Công ty 45, "lá cờ đầu" của Tổng công ty Đông Bắc kinh doanh thế nào?
"Địa chỉ đỏ" đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo
Công ty 45 - Công ty TNHH MTV 45 là một trong những thành viên nòng cốt của Tổng công ty Đông Bắc (Bộ Quốc phòng), tiền thân là Tiểu đoàn 45 trực thuộc Cục Hậu cần - Quân khu 3, thành lập ngày 23/3/1980.
Công ty 45 được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác, chế biến kinh doanh than tại mỏ Đồng Rì (thị trấn Thanh Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang), bảo đảm nguồn than phục vụ nhà máy nhiệt điện Sơn Động và thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc phòng.
![]() |
Nhiều lãnh đạo Tổng công ty Đông Bắc có thời gian dài điều hành, quản lý Công ty 45 |
Tháng 9/2019, Công ty TNHH MTV 45 được giải thể và chuyển hình thức hoạt động thành Công ty 45 - Chi nhánh Tổng công ty Đông Bắc, theo kế hoạch cơ cấu lại nhóm công ty con của Tổng công ty Đông Bắc.
Hơn 20 năm qua, đơn vị đã tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động địa phương, góp phần không nhỏ trong việc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Sơn Động nói riêng và khu vực nói chung.
Không chỉ làm tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh, quốc phòng, ít ai biết rằng, Công ty 45 còn là "chiếc nôi" đào tạo nên những người lãnh đạo cao nhất tại Tổng công ty Đông Bắc.
![]() |
Thượng tướng Vũ Hải Sản (trái) tặng hoa chúc mừng Đại tá Trần Duy Lê đảm nhận chức Chủ tịch Tổng công ty Đông Bắc |
Đại tá Trần Duy Lê, Chủ tịch đương nhiệm Tổng công ty Đông Bắc, Bí thư Đảng ủy là một ví dụ tiêu biểu. Trước khi nhận nhiệm vụ lãnh đạo tập đoàn lớn hàng đầu về than, khoáng sản của Việt Nam, ông Trần Duy Lê nhiều năm giữ chức Phó Giám đốc, Bí thư Đảng ủy Công ty 45.
Sau thời điểm Công ty 45 tiến hành tái cấu trúc vào tháng 9/2019, Đại tá Trần Duy Lê được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Chính trị Tổng công ty Đông Bắc. Đến năm 2023, ông gia nhập Ban tổng giám đốc với chức vụ Phó Tổng giám đốc, là nhân sự bổ sung khi Đại tá Phương Kim Minh - Tổng giám đốc chuẩn bị nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/1/2023, và người kế nhiệm là Đại tá Đỗ Mạnh Khảm - Phó Tổng giám đốc.
Tháng 8/2023, Quyền Chủ tịch Tổng công ty Đông Bắc, Đại tá Nguyễn Danh Hiếu nghỉ hưu theo chế độ. Từ đây Đại tá Trần Duy Lê chính thức được giao nhiệm vụ dẫn dắt Tổng công ty Đông Bắc.
Không chỉ Đại tá Trần Duy Lê, Đại tá Đặng Văn Dũng, Chủ tịch Tổng công ty Đông Bắc (giai đoạn tháng 4/2019 - 9/2020) cũng là nhân sự thâm niên gắn bó với Công ty 45. Ông Dũng có 7 năm đảm trách cương vị Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty 45 (2010 - 2017), trước khi lên làm Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đông Bắc.
Tuy nhiên, quãng thời gian ông giữ ghế nóng ở Tổng công ty không nhiều, tính ra chỉ hơn một năm, đến tháng 9/2020 kết thúc. Trước đó ông không trúng cử chức danh Bí thư Đảng ủy Tổng công ty Đông Bắc khóa VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Một nhân sự cao cấp nữa của Tổng công ty Đông Bắc cũng đi lên từ Công ty 45, đó là Phó Tổng giám đốc, Đại tá Nguyễn Bảo Anh. Ông Nguyễn Bảo Anh có thời gian ngắn làm Giám đốc Công ty 45 (tháng 3/2014 - 9/2014), trước khi trở lại làm Chánh văn phòng Tổng công ty, và sau đó được bổ nhiệm vào Ban Tổng giám đốc trong suốt các năm về sau.
Công ty 45 kinh doanh thế nào?
Từ năm 2020, Công ty 45 đã thay đổi mô hình quản lý từ công ty con hạch toán độc lập, sang chi nhánh trực thuộc Tổng công ty Đông Bắc.
Trước đó, theo tài liệu của Báo Công Thương, Công ty 45 ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tương đối khấm khá, lần lượt đạt 822 tỷ đồng, 865 tỷ đồng, 910 tỷ đồng, 1.014 tỷ đồng và 714,8 tỷ đồng trong giai đoạn 2014 - 2019.
