớm có kế hoạch quảng bá cụ thể hàng năm cho từng thị trường khác biệt; tập trung đẩy mạnh quảng bá, kích cầu dịch vụ du lịch dành cho khách quốc tế trên cơ sở liên kết chặt chẽ của các doanh nghiệp như lữ hành, hàng không, lưu trú, các đối tác lớn, địa phương; tăng cường quảng bá, tiếp thị trực tiếp tại các thị trường quốc tế trọng điểm và các thị trường mới, đặc biệt, đối với các thị trường Đông Bắc Á bắt đầu mở cửa phục hồi như Nhật Bản, Hàn Quốc và thị trường Trung Quốc bắt đầu mở cửa cho du khách đi du lịch từ ngày 15/3/2023, để trong thời gian sớm nhất khơi thông thị trường tàu biển Trung Quốc cũng như Đông Bắc Á.

Bên cạnh đó, ông Võ Văn Tài cho rằng, cần tiếp tục tăng cường vai trò đại diện của các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài trong công tác truyền thông, quảng bá thương hiệu quốc gia. "Du lịch quốc tế là một ngành kinh tế đối ngoại, một ngành xuất khẩu tại chỗ quan trọng mang lại nguồn thu lớn ngoại tệ, việc làm cho hàng triệu lao động do đó cần được quan tâm đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thông qua các hoạt động đối ngoại của các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài cùng với công tác xúc tiến thương mại, đầu tư trong nhiệm vụ đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, phục vụ phát triển đất nước"- ông Tài nhấn mạnh.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình đánh giá cao nỗ lực của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã xây dựng chương trình đẩy nhanh phục hồi phát triển du lịch. Đây là mong muốn của tất cả các doanh nghiệp du lịch.

Trước năm 2019, ngành có khoảng 40.000 doanh nghiệp với 1,5 triệu lao động trực tiếp và 2,5 triệu lao động gián tiếp, lực lượng rất lớn. Cho nên, theo ông Vũ Thế Bình, tất cả mọi người đang chờ đợi vào những quyết tâm của Chính phủ và sự hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước cho sự phục hồi.

Về những hạn chế của các doanh nghiệp du lịch chưa chủ động tích cực để kết nối với các thị trường, ông Vũ Thế Bình cho hay, sau 2 năm "đóng băng", năng lực của doanh nghiệp giảm sút nên khó kết nối, cho nên sự hỗ trợ lúc này của Nhà nước là vô cùng quan trọng. Vấn đề là hỗ trợ đúng hướng để giải quyết một các mạnh mẽ thì chúng ta mới có thể làm được.

Hiệp hội Du lịch Việt Nam là một tổ chức xã hội với thành phần có 57 thành viên là các hiệp hội của các tỉnh, các thành phố, có 6 hiệp hội chuyên ngành, 2 hiệp hội vùng có 15.000 hội viên là doanh nghiệp, hơn 30.000 hội viên là cá nhân trực tiếp. "Đây là lực lượng đủ mạnh để có thể làm được nhiều việc cho hoạt động khôi phục ngành du lịch"- ông Bình khẳng định.

Đề cập đến chương trình đẩy nhanh phục hồi du lịch, đại diện Hiệp hội Du lịch Việt Nam đề nghị phải đưa ra những chính sách hết sức cụ thể để có thể giao cho từng cơ quan làm ngay; Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị trong đó có một số việc cần làm ngay, đó là chuyển giá điện của các cơ sở lưu trú du lịch từ giá điện dịch vụ sang giá điện sản xuất và các ưu đãi về thuế sử dụng đất của các cơ sở du lịch.

Ngoài ra, cần khuyến khích, tạo điều kiện cho các tập đoàn du lịch lớn trên thế giới được thành lập doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam và được thực hiện tất cả các nghiệp vụ du lịch. "Việt Nam muốn đón loại khách chi trả cao, để có thể trở thành thị trường sang trọng về du lịch thì chắc chắn phải có các doanh nghiệp trên thế giới tham gia vào để chuyển khách hàng cho chúng ta"- ông Bình cho hay.

Bên cạnh đó, theo ông Vũ Thế Bình, phải hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp du lịch từ Quỹ phát triển du lịch này để triển khai các hoạt động xúc tiến du lịch trong nước và nước ngoài. Tạo điều kiện cho Hiệp hội Du lịch tổ chức văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ở các thị trường trọng điểm và đặc biệt hỗ trợ các hoạt động xúc tiến của văn phòng ở nước ngoài.

