Đàm phán các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp: Thông tin mới nhất

Bộ Công Thương thông tin mới nhất về tình hình đàm phán các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp và vấn đề nhập khẩu điện từ nước ngoài.
Đẩy nhanh việc đàm phán giá bán điện của dự án điện gió, mặt trời chuyển tiếp Thống nhất mức giá tạm thời cho điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp Bộ Công Thương liên tiếp ra 2 văn bản "nóng" gỡ khó điện gió, điện mặt trời

Ngày 26/5, trao đổi với Báo Công Thương, ông Trần Việt Hoà, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết việc đàm phán các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp đang được Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương tiến hành để sớm đưa các nhà máy điện chuyển tiếp đi vào vận hành trong giai đoạn đàm phán, thống nhất giá điện chính thức.

Ông Trần Việt Hoà nói: Cơ chế giá FIT là cơ chế giá điện hỗ trợ, được thiết kế để thúc đẩy đầu tư vào các dự án điện mặt trời, điện gió và được quy định trong khoảng thời gian nhất định.

Hiện có 8 nhà máy hoặc phần nhà máy điện mặt trời đã ký kết hợp đồng mua bán điện với EVN trước ngày 1/1/2021 và 77 nhà máy hoặc phần nhà máy điện gió đã ký kết hợp đồng mua bán điện với EVN trước ngày 1/1/2021 nhưng không đáp ứng điều kiện áp dụng giá bán điện FIT tại Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ với tổng công suất của 85 nhà máy điện chuyển tiếp này là 4.736 MW.

Đàm phán các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp: Thông tin mới nhất
Bộ Công Thương chỉ đạo EVN đẩy nhanh việc đàm phán giá bán điện của dự án điện gió, mặt trời chuyển tiếp. Ảnh: EVN

Để có cơ chế đối với các dự án chuyển tiếp sau khi cơ chế giá FIT hết hiệu lực, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 15/2022/TT-BCT và Quyết định số 21/QĐ-BCT làm cơ sở cho EVN và các dự án chuyển tiếp thỏa thuận giá điện đảm bảo không vượt qua khung giá phát điện do Bộ Công Thương ban hành.

Khung giá phát điện do Bộ Công Thương được xác định căn cứ trên cơ sở các số liệu suất đầu tư dự án có xét đến xu hướng giảm suất đầu tư của các loại hình mặt trời, điện gió trên thế giới. Suất đầu tư dự án điện mặt trời nối lưới giai đoạn 2018-2021 giảm từ 1.267 USD/kW xuống còn 857 USD/kW (tương đương 11%/năm), suất đầu tư dự án điện gió trên bờ nối lưới giảm từ 1.636 USD/kW xuống còn 1.325 USD/kW (tương đương 6,3%/năm) dẫn đến kết quả tính toán khung giá có sự thay đổi so với giá FIT đã được ban hành.

"Ví dụ, đối với các dự án mặt trời mặt đất, giá FIT 2 (ban hành năm 2020 là 7,09 cent/kWh) đã giảm 8%/năm so với giá FIT1 (ban hành năm 2017); khung giá phát điện (ban hành tháng 01/2023) giảm khoảng 7,3%/năm so với giá FIT2 (ban hành năm 2020). Vì vậy, trong thời gian vừa qua, chủ đầu tư các nhà máy điện chuyển tiếp chưa mặn mà trong việc gửi hồ sơ để đàm phán giá điện với EVN, nhiều nhà đầu tư vẫn mong muốn có một mức giá cao hơn", ông Hoà nói.

Liên quan đến tình hình đàm phán giá điện, lãnh đạo Cục Điều tiết Điện lực cho hay sau khi Bộ Công Thương ban hành khung giá vào tháng 1/2023 thì đến tháng 3 mới có một số chủ đầu tư gửi hồ sơ.

Tính đến thời điểm ngày 26/5, có 52/85 nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp với tổng công suất 3.155 MW (chiếm tỷ lệ 67%) đã nộp hồ sơ đến EVN. Trong đó, 42 nhà máy với tổng công suất 2.258,9 MW đã đang tiến hành thỏa thuận giá điện với EVN; 36 nhà máy với tổng công suất 2.063,7 MW đề xuất giá điện tạm bằng 50% khung giá để làm cơ sơ huy động.