Tuy nhiên, chi phí giá vốn cao ngất ngưởng (thường xuyên chiếm trên 85% doanh thu), cộng với chi phí lãi vay và quản lý doanh nghiệp lớn, lợi nhuận sau thuế của Công ty 45 thu được khá thấp, chỉ đạt 10 tỷ đồng, 4,3 tỷ đồng, 10,9 tỷ đồng, 24,6 tỷ đồng và 230 triệu đồng trong giai đoạn 2014 - 2019.
![]() |
Lợi nhuận của Công ty 45 rất khiêm tốn |
Bình quân các năm kể trên, hệ số lợi nhuận trên doanh thu của Công ty 45 là 1%, tương đương kiếm về 100 đồng mới có lãi hơn 1 đồng. Cá biệt, năm 2019, trước lúc giải thể theo quyết định tái cơ cấu của Tổng công ty, doanh nghiệp còn tiệm cận thua lỗ với số lãi chỉ 230 triệu đồng, quá "khiêm tốn" so với mức doanh thu đạt trên 700 tỷ đồng.
Điều đó đặt ra nhiều băn khoăn về hiệu suất hoạt động của Công ty 45. Lợi nhuận thấp như vậy dẫn tới sức đóng góp vào ngân sách không thể lớn, ảnh hưởng đến kết quả toàn diện của Tổng công ty.
Theo kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2022 của Tổng công ty Đông Bắc, doanh thu bán hàng đạt 24.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 474 tỷ đồng, tương ứng hệ số lãi trên doanh thu là 2%. Năm 2021, hệ số sinh lợi này đạt 2,5%, với 18.440 tỷ đồng doanh thu và 460 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Ngoài ra, tại Công ty 45, tổng nợ của doanh nghiệp thường lớn áp đảo so với vốn tự có, chẳng hạn năm 2019, số nợ phải trả là 885 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu đạt 45 tỷ đồng. Như vậy, mỗi đồng vốn phải gánh đến 20 đồng nợ, đó cũng là nguyên nhân chi phí tài chính neo ở mức cao, gây hao mòn lợi nhuận của doanh nghiệp.
![]() |
Nguồn vốn của Công ty 45 được tài trợ đến 95% từ nợ phải trả |
Trong khi đó, tổng nợ phải trả của Tổng công ty Đông Bắc chốt đến cuối năm 2022 (theo năm gần nhất) là 7.340 tỷ đồng, nhưng vốn chủ sở hữu lên đến 1.882 tỷ đồng, vẫn trong ngưỡng an toàn tài chính và không tồn tại nhiều rủi ro thanh toán như ở Công ty 45.
Đáng lưu tâm, trong chi phí giá vốn của Công ty 45, chiếm tỷ trọng lớn là chi phí sản xuất liên quan.
Với tư cách là doanh nghiệp nhà nước, Công ty 45 có nhiệm vụ tối ưu chi phí, tăng cường khả năng sinh lợi để tối đa hóa lợi ích cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, hoạt động đấu thầu tại Công ty 45 nhiều năm qua không cho thấy tính hiệu quả kinh tế, các gói thầu đạt tỷ lệ tiết kiệm rất thấp, sức cạnh tranh yếu khi thường lựa chọn nhà thầu quen mặt như Công ty Cổ phần Hoàng Ninh Group để chấm trúng thầu.
Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến chi phí sản xuất của Công ty 45 không được tối ưu, tác động xấu đến khả năng nộp thuế, nộp ngân sách nhà nước.
Ví dụ tháng 12/2018, Công ty 45 là chủ đầu tư, bên mời thầu Gói thầu số 2: Thuê ngoài thiết bị phục vụ bốc xúc, sàng, nghiền, tuyển rửa than năm 2019, thông qua hình thức đấu thầu trực tiếp. Hoàng Ninh Group (lúc này mang tên cũ là Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Hoàng Ninh) được lựa chọn là nhà thầu thực hiện, sau khi bỏ giá lên đến 22.277.035.000 đồng (hơn 22,2 tỷ đồng), vừa vặn so với giá tối đa mà chủ đầu tư đưa ra.
Như vậy, Hoàng Ninh Group trúng thầu với tỷ lệ tiết kiệm 0%, tức là không giảm 1 đồng nào cho ngân sách của Công ty 45.
Giữa Hoàng Ninh Group và Công ty 45 đến nay đã phát sinh 20 hợp đồng kinh tế liên quan đến hoạt động vận chuyển, sàng nghiền than nhập khẩu với tổng giá trị 300 tỷ đồng. Toàn bộ các gói thầu đều chứng kiến số tiền giảm giá đậm tính tượng trưng, gây nhiều tranh cãi cho dư luận.
Bên cạnh Hoàng Ninh Group, một nhà thầu thân thiết khác là Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 208 cũng trúng nhiều gói thầu sát giá tại Công ty 45...
(Còn tiếp)
|
Tin mới cập nhật

