Cục Thuế tỉnh Phú Thọ
Cục Thuế tỉnh Phú Thọ là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vị nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ được quy định cụ thể tại Quyết định số 1836/QĐ-BTC ngày 08/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Cục Thuế có các phòng, Văn phòng thuộc Cục và các Chi cục thuế trực thuộc.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và Văn phòng thuộc Cục Thuế tỉnh Phú Thọ được quy định tại quyết định số 211/QĐ-TCT ngày 12/3/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, cụ thể chức năng nhiệm vụ chính của các phòng như sau:
1. Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý; thực hiện cấp phát, bán hoá đơn ấn chỉ thuế cho các đơn vị trong và ngoài ngành thuế, các tổ chức và cá nhân nộp thuế; quản lý sử dụng hoá đơn ấn chỉ thuế.
2. Phòng Kê khai và Kế toán thuế
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế về đăng ký thuế; khai thuế; nộp thuế, hoàn thuế (trừ hoàn thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất), khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế; kế toán thuế; thống kê thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.
3. Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác về quản lý nợ thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế; khoanh nợ, xoá tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; miễn tiền chậm nộp thuế; không tính tiền chậm nộp thuế và cưỡng chế thu tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế - (gọi chung là công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế) trong phạm vi quản lý.
4. Phòng Thanh tra - Kiểm tra
Giúp Cục trưởng Cục Thuế thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế; kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn thuế, gian lận thuế; thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.
5. Phòng Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế
Giúp Cục trưởng Cục Thuế trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách pháp luật thuế; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu Ngân sách Nhà nước được giao hàng năm; thực hiện công tác pháp chế về thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.
6. Phòng Quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác
Giúp Cục trưởng Cục Thuế hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện thống nhất các biện pháp, nghiệp vụ, quy trình quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác (bao gồm: Hợp tác xã; Phí, lệ phí; Thuế thu nhập cá nhân của người hành nghề tự do; Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên khoáng sản). Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế đối với đối tượng được giao quản lý; Tổ chức thực hiện công tác hoàn thuế thu nhập cá nhân, miễn giảm thuế thu nhập cá nhân.
7. Phòng Kiểm tra nội bộ
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), giải quyết tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.
8. Phòng Công nghệ thông tin
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế, quản lý nội bộ và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo công chức thuế, người nộp thuế trong việc sử dụng ứng dụng tin học trong công tác quản lý; hiện đại hóa và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý thuế.
9. Phòng Tổ chức cán bộ
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý công chức, biên chế, tiền lương, đào tạo công chức và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Cục Thuế.
10. Văn phòng
Giúp Cục trưởng Cục Thuế xây dựng, triển khai thực hiện nội quy cơ quan, quy chế làm việc; tổ chức và vận hành công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, hệ thống quản lý chất lượng ISO; xây dựng chương trình, kế hoạch, tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác của Cục Thuế.
KHÁI QUÁT CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CHI CỤC THUẾ, CÁC ĐỘI THUỘC CHI CỤC THUẾ
Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế được tổ chức thống nhất theo đơn vị hành chính cấp huyện, khu vực (ở các huyện, thị xã, thành phố, khu vực ), Gồm 08 Chi cục Thuế:
1. Chi Cục Thuế Thành Phố Việt Trì;
2. Chi Cục Thuế Thị Xã Phú Thọ;
3. Chi Cục Thuế khu vực Lâm Thao - Phù Ninh;
4. Chi Cục Thuế khu vực Tam Nông - Thanh Thủy;
5. Chi Cục Thuế khu vực Thanh Sơn - Tân Sơn;
6. Chi Cục Thuế khu vực Cẩm Khê - Yên Lập;
7. Chi Cục Thuế khu vực Thanh Ba - Hạ Hòa.
8. Chi Cục Thuế Huyện Đoan Hùng;
Chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuộc Chi cục Thuế được quy định tại Quyết định số 110/QĐ-BTC ngày 14/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố và Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố; Quyết định số 245/QĐ-TCT ngày 25/3/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, cụ thể chức năng nhiệm vụ chính của các Đội như sau:
1. Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý.
2. Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, quản lý khai thuế, xử lý các hồ sơ hoàn thuế (trừ hoàn thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất), khấu trừ thuế, tính thuế và thông báo thuế, nộp thuế, hoàn trả tiền thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế, quản lý nội ngành cho công chức thuế và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế.