Hiện vẫn còn 33 nhà máy điện với tổng công suất 1.581 MW chưa gửi hồ sơ đàm phán (chiếm tỷ lệ khoảng 33%).

Bên cạnh đó, có nhiều chủ đầu tư vi phạm các các quy định pháp luật về quy hoạch, đất đai, đầu tư xây dựng… nên còn vướng mắc các thủ tục pháp lý, chưa thể đàm phán giá với EVN.

Đẩy nhanh việc đàm phán giá bán điện của dự án điện gió, mặt trời chuyển tiếp

Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho biết, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành các văn bản chỉ đạo EVN đàm phán với các chủ đầu tư mức giá tạm thời và cho vận hành phát điện lên lưới, sau khi đàm phán xong, thống nhất giá thì sẽ được thanh quyết toán theo giá chính thức kể từ ngày phát điện lên lưới đối với các dự án đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng, hoàn tất hồ sơ pháp lý theo quy định.

Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo EVN phối hợp với các chủ đầu tư hoàn thiện hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến EVN như: Thoả thuận đấu nối (nếu đã hết hạn) trước ngày 5/6; hoàn thành thực hiện các thử nghiệm theo quy định trước ngày 10/6 đối với các nhà máy điện đã đăng ký thử nghiệm, xem xét kết quả thử nghiệm của các nhà máy điện, đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và các quy định có liên quan.

Rà soát quy trình thử nghiệm, công nhận ngày COD của nhà máy điện mặt trời, điện gió, đảm bảo chặt chẽ, đơn giản hoá và đúng quy định; khẩn trương tối đa xem xét các hồ sơ chủ đầu tư nộp, rà soát các yêu cầu đối với chủ đầu tư về thành phần hồ sơ đàm phán giá điện, đảm bảo đơn giản hoá thủ tục nhưng chặt chẽ, hợp lý và đúng quy định.

Đến nay, Bộ Công Thương đã phê duyệt giá tạm thời cho 19 nhà đầu tư đề xuất về việc áp dụng mức giá tạm trong thời gian đàm phán với tổng công suất 1.346,82 MW và hiện có thêm 17 nhà máy điện chuyển tiếp đang được EVN hoàn thiện thủ tục đàm phán với chủ đầu tư để trình Bộ Công Thương phê duyệt trong tháng 5/2023. Bộ cũng đã chỉ đạo EVN phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ hòa lưới đối với các nhà máy đã thống nhất giá tạm.

Đối với các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý về đầu tư, xây dựng, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ cũng như đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với các chủ đầu tư khẩn trương thực hiện công tác thẩm định thiết kế, thiết kế điều chỉnh (nếu có) và kiểm tra công tác nghiệm thu theo thẩm quyền.

Đồng thời, yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ hướng dẫn các chủ đầu tư vướng mắc về quy hoạch trong quá trình điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Nhập khẩu điện được tính toán cẩn trọng, kỹ lưỡng

Theo Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, việc nhập khẩu điện là chiến lược dài hạn dựa trên các mối quan hệ chính trị - kinh tế của Việt Nam nhằm đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn của quốc gia và được xác định trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia từng thời kỳ. Việc nhập khẩu điện được tính toán kỹ lưỡng các kịch bản nhằm đảm bảo việc nhập khẩu tỷ trọng nhỏ, đảm bảo tự chủ, an ninh năng lượng quốc gia và phù hợp với các điều kiện quan hệ chính trị - kinh tế - thương mại với các nước trong khu vực.

Hiện nay hệ thống điện quốc gia, đặc biệt là hệ thống điện miền Bắc đang trong cao điểm mùa khô, vận hành trong tình trạng hết sức khó khăn, do phụ tải hệ thống tăng cao, lưu lượng nước về của các nhà máy thủy điện tiếp tục kém, tình hình nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện than có nhiều khó khăn.

Do đó, Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào vận hành các công trình lưới điện truyền tải, đặc biệt là các công trình truyền tải điện trọng điểm, các công trình lưới điện giải tỏa công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo, các công trình lưới điện phục vụ đấu nối nhập khẩu điện để đảm bảo hiệu quả tối đa sản lượng điện nhập khẩu theo các hợp đồng/thỏa thuận đã ký.

Đồng thời Bộ cũng đã chỉ đạo EVN khẩn trương đàm phán và huy động các nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp nhằm tăng công suất cho hệ thống điện. "Hiện nay, Bộ Công Thương đã thống nhất giá tạm thời của 19 nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, sau khi các dự án điện này đáp ứng đầy đủ quy định sẽ được huy động điện lên lưới điện quốc gia", ông Hoà nhấn mạnh.

Hoàng Hưng

Tin mới cập nhật

Cơ chế điện mặt trời mái nhà cần phù hợp cho từng giai đoạn và hài hoà lợi ích

Cơ chế điện mặt trời mái nhà cần phù hợp cho từng giai đoạn và hài hoà lợi ích

Ngày 10/5, Tạp chí Vneconomy tổ chức Toạ đàm Điện mặt trời mái nhà: Cơ chế nào phù hợp đã thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng.
Chuyên gia nói gì về cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?

Chuyên gia nói gì về cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn các chuyên gia đầu ngành về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Triển khai hệ thống đèn năng lượng mặt trời phục vụ dân sinh tại Bình Thuận

Triển khai hệ thống đèn năng lượng mặt trời phục vụ dân sinh tại Bình Thuận

Ngày 24/1/2024, Công ty TNHH Phát triển Dự án Điện gió La Gàn tổ chức trao tặng hệ thống đèn năng lượng mặt trời được lắp đặt trên Tỉnh lộ 716, huyện Tuy Phong.
Công suất năng lượng mặt trời của Mỹ dự kiến tăng cao kỷ lục

Công suất năng lượng mặt trời của Mỹ dự kiến tăng cao kỷ lục

Ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của Mỹ dự kiến ​​​​sẽ bổ sung công suất kỷ lục, do được hỗ trợ bởi các ưu đãi đầu tư theo Đạo luật Giảm lạm phát (IRA).
Lai Châu muốn khuyến khích điện mặt trời mái nhà dân, cơ quan: Bộ Công Thương nói gì?

Lai Châu muốn khuyến khích điện mặt trời mái nhà dân, cơ quan: Bộ Công Thương nói gì?

UBND tỉnh Lai Châu kiến nghị sớm ban hành cơ chế khuyến khích phát triển đầu tư điện mặt trời áp mái tại nhà dân, trụ sở cơ quan để phục vụ tiêu thụ tại chỗ.
Chưa phát triển điện mặt trời mái nhà trường học, khu công nghiệp: Tại sao?

Chưa phát triển điện mặt trời mái nhà trường học, khu công nghiệp: Tại sao?

Bộ Công Thương đang xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, công sở...
Bản tin tiết kiệm điện ngày 4/8/2023: Nhiều công ty điện nỗ lực giảm tổn thất, tăng cường tiết kiệm điện

Bản tin tiết kiệm điện ngày 4/8/2023: Nhiều công ty điện nỗ lực giảm tổn thất, tăng cường tiết kiệm điện

Bản tin tiết kiệm điện ngày 4/8/2023 cập nhật nỗ lực giảm tổn thất điện năng, tăng cường tiết kiệm điện, đảm bảo duy trì ổn định lưới điện của một số PC tại NPC
14 dự án năng lượng tái tạo đã phát được 95,7 triệu kWh điện

14 dự án năng lượng tái tạo đã phát được 95,7 triệu kWh điện

Đến ngày 7/7, 14 nhà máy/phần nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 686,12MW đã hoàn thành thủ tục COD, phát điện thương mại lên lưới.
Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay ngày 6/7/2023: Thông tin mới nhất

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay ngày 6/7/2023: Thông tin mới nhất

Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) thông báo không có lịch cắt điện Hà Nội hôm nay ngày 6/7/2023 nhưng khuyến nghị người dân sử dụng điện tiết kiệm.
Lưu trữ năng lượng - đòn bẩy chuyển đổi năng lượng sạch và đạt tăng trưởng xanh

Lưu trữ năng lượng - đòn bẩy chuyển đổi năng lượng sạch và đạt tăng trưởng xanh

Để Việt Nam đạt mục tiêu tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo là 47% vào năm 2030, chuyên gia cho rằng lưu trữ năng lượng sẽ là đòn bẩy quan trọng.

