Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết 01/NĐ-CP: Tháo gỡ “điểm nghẽn” kỷ cương, bịt chặt “lỗ hổng” thể chế

PV

PV

Thời gian qua, công tác hoàn thiện thể chế, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương đạo đức công vụ luôn được lãnh đạo Bộ Công Thương xác định là nhiệm vụ trọng tâm.
Bộ Công Thương tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Nghị quyết 01/NQ-CP: Bộ Công Thương quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn

Cải cách thể chế để tạo động lực cho sự phát triển

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Quyết định số 32/QĐ-BCT ngày 9 tháng 01 năm 2023 về Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023. Chương trình hành động này nhằm mục tiêu hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ được giao của ngành.

Một trong các nhiệm vụ mà người đứng đầu Bộ Công Thương đặt ra cho ngành Công Thương đó là tăng cường xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Trong đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu cần tiếp tục quán triệt và thể chế hóa kịp thời, chính xác, đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng trong Văn kiện Đại hội XIII; các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và Kế hoạch số 11/KH-TW ngày 28/11/2022 thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW. Quán triệt và thực hiện nghiêm văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.

Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết 01/NĐ-CP: Tháo gỡ “điểm nghẽn” kỷ cương, bịt chặt “lỗ hổng” thể chế
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới mà lãnh đạo Bộ Công Thương đặt ra là tiếp tục cải cách thể chế, siết chặt kỷ luật, kỷ cương

Đồng thời, tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm theo đúng chỉ đạo “đầu tư cho xây dựng và hoàn thiện thể chế là đầu tư cho phát triển”. Đổi mới phương thức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra để bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết theo định hướng xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, nhất là các dự án luật có vai trò quan trọng trong việc tạo lập môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh như Luật Phát triển công nghiệp, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)...

Tổ chức triển khai thực hiện đúng quy định, có chất lượng công tác hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thống nhất trong cả nước kỳ 2019 - 2023. Tiếp tục chú trọng và phát huy hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật. Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát văn bản theo thẩm quyền. Tiếp tục tổ chức triển khai các nhiệm vụ của tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật để rà soát, khắc phục các quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn .

Nâng cao hiệu quả phòng ngừa và tăng cường năng lực giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện trong hoạt động thương mại quốc tế, bảo đảm quyền lợi của Chính phủ, người dân, doanh nghiệp; tích cực xử lý các vướng mắc pháp lý phát sinh trong quá trình hội nhập, đàm phán, ký kết, thực hiện điều ước, thỏa thuận, cam kết quốc tế…

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đổi mới, đa dạng hóa hình thức tiếp cận pháp luật cho doanh nghiệp. Hiện đại hóa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống trợ giúp pháp lý; nâng cao vai trò, năng lực, tính chuyên nghiệp và chất lượng hệ thống trợ giúp pháp lý để doanh nghiệp dễ tiếp cận pháp luật.

Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở theo quy định pháp luật, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, phù hợp thực tế đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền ngay từ khi mới phát sinh tại cơ sở, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 85%; thực hiện tốt các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 90%.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu gắn với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Tăng cường quản lý nhà nước, triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật, các kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác phòng, chống tham nhũng. Tăng cường theo dõi, đánh giá, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Không phải chỉ bây giờ khi thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP do Chính phủ vừa ban hành, thời gian qua, Bộ Công Thương dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên mới coi cải cách thể chế là một trong ba đột phá chiến lược, tạo cơ sở pháp lý, môi trường an toàn, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023, trước đại diện rất nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, bộ, ngành, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã thẳng thắn cho rằng: Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế và vấn đề đặt ra cho ngành Công Thương cần tập trung giải quyết; trong đó, đáng lưu ý là: Công tác xây dựng thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thực hiện cải cách hành chính ở một số lĩnh vực, đơn vị còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Những hạn chế, yếu kém nêu trên có nhiều nguyên nhân (khách quan và chủ quan), song nguyên nhân chủ quan chủ yếu là: Kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành và ý thức chấp hành của một số đơn vị, bộ phận, cá nhân chưa tốt; Năng lực, trình độ, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức chưa cao; Sự phối hợp trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ giữa các đơn vị, bộ phận với nhau và với bộ, ngành, địa phương có lúc, có việc còn chưa tốt; công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát của cấp trên đối với cấp dưới ở một số đơn vị chưa sâu sát, kịp thời...