Bia Hà Nội 'gõ cửa' nhiều thị trường khó tính

Chuyên gia kỳ vọng chip AI thế hệ Rubin của Nvidia sớm 'lên kệ', tạo động lực tăng trưởng mới

Công ty Thanh Thảo Hoà Bình: Vốn nhỏ nhưng là 'tay' thầu to tại huyện Đà Bắc

Tỷ lệ tiết kiệm trong gói thầu tại Việt Đức 21,7%: BaViMilk 'hy sinh' lãi hay chất lượng?

“Cuộc chiến” thương hiệu Ba Vì trong ngành sữa: BaViMilk bất ngờ doanh thu khủng, thuế thấp

Bất ngờ về chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng

Hành trình thua lỗ của đường sắt Việt Nam

Gánh khối nợ khổng lồ, xăng dầu Giang Nam cầm cố loạt xe sang biển “lộc phát”

Mạng lưới đại gia 'họ Phạm' thâu tóm thị trường địa ốc Quảng Bình

Viện thẩm mỹ La Ratio ra mắt dịch vụ nha khoa chuẩn quốc tế
Tin khác

Vingin lan tỏa thông điệp bảo vệ rừng và môi trường trong canh tác sâm Ngọc Linh K5

Vietnam Airlines khai thác “siêu máy bay thân rộng” Boeing 787 chặng Hà Nội – Singapore

Một đại gia nuôi heo tham vọng lãi gấp 10 lần, phát hành thêm trăm triệu cổ phiếu

Lỗ vượt vốn, số nợ vay nghìn tỷ của Đại Đồng Tiến liệu có đáng lo?

Doanh nghiệp tuần qua: Novaland chuẩn bị tiến hành cuộc họp quan trọng nhất 2024

Thị trường địa ốc TP. Hồ Chí Minh "rã băng", kinh doanh bất động sản quý I tăng gần 16%

Doanh nghiệp tuần qua: DIG dự định tung 410 triệu cổ phiếu mới ra thị trường

Doanh nghiệp tuần qua: VinFast đặt mục tiêu hòa vốn 2025, cổ phiếu FLC nhen nhóm trở lại sàn

Một thành phố trực thuộc TW đẩy mạnh phát triển KCN, kỳ vọng "hút" 2,5 tỷ USD FDI từ các "đại bàng"

Doanh nghiệp tuần qua: GSM của Vingroup tròn 1 tuổi, "tuyên chiến" với Grab, Gojek...
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
