Các địa điểm du lịch tâm linh thu hút du khách dịp đầu năm tại Hà Nam
Thị xã Đông Triều: Đẩy mạnh phát triển du lịch tâm linh đặc sắc Mở cửa đầu Xuân, Quảng Ninh hút khách đến các điểm du lịch tâm linh Nhộn nhịp du Xuân, tín hiệu khả quan của ngành du lịch Thủ đô |
Theo đó, nhiều gia đình, các bạn trẻ hay du khách từ nơi xa đã đổ về các địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của tỉnh Hà Nam để du xuân, chiêm bái và check-in nhân dịp đầu năm.
Đặc biệt, năm nay thời tiết thuận lợi nên nhiều người đã lựa chọn đi chùa ngay từ mùng 1 Tết. Ngoài chùa Tam Chúc, người dân đã chọn vãn cảnh, chiêm bái tại chùa Cây Thị, chùa Địa Tạng Phi Lai, chùa Phật Quang, đền Lảnh Giang, đền Trần Thương…
Chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc được xây dựng gắn liền với Hồ Tam Chúc, thuộc thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Khu du lịch này cách chùa Hương chỉ khoảng 8km, cách TP. Phủ Lý 16km và cách TP. Hà Nội khoảng 65km.
Du khách đến chiêm bái chùa Tam Chúc. Ảnh: chùa Tam Chúc |
Với vị trí đặc biệt, Khu du lịch Tam Chúc được xem như là viên gạch nối giữa Khu du lịch chùa Hương với Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, Khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, Khu văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính tạo thành một quần thể các khu du lịch tâm linh, sinh thái ở vùng ngập nước.
Lượng khách đổ về chùa Tam Chúc ngày mùng 4 Tết. Ảnh: chùa Tam Chúc |
Chùa Tam Chúc – ngôi chùa lớn nhất nhất thế giới ngày nay được xây dựng trên nền ngôi chùa Tam Chúc cổ tự với niên đại hơn 1000 năm. Đây là ngôi chùa vô cùng đặc biệt, với cảnh quan mặt hướng hồ lưng tựa núi. Dù được rất nhiều thợ thủ công lành nghề của cả Phật giáo; Thiên cúa giáo, Hồi giáo thi công những vẫn mang đậm dấu ấn của phong cách chùa cổ Việt Nam.
Chùa Cây Thị
Năm nay, chùa Cây Thị cũng là một trong những địa điểm thu hút khách thập phương đến tham quan. Chùa tọa lạc ở thôn Chè Trình, xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Ngôi chùa được Đại đức trụ trì Thích Huệ Hạnh dày công kiến tạo với nhiều kiến trúc Phật giáo giá trị, khang trang.
Một góc chùa Cây Thị. Ảnh: chùa Cây Thị |
Chùa Cây Thị ở Hà Nam cũng giống như những ngôi chùa khác ở Việt Nam. Kết cấu bao gồm: Tam Bảo, nhà thờ tổ, nơi thờ Đức Ông, đức Thánh hiền; nhà ở, giảng đường, nhà khách, nơi ở của phật tử.
Chị Nguyễn Thị Huế du xuân cùng những người bạn tại chùa Cây Thị. Ảnh: NVCC |
Vì lịch đi làm nên chị Nguyễn Thị Huế (23 tuổi, quê ở Hà Nam) cùng những người bạn đã đến chùa Thị từ sáng mùng 2. Chị chia sẻ: “Bên cạnh việc du xuân đầu năm, đi lễ, cầu chúc những điều tốt đẹp nhất với gia đình, tôi còn check-in và lưu giữ những bức ảnh đẹp tại ngôi chùa đẹp và nổi tiếng năm nay”.
Chùa Địa Tạng Phi Lai
Ngôi chùa tọa lạc tại chân dãy núi đất thuộc thôn Hạ Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, chỉ cách Hà Nội khoảng gần 70km. Chùa còn có tên gọi khác là chùa Đùng. Tên gọi cũ của thôn Đùng thuộc xã Liêm Sơn.
Sau rất nhiều thế kỷ trôi qua ngôi chùa đã bị xuống cấp nghiêm trọng và dường như đã bị lãng quên. Vào năm 2015, đại đức chủ trì Thích Minh Quang đã cho xây dựng lại ngôi chùa và lấy tên thành Địa Tạng Phi Lai Tự.
Chị Nguyễn Thị Tuyết Trinh check-in tại chùa Địa Tạng Phi Lai. Ảnh: NVCC |
Đặc biệt vào những ngày đầu năm, Tết cổ truyền chùa được trang trí nhiều hoa tươi rực rỡ, các tiểu cảnh sinh động để phục vụ du khách gần xa đến tham quan lễ phật và lưu lại cho mình và người thân những khoảnh khắc đáng nhớ của chuyến du xuân.
Điểm nhấn ấn tượng khó quên nhất ở dịp du xuân ngày tết tại đây đối với du khách còn là quang cảnh nhộn nhịp của phiên chợ quê ngày tết được nhà chùa kỳ công phục dựng nhằm tái hiện sống động các hoạt động của người xua với hoạt động chợ quê phong phú, đa dạng sắc màu. Những chiếc đu tre, cây nêu…
Về du xuân tại chùa du khách có thể lên chùa lễ phật cầu may đầu năm rồi tham quan vãn cảnh rừng cây xanh ngát với nhiều chủng loại cây xanh khác nhau vừa mát mẻ, yên bình vừa trong lành thoáng đãng lại vừa lưu lại những kiểu ảnh ý nghĩa. Chắc chắn đây sẽ là trải nghiệm khó quên của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ.
Những mong ước của chị Trinh nhân dịp năm năm. Ảnh: NVCC |
Chị Nguyễn Thị Tuyết Trinh (24 tuổi, quê ở Hà Nam) cho hay: “Năm nay tôi cùng những người thân trong gia đình chọn du xuân, cầu bình an tại chùa Địa Tạng Phi Lai Tự và chùa Phật Quang vì hai ngôi chùa là nơi linh thiêng, có từ lâu và cách nhau không xa”. Chị cho biết bản thân rất tự hào vì hai ngôi chùa của quê hương ngày càng nổi tiếng, thu hút khách thập phương đến vãn cảnh và chiêm bái.
Với lối kiến trúc độc đáo và nhiều góc check-in đẹp nên chị Vũ Phương Thảo đã đi lễ chùa và chụp ảnh check-in với bộ áo dài đỏ ngay từ mùng 2 Tết, tránh việc qua đông du khách đến tham quan.
Chùa Phật Quang tọa lạc tại thôn Dư Nhân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm TP. Hà Nội khoảng 70km. Đây là đạo tràng Phật tử tu tập lớn tại Hà Nam, được Đại đức Thích Thiên Ân dày công chăm sóc và kiến tạo từ kiến trúc cổ, diện tích toàn cảnh lên đến 13ha.
Quang cảnh chùa Phật Quang. Ảnh: chùa Phật Quang |
Chùa Phật Quang Hà Nam ngày nay được xây dựng từ nền móng của ngôi chùa gần trăm năm tuổi. Dưới bàn tay khéo léo của Thầy Thích Thiên Ân, khung cảnh sinh động nơi đây được du khách vô cùng yêu thích. Ngoài ra, Thầy còn xây dựng nhiều công trình mang dấu ấn như: Tam Bảo, lầu khách,...
Đền Trần Thương
Đền Trần Thương thuộc thôn Trần Thương, xã Nhân Đạo, nay là xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Đền là di tích tiêu biểu của tỉnh Hà Nam và cả nước, hội tụ nhiều giá trị lịch sử văn hóa nghệ thuật, tâm linh, lâu nay được nhiều người biết tiếng. Đền thờ vị anh hùng dân tộc Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng gia quyến và các Bộ tướng có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thế kỷ XIII.
Với những giá trị về lịch sử, văn hóa đặc sắc, năm 1989 đền Trần Thương đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia. Ngày 23/12/2015, đền Trần Thương được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt.