Doanh nghiệp dệt may trước áp lực tra soát chuỗi cung ứng

Phát sinh chi phí trong khi không có sự chia sẻ từ các nhãn hàng, doanh nghiệp dệt may đang rất lo lắng trước việc phải thực hiện tra soát chuỗi cung ứng.
Kinh tế tuần hoàn: Đâu là điểm khó của doanh nghiệp dệt may? Doanh nghiệp dệt may nỗ lực vượt khó khi đơn hàng sụt giảm mạnh

Với 90% sản lượng dành cho xuất khẩu, hợp tác với trên 60 nhãn hàng, May 10 đã quá quen với các cuộc đánh giá, tuy nhiên ông Nguyễn Tiến Dũng- Trưởng phòng QA, Tổng Công ty May 10- CTCP vẫn nhận định: Việc tra soát chuỗi cung ứng không dễ dàng.

Riêng năm 2022 May 10 thực hiện 170 cuộc đánh giá, 60% trong số đó liên quan đến trách nhiệm xã hội, bình quân 1,8 cuộc/ngày. Điều này không chỉ tốn chi phí mà còn mất rất nhiều thời gian của doanh nghiệp”, ông Nguyễn Tiến Dũng nói.

Đại diện May 10 cũng cho hay: Hầu hết doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện đang sản xuất gia công, ngay cả với sản xuất FOB, chuỗi cung ứng do đối tác chỉ định, việc đánh giá được các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội, lao động, truy xuất nguồn gốc rất khó khăn. Chưa kể, doanh nghiệp phải gánh thêm chi phí kiểm tra chất lượng sản phẩm, bên cạnh chi phí khác về lao động và môi trường.

Có quá nhiều tiêu chuẩn mà không có nhiều sự khác biệt được đưa ra, dẫn đến tăng chi phí đầu tư và nguồn lực, cộng hưởng với chi phí sản xuất và người lao động cùng tăng nhưng giá bán lại giảm khiến doanh nghiệp đã khó càng thêm khó”, ông Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ.

Sản phẩm dệt may- mặt hàng đạt sức tăng trưởng xuất khẩu cao
Doanh nghiệp dệt may trước áp lực tra soát chuỗi cung ứng

Cùng chung nỗi niềm với May 10, nhiều doanh nghiệp dệt may phản ánh: Các nhãn hàng có yêu cầu về thử nghiệm sản phẩm tương đối giống nhau, chẳng hạn kiểm tra hóa chất, trong khi đó chi phí thử nghiệm hóa chất cao, tới mấy chục nghìn USD. Cùng đó, có quá nhiều cuộc đánh gía từ các nhãn hàng, gây khó khăn và tiêu tốn nguồn lực của doanh nghiệp.

Ở góc độ vĩ mô toàn ngành, ông Trương Văn Cẩm- Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng: Thực hiện tra soát chuỗi cung ứng mang 3 thách thức lớn cho dệt may Việt Nam. Thứ nhất, phải thay đổi nhận thức của cả hệ thống, từ cơ quan quản lý nhà nước, nhà sản xuất, nhãn hàng, thậm chí người tiêu dùng; doanh nghiệp phải thay đổi công nghệ, thay đổi quy trình nhận diện các bất lợi để có hành động ngăn ngừa và giảm thiểu những tác động. Thứ hai, tăng chi phí gây bất lợi trong cạnh tranh về giá. Thứ ba, có thể ảnh hưởng đến thu hút FDI vào ngành, nhất là với các nước đang và chậm phát triển.

Đảm bảo trách nhiệm xã hội với người lao động, sản xuất xanh… không còn tiêu chuẩn mềm trong xét chọn nhà cung ứng của các nhãn hàng mà đã được Chính phủ của các thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn xây dựng thành các quy định cứng. Đơn cử, Luật tra soát chuỗi cung ứng của Đức có hiệu lực từ ngày 1/1/2023, áp dụng cho các công ty có quy mô từ 3.000 lao động trở lên nhưng từ 1/1/2024 sẽ áp dụng cho các công ty có quy mô từ 1.000 lao động trở lên; Chỉ thị của EU về trách nhiệm tra soát tính bền vững của doanh nghiệp; Luật về trách nhiệm tra soát môi trường và quyền con người của Hà Lan…

Việc thực hiện tra soát chuỗi cung ứng khiến doanh nghiệp dệt may lo lắng bởi phát sinh nhiều chi phí. Tuy nhiên, bà Claudia Anselmi- Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, cho rằng: Cũng có cơ hội lớn được mở ra.

Tra soát chuỗi cung sẽ giúp Việt Nam phát triển hơn nữa thị trường của mình trong nhóm khách hàng EU, đồng thời giúp phân biệt Việt Nam với nhóm các quốc gia sản xuất không đạt chuẩn quốc tế. Đây sẽ là đà giúp Việt Nam thực hiện tốt hơn các cam kết trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU.