3. Đội Kiểm tra thuế
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; thực hiện dự toán thu thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.
4. Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế
Giúp Chi Cục trưởng Chi cục Thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho công chức thuế trong Chi cục Thuế; thực hiện công tác pháp chế về thuế thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý; xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước (đối với Chi cục thuế khu vực phải xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước cho từng địa bàn cấp huyện) và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của Chi cục Thuế.
5. Đội Trước bạ và thu khác
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu lệ phí trước bạ, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (thuế tài sản), phí, lệ phí và các khoản thu khác (bao gồm thuế thu nhập cá nhân của cá nhân hành nghề tự do, các khoản thu về đất bao gồm cả thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng, lệ phí trước bạ và thu khác) phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý; Thực hiện dự toán thu thuế đối với đối tượng được giao quản lý.
6. Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý.
7. Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế; khoanh nợ, xoá tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; miễn tiền chậm nộp thuế; không tính tiền chậm nộp thuế và cưỡng chế thu tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp (gọi chung là công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế) thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.
8. Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên...); Thực hiện dự toán thu thuế đối với đối tượng được giao quản lý.
9. Bộ phận tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” tại địa bàn cấp huyện nơi không có trụ sở chính của Chi cục Thuế khu vực (Bộ phận “một cửa”)
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện một số nhiệm vụ về quản lý thuế đối với một số khoản thu trên địa bàn cấp huyện; tiếp nhận và giải quyết một số thủ tục hành chính cho người nộp thuế; thực hiện các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” với các cơ quan chức năng trên địa bàn cấp huyện nơi không có trụ sở chính của Chi cục Thuế khu vực.
Công an tỉnh Phú Thọ
Những ngày tháng 8/1945, cùng với nhân dân cả nước, tại tỉnh Phú Thọ dưới sự lãnh đạo của Đảng, các lực lượng vũ trang cùng quần chúng nhân dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Thời kỳ này, Ty Liêm phóng Phú Thọ được thành lập gồm 2 lực lượng chính là: “Ban Trinh sát” và “Cảnh sát danh dự”; nhiệm vụ chủ yếu là: Trinh sát nắm tình hình hoạt động của địch, bọn mật thám, chỉ điểm, trừng trị những tên ngoan cố có nợ máu với nhân dân, bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân, tham gia tuần tra kiểm soát, chống trộm cắp, bảo vệ việc tăng gia sản xuất, chống đói nghèo... Bảo vệ tuyệt đối an toàn cuộc tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 trên địa bàn tỉnh diễn ra thành công; đồng thời kiên quyết đấu tranh với âm mưu của quân Tưởng và bọn tay sai, tham gia tấn công, trấn áp phản động quốc dân đảng, bảo vệ vững chắc chính quyền non trẻ.
Khi cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tỉnh Phú Thọ trở thành một trong những địa bàn trọng điểm, vừa có vùng địch tạm chiếm, vừa có vùng tự do, kẻ thù tìm mọi cách tấn công, khủng bố các phong trào cách mạng, từ đó làm bàn đạp tấn công vào khu căn cứ kháng chiến Việt Bắc. Trong thời gian này, lực lượng Công an Phú Thọ đã kiên trì "bám dân", "bám đất" không sợ hy sinh gian khổ để xây dựng cơ sở, phát động quần chúng phá Tề, trừ gian, mở rộng khu du kích và vùng tự do kháng chiến. Tăng cường công tác điều tra nắm tình hình, phát hiện âm mưu địch, phục vụ cho các chiến dịch lớn. Lực lượng Công an đã bắt trừng trị 30 tên phản động có tội ác, giải tán hàng trăm ban Tề. Ở các huyện vùng tự do, lực lượng Công an Phú Thọ bảo vệ an toàn các cơ quan của Trung ương, các Bộ, ngành và đồng bào các địa phương đến sơ tán; đấu tranh trấn áp bọn trộm, cướp, giữ vững ANTT ở địa phương.
Từ năm 1951, lực lượng Công an Phú Thọ vừa tổ chức trinh sát điều tra nắm chắc tình hình địch vừa phát động phong trào quần chúng, bảo vệ tuyệt đối các địa điểm đóng quân, các cuộc hành quân của bộ đội chủ lực, các đoàn dân công lên Tây Bắc, cũng như bảo vệ cơ quan đầu não của Trung ương đóng tại địa phương. Tham gia các chiến dịch, góp phần cùng lực lượng vũ trang tỉnh nhà làm nên chiến thắng Tu Vũ năm 1951 và chiến thắng Chân Mộng-Trạm Thản năm 1952. Từ phong trào "Rèn cán lập công" phát động trong nội bộ, phong trào "Ba không" phát động trong quần chúng, lực lượng Công an đã phát động phong trào "lùng sục gián điệp, truy bắt biệt kích" góp phần phát hiện và tổ chức bắt hàng trăm tên gián điệp, biệt kích là người Việt Nam làm tay sai cho Pháp tung ra vùng tự do để nắm tình hình phá hoại hậu phương ta, trong đó có tên đã chui vào nội bộ để hoạt động. Tích cực bảo vệ các chiến dịch, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên phủ, góp phần đánh thắng thực dân Pháp xâm lược.
Về tổ chức bộ máy, Năm 1947, Ty Công an Phú Thọ gồm có: Ban Chính trị, Ban Tư pháp, Ban Trật tự, Văn phòng, quân số gồm 193 CBCS; đến năm 1954 tổ chức bộ máy của Ty Công an Phú Thọ đã phát triển gồm 12 đầu mối trực thuộc là các ban, các quận Công an, Công an huyện và các đồn, trạm Công an trực thuộc.
Hoà bình lập lại ở miền Bắc năm 1954, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, lực lượng Công an Phú Thọ đã nhanh chóng ổn định lực lượng; cuối năm 1956, Ty Công an gồm: Bộ phận văn phòng, 4 ban, 1 đại đội cảnh vệ và 11 Công an huyện, thị (đến năm 1965 quân số lên tới 290 CBCS). Thực hiện chủ trương của Đảng, Công an Phú Thọ đã huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ tham gia các đội giảm tô, cải cách ruộng đất. Phát động quần chúng thu thập tài liệu lập hồ sơ phục vụ trấn áp nhiều tên Tề ngụy, địa chủ phản động nguy hiểm có nợ máu với nhân dân. Nổi bật của thời kỳ này là phát động quần chúng mở đợt "Khoanh vùng trấn phản", qua đó đã bắt đưa đi tập trung cải tạo và cải tạo tại chỗ hàng trăm đối tượng phản động các loại, gắn phong trào "bảo vệ trị an" rộng khắp với công tác nghiệp vụ của lực lượng Công an. Điển hình như trong thời kỳ này Công an Phú Thọ đã phát hiện và xử lý kịp thời tổ chức nhen nhóm phản động "Liên minh cách mạng tư sản dân quyền" do những tên phản động đội lốt tôn giáo cầm đầu năm 1965; khám phá tổ chức “Gươm thiêng diệt cộng” bắt các đối tượng tại Cẩm Khê, Phù Ninh; khám phá vụ án gián điệp Mỹ do Bộ Công an chỉ đạo; kịp thời trấn áp bọn phản cách mạng, các đối tượng gây rối trong vụ "Đức mẹ hiện hình" ở Việt Trì; đấu tranh thắng lợi một số vụ gián điệp Mỹ tung về Phú Thọ qua các đoàn Việt kiều hồi hương.v.v. góp phần giữ vững an ninh trật tự, bảo vệ công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở địa phương.
Từ khi đế quốc Mỹ cho máy bay ném bom bắn phá miền Bắc, lực lượng Công an Phú Thọ đã dũng cảm mưu trí xông pha nơi lửa đạn tổ chức sơ tán, bảo vệ giao thông vận chuyển, kịp thời dập tắt, cứu chữa nhiều đám cháy lớn, bảo vệ tài sản nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân. Điển hình như ngày 03/11/1966, khi máy bay địch đến ném bom bắn phá khu công nghiệp Việt Trì, lực lượng Cảnh sát giao thông, cảnh sát PCCC đã không quản hy sinh dũng cảm cứu người và tài sản; trong các ngày 17/5/1972, 01/6/1972 khi máy bay Mỹ đánh phá ác liệt khu công nghiệp Việt Trì, các huyện Lâm Thao, Hạ Hòa, Thanh Sơn… lực lượng Công an đã kiêm cường sông pha “Mưa bom, bão đạn” đảm bảo giao thông thông suốt, dập tắt các đám cháy tại các cơ quan, kho tàng, nhà dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do bom đạn giặc gây ra… Nhiều tấm gương như đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện, cảnh sát khu vực Công an thị xã Phú Thọ đã dũng cảm cùng đồng đội đào bới cứu các em nhỏ bị sập hầm khi máy bay Mỹ ném bom ngày 22/11/1965; đồng chí Nguyễn Khắc Cưu, cán bộ Công an thành phố Việt Trì cứu sống 5 em nhỏ bị bom Mỹ đánh sập hầm năm 1966; Liệt sỹ Phạm Văn Phú, cán bộ Công an huyện Hạ Hòa đã dũng cảm hy sinh khi vào cứu vũ khí, tài liệu cơ quan trong lúc máy bay Mỹ oanh tạc ngày 12/7/1965; Liệt sỹ Nguyễn Văn Nguyên hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cầu Việt Trì ngày 01/1/1967....Thực hiện khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả vì miền Nam thân yêu", hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ Công an Phú Thọ đã hăng hái lên đường chi viện cho an ninh miền Nam, Lào, Căm Pu Chia, nhiều đồng chí đã chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công; 84 đồng chí đã anh dũng hy sinh (tiêu biểu như đồng chí Nguyễn Bá Lợi - nguyên Phó trưởng Ty Công an Phú Thọ, chi viện TW cục miền Nam, hy sinh năm 1970), nhiều đồng chí đã để lại một phần xương máu tại các chiến trường, góp phần làm nên đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Năm 1968, khi sáp nhập hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú, Ty Công an Vĩnh Phú phát triển lên đến gần 700 CBCS; năm 1975 lên gần 1.000 CBCS gồm 14 đầu mối phòng, ban và 22 Công an các huyện, thành, thị. Thực hiện Nghị định 250/CP, ngày 12/6/1981 của Hội đồng Chính phủ, Ty Công an Vĩnh Phú đã sắp xếp tổ chức bộ máy gồm Ban chỉ huy an ninh, Ban chỉ huy cảnh sát, các phòng XDLL, hậu cần và Công an các HTT hình thành lề lối làm việc chỉ huy, chỉ đạo tập trung thống nhất. Trong thời kỳ này lực lượng Công an Phú Thọ đã làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, góp phần đánh thắng trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc.
Bước vào công cuộc đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng từ năm 1986 đến nay, đất nước ta đã giành được những thành tựu quan trọng, chính trị giữ vững, kinh tế phát triển, văn hoá xã hội đã có nhiều đổi mới, đời sống nhân dân ngày càng được ổn định. Trong thành quả chung đó có đóng góp xứng đáng của lực lượng Công an Phú Thọ. Năm 1997, tỉnh Vĩnh Phú được chia tách lại thành 02 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, Công an tỉnh Phú Thọ được tái lập gồm 21 phòng, ban và 10 Công an HTT với quân số 1500 CBCS. Dưới sự lãnh đạo của Bộ Công an, của Tỉnh uỷ, HĐND - UBND tỉnh, lực lượng Công an Phú Thọ đã không ngừng củng cố về mọi mặt, phục vụ đắc lực việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ địa phương.
Trên lĩnh vực an ninh, Công an tỉnh Phú Thọ luôn trú trọng thực hiện tốt công tác nắm tình hình, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ đảm bảo an ninh trên các lĩnh vực: an ninh nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh văn hoá tư tưởng, an ninh đô thị, an ninh nông thôn… đảm bảo an ninh trên các lĩnh vực tôn giáo, dân tộc thiểu số, hoạt động của người nước ngoài và xuất nhập cảnh; quản lý chặt chẽ các loại đối tượng; làm tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn, vô hiệu hoá. Chủ động xây dựng các kế hoạch, phương án, đề án phòng chống âm mưu “diễn biến hoà bình”, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, thu thập tin tức tình báo, gián điệp; bổ sung, luyện tập các phương án phòng chống khủng bố, bạo loạn, gây rối, bắt cóc con tin. Đặc biệt Công an tỉnh Phú Thọ đã làm tốt công tác nắm tình hình, kịp thời đề ra các đối sách đấu tranh ngăn chặn không để xảy ra “điểm nóng” về an ninh trật tự tại địa phương. Bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng điểm, các cuộc bầu cử Quốc hội, Đại hội Đảng .v.v.Tập trung lực lượng bảo vệ tuyệt đối an toàn tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ Hội Đền Hùng hằng năm.
