Xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ tăng trưởng 2 con số và thách thức phía trước
Những yếu tố giúp Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu thế giới Doanh nghiệp dệt may tìm cách ứng phó khi thị trường và đơn hàng giảm |
Ông Vũ Đức Giang- Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay, Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam giữ ổn định được thị phần và duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số trong năm 2024.
Số liệu thống kê từ Hiệp hội Dệt may cũng cho thấy, năm 2024 Việt Nam xuất khẩu khoảng 16,71 tỷ USD hàng dệt may sang Mỹ, tăng 12,33% so với năm 2023, chiếm tỷ trọng 37,98% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Đáng chú ý, Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc để dẫn đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc tại Mỹ.
Về nguyên nhân xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ nói riêng và xuất khẩu ra thị trường thế giới nói chung tăng trưởng tốt, lãnh đạo Hiệp hội dệt may Việt Nam cho rằng, là do ngành đã đón được luồng đơn hàng chuyển dịch từ các nước xung quanh như Trung Quốc, Bangladesh và một phần do lợi thế tỷ giá khi VND mất giá so với USD.
![]() |
Xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ năm 2024 tăng trưởng 2 con số. Ảnh: TTXVN |
Đáng nói, hiện nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã có đơn hàng cho hết quý I/2025 và đang đàm phán đơn hàng cho quý II/2025. Điều này mở ra một bức tranh sáng cho xuất khẩu dệt may ít nhất là nửa đầu năm 2025.
Tuy nhiên, với việc ông Donald John Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ đã dấy lên nỗi lo về vấn đề thuế xuất khẩu, trong đó có thuế với hàng dệt may. Tin rằng, ít nhất trong 2 năm đầu chưa có biến động mạnh, ông Vũ Đức Giang lý giải, Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn trên 10 tỷ USD/năm, ngược lại Việt Nam cũng nhập khẩu khoảng 38 mặt hàng nông nghiệp từ thị trường này, trong đó có bông. “Việt Nam là nước nhập khẩu lớn nhất bông của Mỹ, sau Brazil, Úc…”, ông Giang cho hay.
Doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng thích ứng rất nhanh với đòi hỏi của các nước nhâp khẩu hàng dệt may lớn. Cùng đó, doanh nghiệp cũng đã đầu tư công nghệ tự động hóa và quản trị số giúp tăng năng suất lao động, tháo gỡ một phần vấn đề đơn giá thấp, đồng thời giữ được uy tín về chất lượng, giữ được mối quan hệ với đối tác, khách hàng. Do đó, trường hợp có sự gia tăng về thuế cũng có thể sớm thích nghi.
Doanh nghiệp ngành may không quá lo ngại nhưng với ngành sợi lại là thách thức không nhỏ. Lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay, trước khi Mỹ áp dụng Đạo luật Phòng ngừa Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ, xuất khẩu sợi của Việt nam sang thị trường Trung Quốc rất tốt.
Tuy nhiên, từ khi đạo luật này được áp dụng, Trung Quốc chủ động sản xuất sợi từ bông Tân Cương để tiêu thụ tại thị trường nội địa, cũng như sản xuất sản xuất sản phẩm tiêu thụ vào thị trường châu Phi, Trung Đông cho nên đã ảnh hưởng đến ngành sợi của Việt Nam.
“Ảnh hưởng này sẽ còn thời gian dài nữa và không chỉ trong năm 2025. Trường hợp Mỹ không thay đổi đạo luật này sẽ ảnh hưởng đến ngành sợi toàn cầu chứ không riêng Việt Nam”, ông Giang nhấn mạnh.
Cộng hưởng với đó, ngành sợi đang phải đối mặt với các thách thức bên ngoài, bao gồm tính nhạy cảm với sự biến động của các yếu tố vĩ mô, đặc biệt là giá nguyên liệu; thách thức bên trong là liên kết chuỗi và sự khác biệt trong quản trị dẫn đến khác biệt về hiệu quả.
Giải pháp cho vấn đề này, ông Giang cho rằng, không có cách nào khác, doanh nghiệp trong nước phải cơ cấu lại một số dòng sợi thích ứng đòi hỏi của ngành công nghiệp dệt nhuộm, như các dòng sợi bền vững, sợi thân thiện với môi trường, sợi tái chế…Đa dạng hơn nguồn cung bông cho sản xuất sợi trong nước.
Cho đến nay Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam, để duy trì ‘phong độ’ này, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam mong muốn, Chính phủ tiếp tục có những chính sách hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp, trong đó giảm thuế VAT là một giải pháp hữu hiệu, sẽ giúp giảm bớt các áp lực căng thẳng về vay vốn của doanh nghiệp. “Giảm thuế là nhất thời nhưng tính bền vững của chính sách mới là quan trọng, giúp doanh nghiệp yên tâm đầu tư”, ông Giang nói.
Mặt khác, để doanh nghiệp dệt may của Việt Nam có thể đứng vững trước những biến động thị trường, việc chủ động nguồn nguyên liệu là rất cần thiết. Trong Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 Chính phủ đã nêu rất rõ định hướng hình thành các khu công nghiệp dành riêng cho sản xuất nguyên phụ liệu giúp ngành chủ động phần cung thiếu hụt, Hiệp hội mong định hướng này sớm được triển khai.
“Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn của ngành dệt may Việt Nam, nếu chúng ta đầu tư được các khu công nghiệp dệt nhuộm với hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn sẽ có nhiều hơn nữa các nhà đầu tư trên thế giới, từ đó tháo gỡ được điểm phần cung thiếu hụt cho ngành”, ông Giang một lần nữa nhấn mạnh.
Tin mới cập nhật

Quý 1/2025: Hoa Kỳ chi 111 triệu USD nhập khẩu rau quả Việt

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%

Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo

Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt gần 6.500 USD/tấn
Tin khác

Infographic| Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 162 tỷ USD

Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam thu hút nhiều ‘ông lớn’

Infographic | Tổng kim ngạch thương mại Việt Nam-Brazil đạt 1,44 tỷ USD

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

Xúc tiến thương mại - lực đẩy cho xuất khẩu da giày

Ninh Bình gia tăng hiệu quả xúc tiến thương mại

“Chất xúc tác” cho xuất khẩu sản phẩm cơ khí

Bắc Giang triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại 2025

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Đức
Đọc nhiều

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT
