Đắk Lắk: Triển khai có trọng tâm, trọng điểm chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc

Các chương trình, dự án, chính sách đầu tư, hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk được triển khai có trọng tâm, trọng điểm.
Đắk Lắk xuất khẩu lô cà phê giá trị cao đến thị trường Nhật Bản Đắk Lắk: Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào từ du lịch cộng đồng

Tại Hội nghị sơ kết công tác dân tộc 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk cho biết, các chính sách dân tộc do Ban Dân tộc tỉnh chủ trì đã đạt những kết quả tích cực. Qua đó, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng, ổn định kinh tế, đảm bảo an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Đường thôn, buôn được bê tông hóa, tạo thuận lợi cho đồng bào vận chuyển hàng hóa, nông sản (Ảnh: T.H)
Đường thôn, buôn được bê tông hóa, tạo thuận lợi cho đồng bào vận chuyển hàng hóa, nông sản (Ảnh: T.H)

Đặc biệt, thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719), năm 2023, Đắk Lắk được phân bổ gần 1.593 tỷ đồng, trong đó, vốn chuyển nguồn năm 2022 sang năm 2023 gần 585 tỷ đồng.

Trong đó, Ban Dân tộc được giao thực hiện nội dung số 1 Tiểu dự án 2 Dự án 5: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc thuộc Chương trình MTQG 1719 đã giải ngân 2.849 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch.

Đối với Tiểu Dự án 4 Dự án 5: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp thuộc Chương trình MTQG 1719 đã giải ngân 223 triệu đồng, đạt 2,8% kế hoạch.

Tiểu dự án 2 Dự án 9: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Ban Dân tộc đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình, giải ngân 240 triệu đồng, đạt 54,1% kế hoạch.

Dự án đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm về ma túy trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, 9 tháng đầu năm đã giải ngân 366 triệu đồng, đạt 90,37% kế hoạch.

Ngoài ra, trong 9 tháng đầu năm, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức 5 Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh thực hiện theo nội dung 2 Tiểu dự án 01 Dự án 10 thuộc Chương trình MTQG 1719 về Phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS năm 2023. Phối hợp với Công an tỉnh tuyên truyền, thông tin về công tác đấu tranh, phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, lợi dụng vấn đề dân tộc để hoạt động chống phá trong giai đoạn hiện nay.

Tỉnh sẽ triển khai Dự án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch (Ảnh: T.H)
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch (Ảnh: T.H)

Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc 3 tháng cuối năm 2023, tỉnh Đắk Lắk đã đề ra một số nội dung cần thực hiện:

Tiếp tục chủ động nắm tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đời sống, sản xuất tại vùng đồng bào DTTS; kịp thời tham mưu giải quyết tốt các vấn đề phát sinh, giảm tranh chấp, khiếu kiện nhằm ổn định vùng đồng bào DTTS. Chú trọng tuyên truyền, vận động đồng bào về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của đồng bào DTTS, phát huy nội lực và tinh thần vượt khó, hạn chế tâm lý ỷ lại, trông chờ vào đầu tư hỗ trợ của nhà nước.

Tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương, các nguồn huy động đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để bổ sung nguồn lực cho triển khai thực hiện chương trình, đặc biệt chú trọng lồng ghép sử dụng tốt nguồn lực từ Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay hỗ trợ các chính sách theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ.

Tập trung thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch. Tiếp tục thực hiện tốt, đảm bảo các chế độ, chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh nhằm phát huy vai trò của người có uy tín trong việc thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị.

Có thể khẳng định các chương trình, đề án, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã góp phần tạo nên diện mạo nông thôn khởi sắc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nói chung, đồng bào các DTTS nói riêng. Đến nay, có 100% xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã và điện lưới quốc gia; đa số người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh… Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm 4,85%/năm, còn 14,08%. Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS cơ bản ổn định, ngành nghề truyền thống được quan tâm, gìn giữ...

Hiện nay, nhiều tuyến đường vùng đồng bào DTTS và miền núi đã được bê tông, nhựa hóa. Qua đó, đồng bào thuận lợi đi lại, vận chuyển nông sản, nhờ vậy mà giá trị hàng hóa được nâng cao. Bà con được thụ hưởng nhiều chính sách ưu đãi, vay vốn ngân hàng chính sách xã hội để phát triển kinh tế gia đình.
Việt Hoàng

Tin mới cập nhật

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã hình thành vùng rừng nguyên liệu với gần 200 nghìn ha; tốc tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt 9%/năm.
Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Các tỉnh đang khẩn trương phân giao kế hoạch vốn năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình MTQG 1719 đã kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc tỉnh Phú Thọ.
Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế đang “thay da đổi thịt’ nhờ triển khai hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, Kiên Giang tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều công trình, dự án dân sinh đã được tỉnh Quảng Trị triển khai, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị giúp tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Hiện nay, Quảng Nam đang khẩn trương triển khai các nguồn vốn được phân bổ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719.
Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Mô hình liên kết trồng cây atiso tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Nhờ các nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào dân tộc tỉnh Phú Yên có những chuyển biến tích cực.

Tin khác

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều mô hình sinh kế phục vụ sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, Hòa Bình đã triển khai nhiều hạt động nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La.
Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ dược liệu, thời gian qua, Nghệ An đã hỗ trợ nhiều dự án trồng, chế biến dược liệu tại các huyện phía Tây.
Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nội dung được TP. Hà Nội ưu tiên đầu tư.
Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng xác định, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia là “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc.
Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Tại Thanh Hóa, nhiều công trình, dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang được triển khai, góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào.
Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Mô hình thương mại hai chiều nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và cung ứng mặt hàng thiết yếu cho địa phương.
Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Nhiều dự án, tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại tỉnh Sóc Trăng phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu vàng toàn cầu vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng tăng mạnh.
Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng sẽ tiếp tục giằng co do tâm lý bấp bênh của nhà đầu tư: Chốt lời hoặc tâm lý sợ bỏ lỡ trước khi bầu cử ở Hoa Kỳ có kết quả.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Thời gian qua, Trường Đại học Kinh tế quốc dân có nhiều nỗ lực trong việc cập nhật hình thức, nội dung đào tạo theo hướng gắn thực tiễn và doanh nghiệp.
10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so cùng kỳ.
Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục phục hồi trong phiên hôm nay 30/10.
Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Hà Nội thí điểm mô hình vùng phát thải thấp và hạn chế phương tiện gây ô nhiễm tại khu vực nội đô từ đầu 2025, tiến tới dừng hoạt động xe máy vào 2030.
Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý thuế bộc lộ một số hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét, giải quyết.
Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Bình, do thiếu nguồn lực tạo “mặt bằng sạch” nên khó thu hút được các dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao và hiện đại.
Phiên bản di động