Trên lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Thực hiện các chương trình Quốc gia phòng, chống tội phạm, lực lượng Công an Phú Thọ liên tục phát động các đợt cao điểm tấn công tội phạm, đánh mạnh vào bọn tội phạm nguy hiểm, bọn lưu manh chuyên nghiệp, côn đồ hung hãn, tội phạm kinh tế, ma túy, tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em.v.v. Tỉ lệ điều tra các vụ phạm pháp hình sự hằng năm đều đạt trên 75%; án nghiêm trọng đạt từ 90% trở lên; bắt và vận động được hàng ngàn đối tượng có lệnh truy nã, trong đó có hàng trăm tên thuộc loại nguy hiểm. Điển hình như: Chuyên án ma túy 853T năm 2004 khám phá đường dây buôn bán, sản xuất trái phép ma túy lớn nhất Việt Nam tại thời điểm đó; điều tra làm rõ và bắt thủ phạm gây ra vụ giết anh Đỗ Kiến Hải, chủ tiệm vàng Thủy - Hải, huyện Đoan Hùng; điều tra 2 vụ buôn lậu lá thuốc lá với số lượng lớn; điều tra làm rõ thủ đoạn lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất đối với xe ô tô ngoại giao để buôn bán trốn thuế; chuyên án LOP6, đấu tranh với đối tượng sử dụng công nghệ cao để tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên mạng Internet. Tổ chức tốt các biện pháp đấu tranh chống các tệ nạn xã hội: mại dâm, nghiện hút, cờ bạc; làm chuyển biến tình hình trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng; làm giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân trong giải quyết các thủ tục hành chính về ANTT. Chú trọng công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, giáo dục bồi dưỡng lập trường quan điểm, phẩm chất đạo đức, tư cách người Công an Việt Nam theo 6 điều Bác Hồ dạy.
Lực lượng Công an Phú Thọ đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Công an, UBND tỉnh Phú Thọ.v.v. tuyên dương công trạng và tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý:
+ 05 đơn vị và 2 cá nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
+ 01 Huân chương Hồ Chí Minh;
+ 02 Huân chương Lao động.
+ 01 Huân chương Độc lập hạng Ba.
+ 08 Huân chương Quân công hạng Nhất, Nhì, Ba.
+ 09 Huân chương Chiến công hạng Nhất.
+ 7 Huân chương chiến công hạng Nhì.
+ 12 Huân chương chiến công hạng Ba.
+ Lẵng hoa của Chủ tịch nước;
+ Trên 10 nghìn lượt tập thể, cá nhân được Bộ Công an, UBND tỉnh Phú Thọ, các Cục trực thuộc Bộ Công an, các ban, ngành, đoàn thể tặng Bằng khen, Giấy khen và cấp ủy, chính quyền địa phương, quần chúng nhân dân gửi thư khen ngợi, cảm ơn.
Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, tin tức, hoạt động của Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số trên Báo Công Thương, trên Báo điện tử Công Thương.
Phân công nhiệm vụ:
a) Lãnh đạo và quản lý toàn diện các công tác của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số.
b) Chỉ đạo xây dựng, hướng dẫn, tổng kết tình hình thực hiện các chính sách pháp luật về thương mại điện tử, các chiến lược, kế hoạch, cơ chế, chính sách, chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia, phát triển kinh tế số, chuyển đổi số ngành Công Thương.
c) Phụ trách công tác tổ chức, cán bộ; thi đua, khen thưởng và kỷ luật.
d) Thẩm định các dự án, đề án, chương trình liên quan đến thương mại điện tử theo thẩm quyền.
đ) Phụ trách công tác cải cách hành chính của Cục.
e) Chỉ đạo lĩnh vực hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử, thương mại số và phát triển kinh tể số và các công việc liên quan.
g) Phụ trách công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và đề xuất biện pháp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ.
h) Trực tiếp phụ trách Phòng Chính sách, Phòng Hợp tác quốc tế.
i) Chủ tịch các hội đồng, trưởng các ban chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.
k) Đảm nhận một số nhiệm vụ khác theo phân công của Lãnh đạo Bộ.