"Chúng tôi đề nghị thêm một việc nữa là để thu hút loại khách chi trả cao đến Việt Nam và để Việt Nam thành thị trường khách du lịch cao cấp có rất nhiều việc chúng ta cần phải làm, nhưng hiện nay một loạt các sản phẩm mới ra đời, trong đó có sản phẩm Nhà nước phải hỗ trợ ví dụ như du lịch thể thao"- ông Bình đề xuất.

Phát biểu kết luận Hội nghị toàn quốc về du lịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với VPCP và các cơ quan liên quan nghiêm túc tiếp thu tối đa các ý kiến phát biểu; sớm hoàn thiện, trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về đẩy nhanh phục hồi – tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.
Bảo Thoa

Tin mới cập nhật

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Giá vé máy bay tăng cao, nhiều người dân chọn du lịch "tại chỗ"

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Giá vé máy bay tăng cao, nhiều người dân chọn du lịch "tại chỗ"

Dịp nghỉ lễ 30/4– 1/5 năm nay, giá vé máy bay tăng cao khiến nhiều người quyết định chọn di chuyển bằng xe cá nhân, hoặc tìm điểm du lịch gần tiết kiệm chi phí.
Tour du lịch nội địa “ế ẩm” dịp 30/4 – 1/5, vì sao?

Tour du lịch nội địa “ế ẩm” dịp 30/4 – 1/5, vì sao?

Hơn 1 tuần nữa là kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 nhưng nhiều doanh nghiệp lữ hành cho biết thị trường du lịch nội địa khá trầm lắng, số lượng khách đặt tour không nhiều.
Cùng khám phá thủ đô Hà Nội trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Cùng khám phá thủ đô Hà Nội trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Đến Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, du khách có thể dành thời gian khám phá những địa danh nổi tiếng, thưởng thức những món ăn ngon...
Nghỉ lễ 30/4 – 1/5, du lịch địa điểm nào để không lo “cháy túi”?

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5, du lịch địa điểm nào để không lo “cháy túi”?

Người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5. Các địa điểm nghỉ dưỡng đang nhận được sự quan tâm của tín đồ yêu du lịch.
Hội chợ du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh 2024: Thúc đẩy xúc tiến du lịch

Hội chợ du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh 2024: Thúc đẩy xúc tiến du lịch

Hội chợ du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh 2024 (ITE HCMC 2024) sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh từ 5 đến 7/9/2024.
Xu hướng mới của ngành du lịch và công nghiệp giải trí

Xu hướng mới của ngành du lịch và công nghiệp giải trí

Xu hướng du lịch, vui chơi giải trí đang có có những thay đổi liên tục khi công nghệ phủ sóng toàn cầu.
Du lịch nội địa lo “ế khách” dịp lễ 30/4 - 1/5

Du lịch nội địa lo “ế khách” dịp lễ 30/4 - 1/5

Giá vé máy bay nội địa tăng cao vào dịp lễ 30/4 - 1/5 khiến các công ty du lịch, doanh nghiệp lưu trú, lữ hành trong nước đối mặt với nguy cơ ế ẩm, vắng khách.
Xúc tiến đầu tư, kết nối, phát triển du lịch tại thị xã Hồng Lĩnh

Xúc tiến đầu tư, kết nối, phát triển du lịch tại thị xã Hồng Lĩnh

Hội nghị “Xúc tiến đầu tư và kết nối phát triển du lịch văn hóa tâm linh năm 2024” vừa diễn ra tại Hà Tĩnh, thu hút sự quan tâm các doanh nghiệp.
Săn vé máy bay giá rẻ mùa cao điểm cần lưu ý điều gì?

Săn vé máy bay giá rẻ mùa cao điểm cần lưu ý điều gì?

Khi săn vé máy bay giá rẻ trong mùa cao điểm, có một số điều quan trọng bạn cần lưu ý để có được ưu đãi tốt nhất và tránh các rủi ro không mong muốn.
Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An

Tỉnh Quảng Nam đề nghị xem xét thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An.

Tin khác

Du xuân miền Bắc đầu năm mới: Loạt địa điểm tuyệt đẹp không nên bỏ qua

Du xuân miền Bắc đầu năm mới: Loạt địa điểm tuyệt đẹp không nên bỏ qua

Du xuân đầu năm mới được xem là một cách để cả gia đình quây quần bên nhau và chào đón những điều may mắn và suôn sẻ.
Du xuân rộn ràng với các lễ hội mùa xuân từ Bắc vào Nam

Du xuân rộn ràng với các lễ hội mùa xuân từ Bắc vào Nam

“Tháng Giêng là tháng ăn chơi” nên dọc từ Nam chí Bắc, muôn nơi đều tưng bừng lễ hội mùa xuân.
Hà Nội và Hội An lọt top điểm đến du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Hà Nội và Hội An lọt top điểm đến du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Hà Nội, thủ đô của Việt Nam được xếp hạng là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, theo danh sách mới được công bố bởi TripAdvisor.
Du lịch Nhật Bản ra sao sau loạt thảm họa?