Quan trọng hơn, hành vi của các nhà mua hàng sẽ thay đổi, không nhảy từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác. Họ phải xây dựng mối quan hệ dài hạn với các nhà cung cấp đạt các tiêu chuẩn của chỉ thị tra soát chuỗi cung ứng.

Nhận định dệt may là một ngành mang tính phân mảnh, các mối quan hệ kinh doanh ngắn hạn, bà Annabel Meurs- Trưởng bộ phận chuyển đổi chuỗi cung ứng của Quỹ May mặc Công bằng, thông tin: Tra soát chuỗi cung sẽ thay đổi tình trạng mất cân đối về quyền và trách nhiệm giữa nhãn hàng và nhà sản xuất. Các nhãn hàng áp đặt các tiêu chí lên nhà sản xuất, nhưng ít chịu trách nhiệm tra soát về nhân quyền và môi trường. Ngược lại, nhà sản xuất trong tình trạng yếu thế hơn, vừa phải chịu toàn bộ áp đặt của nhà mua hàng, vừa phải thực hiện hầu hết các trách nhiệm.

Chỉ thị của EU về trách nhiệm tra soát tính bền vững của doanh nghiệp đang được phía EU đẩy nhanh tốc độ thực hiện. Dự kiến tháng 5/2023 sẽ bỏ phiếu và đàm phán 3 bên liên quan về chỉ thị này của EU. Đồng nghĩa, trách nhiệm tra soát chuỗi cung ứng của các bên, bao gồm nhà cung ứng sẽ sớm phải thực hiện.

Để được thực hiện một cách công bằng, hiệu quả việc tra soát cần chia sẻ công bằng giữa các bên trong chuỗi cung ứng, không thể chỉ đẩy rủi ro và trách nhiệm về phía các nhà sản xuất và gia công.

Cần có cam kết và định rõ trách nhiệm của từng bên và cách thức hợp tác, chia sẻ trách nhiệm. Thực hiện tra soát chuỗi cung ứng áp dụng ở cấp độ doanh nghiệp cung ứng cần có lộ trình và nên bắt đầu với các doanh nghiệp tiên phong, những doanh nghiệp có mức độ cam kết, nhận thức cao hơn và có năng lực, nguồn lực để triển khai”, Ông Lưu Tiến Chung- Phó Chủ tịch Vitas nói.

Hải Linh

Tin mới cập nhật

Trung Quốc giảm nhập, xuất khẩu sắn hạ nhiệt

Trung Quốc giảm nhập, xuất khẩu sắn hạ nhiệt

11 tháng năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt 2,32 triệu tấn, trị giá 1,04 tỷ USD, giảm 12,8% về lượng và giảm 10% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Tháng 11/2024, xuất khẩu chè sang nhiều thị trường giảm 2 con số

Tháng 11/2024, xuất khẩu chè sang nhiều thị trường giảm 2 con số

Tháng 11/2024, xuất khẩu chè sang Pakistan giảm 25% về lượng và 23,9% về trị giá; Trung Quốc giảm 15,3% về lượng và 25,4% về trị giá;... so với tháng trước đó.
Tính đến 15/12, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,26 tỷ USD

Tính đến 15/12, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,26 tỷ USD

Tính đến ngày 15/12, xuất khẩu hồ tiêu đạt 242.364 tấn, kim ngạch thu về 1,26 tỷ USD, giảm 5,2% về lượng nhưng tăng 45,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023.
Bà Rịa – Vũng Tàu đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 gần 6 tỷ USD

Bà Rịa – Vũng Tàu đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 gần 6 tỷ USD

Ngành Công Thương Bà Rịa – Vũng Tàu kỳ vọng, năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trừ dầu khí đạt gần 6 tỷ USD, tăng 5,81% so với năm 2024.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng gần 350% về lượng trong 11 tháng

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng gần 350% về lượng trong 11 tháng

11 tháng năm 2024, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng mạnh 349,9% về lượng, tăng 312,6% về kim ngạch nhưng giảm 8,3% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam chi gần 2,7 tỷ USD nhập khẩu ngô từ các thị trường

Việt Nam chi gần 2,7 tỷ USD nhập khẩu ngô từ các thị trường

Nhập khẩu ngô các loại trong 11 tháng năm 2024 đạt trên 11,11 triệu tấn, trị giá gần 2,7 tỷ USD tăng 32,9% về lượng, tăng 7% kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu tôm tiếp tục ghi nhận tăng trưởng ở mức 2 con số

Xuất khẩu tôm tiếp tục ghi nhận tăng trưởng ở mức 2 con số

Với sự tăng trưởng ở các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số, VASEP dự báo xuất khẩu tôm cả năm 2024 sẽ đem về 3,7 - 3,8 tỷ USD.
Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm trong tháng 11/2024