Tin khác

Gỡ khó điện tái tạo chuyển tiếp: 65/85 dự án gửi hồ sơ, 56 đề xuất giá tạm

Gỡ khó điện tái tạo chuyển tiếp: 65/85 dự án gửi hồ sơ, 56 đề xuất giá tạm

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: đến 17h30 ngày 2/6 đã có 65/85 dự án năng lượng tái tạo chưa có giá gửi hồ sơ, 56 dự án đề xuất giá tạm.
Lịch cắt điện hôm nay 2/6 tại Hà Nội: Nhiều khu vực tại quận Hà Đông bị cắt điện

Lịch cắt điện hôm nay 2/6 tại Hà Nội: Nhiều khu vực tại quận Hà Đông bị cắt điện

Lịch cắt điện hôm nay 2/6 tại Hà Nội theo cập nhật mới nhất của EVNHANOI, người dân cần biết để chủ động trong sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất.
Sẵn sàng cho phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng

Sẵn sàng cho phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng

Bộ Công Thương sẽ tạo điều điện thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng cho các hộ gia đình và khu công nghiệp thương mại.
Nóng: 59/85 chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ đàm phán hợp đồng

Nóng: 59/85 chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ đàm phán hợp đồng

Báo Công Thương cập nhật tình hình thực hiện thủ tục tháo gỡ vướng mắc các dự án năng lượng tái tạo tái tạo chưa có giá, tính đến 17h30 ngày 29/5.
Thông tin mới nhất về thực hiện thủ tục các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp

Thông tin mới nhất về thực hiện thủ tục các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp

Bộ Công Thương và EVN đã nỗ lực cho việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc với mục tiêu đưa các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp sớm phát điện lên lưới.
Gỡ vướng điện tái tạo chuyển tiếp: 40 chủ đầu tư đã được ký hợp đồng

Gỡ vướng điện tái tạo chuyển tiếp: 40 chủ đầu tư đã được ký hợp đồng

Báo Công Thương cập nhật tình hình thực hiện thủ tục các dự án điện tái tạo chưa có giá, tính đến sáng 27/5.
Bộ Công Thương liên tiếp ra 2 văn bản "nóng" gỡ khó điện gió, điện mặt trời

Bộ Công Thương liên tiếp ra 2 văn bản "nóng" gỡ khó điện gió, điện mặt trời

Chỉ trong 2 ngày 24 – 25/5, Bộ Công Thương liên tiếp ra hai văn bản nhằm gỡ khó cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp.
Bộ Công Thương và EVN đối thoại doanh nghiệp để gỡ vướng cho dự án năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương và EVN đối thoại doanh nghiệp để gỡ vướng cho dự án năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương và EVN tổ chức hội nghị với chủ đầu tư các dự án năng lượng tái tạo để tháo gỡ các vướng mắc, sớm đưa các dự án vào vận hành.
Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án điện gió Hướng Linh 3 và 4

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án điện gió Hướng Linh 3 và 4

Theo UBND tỉnh Quảng Trị,hai dự án điện gió phải điều chỉnh nhiều lần như vậy do sự tác động khách quan và chủ quan, bên cạnh những yếu tố bất lợi về thời tiết.
Năng lượng tái tạo tăng trưởng kỷ lục trong năm 2022

Năng lượng tái tạo tăng trưởng kỷ lục trong năm 2022

Theo báo cáo Thống kê Công suất sản xuất NLTT năm 2023, thủy điện vẫn là nguồn tạo điện lớn nhất, chiếm 37% tổng công suất và sản xuất 1.256 gigawatt (GW).
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Theo dự báo, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vào đầu năm 2025, nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc.
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Theo chuyên gia chứng khoán nhận định, sau những phiên lao dốc mạnh, nhà đầu tư được khuyến nghị tránh bán đuổi giá thấp.
Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Lũy kế từ đầu năm đến 15/11, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 234.824 tấn hồ tiêu, kim ngạch thu về 1,17 tỷ USD.
Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Brazil đạt 6,58 tỷ USD.
Cà phê Robusta đang tiến đến mốc 5.000 USD/tấn

Cà phê Robusta đang tiến đến mốc 5.000 USD/tấn

Thị trường cà phê thế giới đang chứng kiến những diễn biến hết sức tích cực, đặc biệt là đối với loại cà phê Robusta.
Quy định EUDR là cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt

Quy định EUDR là cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt

Việc tuân thủ Quy định EUDR giúp cà phê Việt Nam thêm cơ hội được người tiêu dùng quốc tế tin tưởng hơn về chất lượng và tính bền vững.
Phiên bản di động