Có phải người nhóm máu O uống bia rượu thường đỏ mặt?
Văn hoá uống: Câu chuyện từ cá nhân đến cộng đồng Thị trường bia rượu: DN nội e sợ DN ngoại đổ bộ Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn khoai lang không? |
Trong thực tế, có nhiều người uống bia, rượu dù chỉ một chút cũng gây đỏ mặt. Quan niệm dân gian giải thích là do người đó mang nhóm máu O. Tuy nhiên, nhiều người phản bác quan điểm này vì đến nay không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng người mang nhóm máu O dễ bị đỏ mặt hơn khi uống rượu bia so với các nhóm máu khác.
Không những vậy, rất nhiều người thuộc các nhóm máu A, B, AB.... uống rượu bia đều có thể bị đỏ mặt. Vì vậy, nhóm máu không ảnh hưởng đến việc uống rượu bia có đỏ mặt. Trong y học, hội chứng đỏ mặt khi uống rượu được gọi là “Asian flush” vì đa số người mắc phải là người châu Á.
Người có hiện tượng đỏ mặt khi uống rượu cũng không đồng nghĩa với việc tửu lượng kém hoặc đã ngà ngà say. Đỏ mặt khi uống rượu thường là do thiếu hụt ALDH, hệ thống enzyme aldehyde dehydrogenase (ADH) đóng vai trò phân giải các phân tử cồn và loại bỏ chúng khỏi cơ thể. Sau khi uống rượu, trên 90% ethyl alcohol sẽ chuyển hóa thành ethanol rồi chuyển hóa tiếp thành axit acetic, sau đó thải ra ngoài.
quan niệm về nhóm máu O uống rượu bia gây bỏ mặt là một quan niệm không chính xác và chưa có sự chứng minh của khoa học. Ảnh minh họa |
Những người mặt đỏ sau khi uống rượu là do tốc độ phân giải thành ethanol trong máu diễn ra hơi nhanh, khiến ethanol tích tụ làm cho mao mạch phình lên, xuất hiện tình trạng mặt đỏ.
Khi rượu được hấp thu vào cơ thể, chúng sẽ được gan chuyển hóa qua hai bước.
Bước đầu tiên là biến rượu thành acetaldehyde. Bước thứ hai là chuyển acetaldehyde thành acetate. Tuy nhiên, phần đông mọi người, chủ yếu là những người châu Á thường không tự sản xuất enzyme ADH trong cơ thể.
Nguyên nhân bắt nguồn từ một loại gene đột biến tiến hóa theo thời gian. Vì thế, cơ thể của những ai sở hữu loại gene này sẽ tích tụ lượng acetaldehyde nhiều gấp 6 lần người khác – vốn cực kỳ độc hại – dẫn đến đỏ mặt.
Khi acetaldehyde tích tụ trong máu sẽ gây ra tình trạng giãn mạch mạnh, nóng bừng, nôn mửa. Ở một số người thì nhịp tim đập nhanh, nhức đầu vào buổi sáng sau khi uống rượu trong đêm trước.
Ngoài ảnh hưởng của quá trình chuyển hóa rượu, phản ứng mạch máu của từng cá nhân cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đỏ mặt. Mạch máu của một số người có nhiều khả năng giãn ra, dẫn đến lưu lượng máu đến mặt tăng lên sau khi uống rượu, khiến khuôn mặt đỏ bừng như đang say.
Cách làm giảm tình đỏ mặt sau khi uống rượu bia Theo chia sẻ của một số bác sĩ và người thường xuyên tiêu thụ đồ uống có cồn, nhiều phương pháp để giảm tình trạng đỏ mặt khi uống rượu bia, trong đó có những phương pháp mang lại hiệu quả ngay lập tức. Dưới đây là một số biện pháp để cải thiện tình trạng uống bia đỏ mặt như: Uống nhiều nước lọc để tránh mất nước. Uống trà gừng nhằm giảm nhẹ tình trạng buồn nôn. Ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Chườm khăn lạnh lên da sẽ làm co các mạch máu trên khuôn mặt, giảm lưu lượng máu và làm giảm tình trạng đỏ mặt khi uống rượu. |