Du lịch Nhật Bản ra sao sau loạt thảm họa?

Năm mới vừa bắt đầu Nhật Bản đã phải chịu nhiều thảm họa, tuy nhiên điều này không hề ảnh hưởng tới hoạt động du lịch tại đất nước mặt trời mọc.
Xu hướng “âm nhạc du lịch” sẽ tiếp tục phát triển trong năm 2024

Xu hướng “âm nhạc du lịch” sẽ tiếp tục phát triển trong năm 2024

Với hàng loạt sự kiện âm nhạc đình đám diễn ra trong năm 2023, xu hướng “âm nhạc du lịch” hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển tại Việt Nam, thu hút khách du lịch.
Quảng Ninh: Phát triển du lịch thể thao từ lợi thế thiên nhiên và văn hóa

Quảng Ninh: Phát triển du lịch thể thao từ lợi thế thiên nhiên và văn hóa

Du lịch thể thao đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, mang đến nguồn lợi nhuận lớn cho nhiều địa phương nói chung và Quảng Ninh nói riêng.
Việt Nam đón 13 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2023

Việt Nam đón 13 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2023

Tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong năm 2023 ước đạt gần 13 triệu lượt, vượt chỉ tiêu đặt ra và đạt mục tiêu đã điều chỉnh (12,5-13 triệu lượt).
Hà Nội xem xét tăng giá vé tham quan: Nhiều người lo lắng, điều chỉnh kế hoạch cá nhân

Hà Nội xem xét tăng giá vé tham quan: Nhiều người lo lắng, điều chỉnh kế hoạch cá nhân

Việc Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội xem xét điều chỉnh tăng giá vé tham quan với một số di tích tại Hà Nội trong Kỳ họp thứ 14 đã khiến nhiều người lo lắng.
Khánh Hòa và Đồng bằng sông Cửu Long bắc nhịp cầu kết nối du lịch

Khánh Hòa và Đồng bằng sông Cửu Long bắc nhịp cầu kết nối du lịch

Khánh Hòa và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp kết nối, phát triển tour, tuyến.
Thành phố Hồ Chí Minh có tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch 2024 không?

Thành phố Hồ Chí Minh có tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch 2024 không?

Mới đây, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã gửi văn bản đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xin phép tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch 2024.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 21/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 21/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024: Tiếp tục tăng "dựng đứng", chạm mức 95.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024: Tiếp tục tăng "dựng đứng", chạm mức 95.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 19/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 19/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 24/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 24/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 23/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 23/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024: Giá dầu thế giới “áp sát” mức thấp nhất liên tiếp 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024: Giá dầu thế giới “áp sát” mức thấp nhất liên tiếp 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024, giá dầu thế giới vẫn giữ mức thấp nhất 3 tuần gần đây với dầu WTI ở mốc 82,51 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 86,97 USD/thùng.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024, giá dầu thế giới giảm đồng loạt trước tình hình Trung Đông hạ nhiệt, theo đó dầu WTI giảm 0,35%, dầu Brent giảm 0,17%.
Giá tiêu hôm nay 18/4/2024: Đồng loạt tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Đắk Lăk lên mức 93.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 18/4/2024: Đồng loạt tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Đắk Lăk lên mức 93.000 đồng/kg.

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 18/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 18/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 20/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 20/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024, giá dầu thế giới trải qua tuần giao dịch lao dốc, hiện tại dầu WTI ở mốc 83,24 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 87,39 USD/thùng.
Giá vàng chiều nay 19/4/2024: Vàng trong nước đảo chiều sụt giảm dù vàng thế giới tăng “phi mã”

Giá vàng chiều nay 19/4/2024: Vàng trong nước đảo chiều sụt giảm dù vàng thế giới tăng “phi mã”

Giá vàng chiều nay 19/4/2024: Vàng SJC giảm 300.000 đồng mỗi lượng, kéo giá xuống dưới 84 triệu đồng/lượng, vàng thế giới tăng tốc áp sát mức 2.400 USD/ounce.
Phiên bản di động