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm trong tháng 11/2024

Trong số các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm trong tháng 11/2024. Giá trị xuất khẩu sản phẩm này giảm 8% so cùng kỳ.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng mạnh, mục tiêu 10 tỷ USD về đích sớm

Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng mạnh, mục tiêu 10 tỷ USD về đích sớm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ngành thủy sản năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Tin khác

Xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng ‘phi mã’ gần 7 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng ‘phi mã’ gần 7 tỷ USD

Tính chung 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt kỷ lục khoảng 6,66 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
11 tháng , xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng mạnh 138%

11 tháng , xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng mạnh 138%

11 tháng, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang Đức đạt hơn 15.000 tấn, trị giá hơn 85 triệu USD, tăng 76% về lượng và tăng mạnh 138% về trị giá so với cùng kỳ.
Ngành điều Việt Nam cần chính sách bảo vệ

Ngành điều Việt Nam cần chính sách bảo vệ

Dù kim ngạch xuất khẩu thu về hàng tỷ USD, nhưng ngành điều Việt Nam vẫn đối diện với bài toán không bền vững và cần chính sách bảo vệ cho ngành hàng này.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Hoa Kỳ dẫn đầu nhập khẩu, Trung Quốc giảm sốc

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Hoa Kỳ dẫn đầu nhập khẩu, Trung Quốc giảm sốc

Theo VPSA, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt trong 11 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, thị trường Trung Quốc giảm nhập khẩu đáng kể.
11 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam thu về gần 3 tỷ USD

11 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam thu về gần 3 tỷ USD

11 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su đạt 1,77 triệu tấn, trị giá 2,97 tỷ USD, giảm 5,6% về lượng nhưng tăng đến 17,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu hồ tiêu vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh

Xuất khẩu hồ tiêu vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh

Thị trường Hoa Kỳ đã chi 409,16 triệu USD để mua hồ tiêu trong 10 tháng đầu năm, trong đó chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam.
Thị phần chuối của Việt Nam chiếm 38% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc

Thị phần chuối của Việt Nam chiếm 38% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc

Lượng chuối nhập khẩu của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 523,7 nghìn tấn, trị giá hơn 218 triệu USD, tăng 27% về lượng và tăng 7,8% về trị giá so cùng kỳ.
Kon Tum: Cây sâm Ngọc Linh góp phần giúp gần 2.000 hộ thoát nghèo và làm giàu

Kon Tum: Cây sâm Ngọc Linh góp phần giúp gần 2.000 hộ thoát nghèo và làm giàu

Trong 5 năm, cây sâm Ngọc Linh đã góp phần giúp gần 2.000 hộ ở Kon Tum thoát nghèo, hàng trăm hộ dân làm giàu, có hộ thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ tăng trưởng 2 con số và thách thức phía trước

Xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ tăng trưởng 2 con số và thách thức phía trước

Đạo luật Phòng ngừa Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ nếu không được phía Mỹ thay đổi sẽ tiếp tục tạo thêm khó khăn cho xuất khẩu hàng dệt may.
Việt Nam thu về gần 5,5 tỷ USD từ xuất khẩu sản phẩm nhựa

Việt Nam thu về gần 5,5 tỷ USD từ xuất khẩu sản phẩm nhựa

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam đạt trên 5,46 tỷ USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm

Đọc nhiều

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tối 18/12, tại Hà Nội, diễn ra Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2021 - 2023, tôn vinh doanh nghiệp xuất sắc về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

Quyết định cắt giảm lãi suất của FED không chỉ ảnh hưởng đến đồng USD và các chỉ số chứng khoán mà còn tác động đến nhiều mặt hàng, trong đó có cà phê.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị nên hạn chế bán đuổi giá thấp, cần giữ lại một phần tỷ trọng khi mã cổ phiếu riêng lẻ lùi về lại vùng hỗ trợ gần.
XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

Kết quả xổ số Thừa Thiên Huế 22/12/2024, Xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22 tháng 12. Xổ số hôm nay 22/12. KQXSTTH 22/12. Xổ số Thừa Thiên Huế Chủ nhật. XSTTH 22/12.
Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh do lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn bởi yếu tố thời tiết cực đoan.
Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Đây là nhận định được chia sẻ tại hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không tổ chức tại Hà Nội, ngày 17/12.
Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Các chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán có khả năng sẽ tiếp diễn rung lắc trong thời gian tới để hướng tới trở lại vùng đỉnh cũ 1.300 điểm.
Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Việc xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng cao vị thế của ngành gia vị trên thị trường quốc tế.
Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư không nên bán tháo cổ phiếu ở vùng giá thấp, mà nên quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới.
Phiên bản di động