Đậu xanh bổ dưỡng nhưng nhóm người nào không nên ăn?
Đậu xanh “nảy mầm”: Thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe Loại gia vị nào vừa bảo vệ sức khỏe, vừa chăm sóc sắc đẹp? Những loại thực phẩm dễ gây mất ngủ ít người ngờ tới? |
Tác dụng của đậu xanh với sức khỏe
Từ xưa đến nay, đậu xanh đã được sử dụng trong rất nhiều món ăn từ dân dã đến cao cấp bởi giá trị dinh dưỡng tuyệt vời mà nó mang lại. Thành phần dinh dưỡng có trong 100g đậu xanh bao gồm: 31 calo, 6,97g Cacbonhidrat, 2,7g chất xơ, 0,22g chất béo, 1,8g chất đạm, 35 mcg vitamin A, 0.141 mg Vitamin B6, 12.2 mg Vitamin C, 14.4 mcg Vitamin K, 33 mcg Axit Folic, 37 mg Canxi, 1, 03 mg Sắt, 25 mg MagiE, 38 mg Phốt pho, 211 mg Kali, 19 mcg Fluorua,… và một số dưỡng chất khác.
Đậu xanh đã được sử dụng trong rất nhiều món ăn từ dân dã đến cao cấp bởi giá trị dinh dưỡng tuyệt vời mà nó mang lại. Ảnh: Vinmec |
Một số tác dụng của đậu xanh đối với sức khỏe nếu bạn biết cách sử dụng loại thực phẩm này hợp lý:
Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa: Đậu xanh có chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là chất xơ không hòa tan, rất tốt đối với hệ tiêu hóa. Tác dụng của chất xơ có trong đậu xanh chính là thúc đẩy quá trình tiêu hóa, kích thích nhu động ruột, hạn chế tình trạng khó tiêu và những vấn đề về đường tiêu hóa.
Giúp thanh nhiệt, giải độc: Các thành phần dinh dưỡng trong đậu xanh, đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất,… có thể giúp thanh nhiệt, giải độc, trị mụn nhọt,… Trong Đông y, đậu xanh chính là một vị thuốc có vai trò làm mát cơ thể rất hiệu quả.
Tăng cường miễn dịch: Chất chống oxy hóa và vitamin A có trong đậu xanh có thể giúp chống viêm và giúp hệ miễn dịch của bạn hoạt động tốt hơn.
Tăng cường sức khỏe tim mạch: Ăn đậu xanh có thể giúp bạn kiểm soát tốt lượng cholesterol. Bên cạnh đó, đậu xanh còn có chứa nhiều vitamin A, vitamin C và một số chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ gây mảng bám động mạch và từ đó phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả. Hơn nữa, loại thực phẩm này còn có chứa kali và magie giúp ổn định huyết áp hiệu quả.
Kiểm soát bệnh tiểu đường: Đậu xanh không có chứa nhiều tinh bột và được đánh giá là an toàn đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường - những người có chế độ ăn kiêng tinh bột.
Cải thiện thị lực: Một trong những tác dụng của đậu xanh đó là giúp chúng ta cải thiện thị lực. Lutein và zeaxanthin là hai chất chống oxy hóa trong đậu xanh và có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe đôi mắt, đặc biệt là ngăn ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể do lão hóa.
Làm đẹp da: Một tác dụng của đậu xanh mà không thể không nhắc đến là làm đẹp da. Đậu xanh có thể giúp tẩy chất nhờn, tẩy tế bào chết cho da. Các loại vitamin, chất béo, chất xơ trong đậu xanh giúp da bạn trở nên trắng sáng hơn và có thể giảm tình trạng rám nắng hiệu quả.
Nhóm người không nên ăn đậu xanh
Đậu xanh tuy là một thực phẩm bổ dưỡng nhưng có một số đối tượng như sau không nên ăn để tránh gây hại cho cơ thể:
Đối với những người có thể chất hàn, ăn quá nhiều đậu xanh sẽ khiến cơ bắp và các khớp thường xuyên đau nhức, gây nên các căn bệnh như viêm dạ dày mãn tính, tỳ vị lạnh,...
Không nên ăn đậu xanh trong lúc đói vì đậu xanh có tính hàn, khi đói mà ăn sẽ không tốt cho dạ dày của bạn.
Người có thể chất suy nhược, có hệ tiêu hóa kém ăn quá nhiều đậu xanh sẽ dễ dẫn đến các hiện tượng như đau bụng, tiêu chảy,...
Người đang uống thuốc Đông y cũng không nên ăn đậu xanh. Bởi đậu xanh sẽ hóa giải toàn bộ dược tính có trong thuốc và khiến thuốc mất đi tác dụng.
Người già và trẻ em không nên ăn một lượng lớn đậu xanh, bởi đậu xanh sẽ khó tiêu hóa hết trong thời gian ngắn, gây đầy bụng, khó tiêu.
Lưu ý khi ăn đậu xanh Mỗi tuần người trưởng thành nên ăn khoảng 2-3 lần, mỗi lần nửa chén đậu xanh. Còn đối với người già, trẻ em hay những người có vấn đề đường tiêu hóa thì nên ăn với liều lượng ít hơn. Vỏ đậu xanh cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng không kém gì phần bên trong vỏ. Chúng giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư vú và tuyết tiền liệt. Vì vậy nên chọn mua đậu xanh còn vỏ và không bỏ vỏ trong quá trình chế biến món ăn. Đậu xanh là thực phẩm có tính hàn, do đó bạn không nên ăn đậu xanh khi đang đói bụng. Bởi điều này sẽ không tốt cho dạ dày. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn đậu xanh sống để chữa bệnh. Ăn đậu xanh sống dễ dẫn đến các hiện tượng như chóng mặt, nôn mửa, thậm chí là ngộ độc. Vì vậy, bạn nên chế biến chín đậu xanh trước khi ăn. |