Bộ trưởng Bộ Công Thương còn cho rằng: “Đây là những điểm nghẽn đối với sự phát triển của ngành trong nhiều năm qua, vì vậy chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá rất nghiêm túc, cầu thị và kịp thời có các giải pháp khả thi để khắc phục; tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành; nâng cao ý thức chấp hành; duy trì kỷ luật, kỷ cương; tăng cường kiểm tra, đôn đốc công việc nhằm tạo sự chuyển biến thực chất và mạnh mẽ hơn trong thời gian tới để tạo động lực mới, giải phóng các nguồn lực mới cho sự phát triển, nhất là trong điều kiện đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp”.

Cải cách để phục vụ tốt hơn thay vì mệnh lệnh hành chính

Với phương châm hành động bám sát thực tiễn, nói đi đôi với làm, thời gian qua lãnh đạo Bộ Công Thương đã trực tiếp chỉ đạo các đơn vị chức năng coi công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, tổ chức rà soát các vướng mắc, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật là thường xuyên, liên tục để kịp thời đáp ứng những thay đổi của đời sống. Trong rất nhiều các cuộc họp với địa phương, doanh nghiệp trước những khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn nhưng chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng bị thực tiễn vượt qua, Bộ trưởng và lãnh đạo Bộ đều lắng nghe chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc thẩm quyền sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền để giải quyết nhanh chóng. Đồng thời, Bộ cũng coi trọng đẩy mạnh công tác xây dựng luật pháp, nâng cao chất lượng các quy định và tăng cường nhân lực cho xây dựng và hoàn thiện thể chế, dành ưu tiên về nhân lực cho việc khó này.

Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết 01/NĐ-CP: Tháo gỡ “điểm nghẽn” kỷ cương, bịt chặt “lỗ hổng” thể chế
Cải cách hành chính với mục tiêu lấy người dân là trung tâm đã được ngành Công Thương quán triệt sâu sắc từ trung ương đến địa phương - Trong ảnh là 1 buổi tiếp dân của Sở Công Thương Sơn La

Minh chứng rõ nét cho những hành động này không thể không nhắc tới khi vừa qua trước những “dị biệt” của thị trường xăng dầu, lãnh đạo Bộ đứng đầu là Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có rất nhiều cuộc họp với doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu để lắng nghe những kiến nghị, bàn những giải pháp tháo gỡ khó khăn. Không những thế, để những kiến nghị này nhanh chóng giúp doanh nghiệp rơi vào cảnh “lỗ chồng lỗ” Bộ Công Thương ngay lập tức có văn bản gửi Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đề nghị rà soát và điều chỉnh mức chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức… theo mức phù hợp với thực tế phát sinh; đồng thời có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nâng hạn mức tín dụng, tiếp cận lãi suất ưu đãi, nguồn ngoại tệ nhằm giúp các doanh nghiệp tăng nguồn lực tài chính, giảm chi phí để nhập khẩu hoặc mua xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường trong nước.

Chưa hết, nhằm giải quyết tận gốc khó khăn của doanh nghiệp gặp phải, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp với 2 nội dung quan trọng về Kế hoạch phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023 và rà soát, đề xuất nội dung sửa đổi Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu để kịp thời tham mưu cho Chính phủ sửa đổi, bổ sung các chính sách để có cách tiếp cận nhanh và thích ứng, sát hơn với thị trường xăng dầu đầy biến động khó lường.

Quyết liệt siết chặt kỷ cương

Có thể thấy, trong thời gian qua, công tác bảo đảm, duy trì kỷ cương, đạo đức công vụ đã được lãnh đạo Bộ Công Thương đặc biệt chú trọng, coi đây là một trong những nhiệm vụ cần thiết. Theo đó, một trong năm nhiệm vụ mà Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đặt ra trong năm 2023 đó là tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và ý thức chấp hành, gắn với đề cao đạo đức công vụ, cá thể hóa trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Tiếp tục đổi mới lề lối, phương thức làm việc, đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh; chủ động phối hợp xử lý công việc gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong toàn hệ thống. Thông điệp này đã góp phần đẩy lùi công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng ta khởi xướng với tinh thần “Tiền hô, hậu ủng”, “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”.

Mới đây, tại Hội nghị Tổng kết của Tổng cục Quản lý thị trường, thông điệp này lại một lần nữa được Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đặt ra. Theo đó, Bộ trưởng chỉ rõ, công tác quản lý, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức công vụ cho công chức, người lao động trong lực lượng Quản lý thị trường còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu đề ra, sức ì trong đội ngũ cán bộ, công chức (nhất ở cấp cơ sở) còn lớn.

Chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, Bộ trưởng cho rằng, có cả chủ quan và khách quan; trong đó nguyên nhân chủ quan chủ yếu đến từ việc quán triệt các chủ trương, nguyên tắc, quy định của Nhà nước và của Ngành ở một số đơn vị chưa nghiêm túc, sâu sắc, dẫn tới việc công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện nhiệm vụ một số mặt còn bị động, lúng túng, thiếu quyết liệt. Việc phối hợp với các ngành, các cấp, các lực lượng (nhất là ở cấp địa phương) có lúc, có việc còn thiếu đồng bộ, chưa tranh thủ được sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Không những vậy, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành và ý thức chấp hành của một số đơn vị, bộ phận, cá nhân chưa tốt; Tính nêu gương của tập thể lãnh đạo, người đứng đầu một số nơi chưa rõ. Ngoài ra, năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm của một bộ phận công chức (kể cả đội ngũ lãnh đạo, quản lý) ở một số đơn vị còn hạn chế, chậm được cải thiện, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Chỉ ra những điều này để thấy rằng, lãnh đạo ngành Công Thương đã dám nhìn thẳng vào sự thật, coi đó là những “điểm nghẽn” cho sự phát triển và có tháo gỡ được điều này mới huy động sức mạnh tổng hợp để thúc đẩy quyết liệt việc thực hiện các nhiệm vụ quan trọng mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó, tất cả vì mục tiêu vì sự phát triển đất nước, vì hạnh phúc ấm no của nhân dân.

PV

Tin mới cập nhật

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Tinh giản một số chỉ tiêu không phù hợp và bổ sung các chỉ tiêu mới nâng cao khả năng đánh giá toàn diện là điểm mới Bộ chỉ số DDCI 2024 của TP. Hồ Chí Minh.
Uông Bí (Quảng Ninh): Hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả bão, khôi phục sản xuất rừng

Uông Bí (Quảng Ninh): Hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả bão, khôi phục sản xuất rừng

Sau những thiệt hại do bão gây ra, thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, đặc biệt là các hộ dân trồng rừng
Đánh thuế bất động sản thứ hai liệu có khả thi?

Đánh thuế bất động sản thứ hai liệu có khả thi?

Chuyên gia cho rằng chính sách đánh thuế bất động sản thứ hai khó khả thi và không phải là biện pháp cốt lõi giải quyết vấn đề bất động sản hiện nay.
Hội nghị đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024: Chung tay kiến tạo tương lai

Hội nghị đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024: Chung tay kiến tạo tương lai

Ngày 16/11, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Hội nghị thượng đỉnh đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024, “Đổi mới - Chuyển mình - Bền vững: Chung tay kiến tạo tương lai".
Phát triển chùm đô thị vệ tinh, giải bài toán “chiếc áo chật” cho nội đô Hà Nội

Phát triển chùm đô thị vệ tinh, giải bài toán “chiếc áo chật” cho nội đô Hà Nội

Chuyên gia cho rằng, cần liên kết giữa đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh phục vụ phát triển bền vững cho thành phố Hà Nội.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó từ nguồn hỗ trợ ngân sách

Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó từ nguồn hỗ trợ ngân sách

Dù chiếm tỷ lệ rất lớn, tuy nhiên hiện nay hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong quy trình, thủ tục chi tiêu ngân sách
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kim ngạch xuất khẩu khả quan, đạt hơn 6,4 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kim ngạch xuất khẩu khả quan, đạt hơn 6,4 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm

Kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong 10 tháng đạt hơn 6,4 tỉ USD, tăng 11,71% so với cùng kỳ, trong đó, thị trường châu Á chiếm gần 70%.
Đường băng sân bay Long Thành vượt tiến độ, sẽ hoàn thành trước tháng 12/2025

Đường băng sân bay Long Thành vượt tiến độ, sẽ hoàn thành trước tháng 12/2025

Dự án thành phần 3 sân bay hơn 16 tỷ USD lớn nhất Việt Nam sẽ hoàn thành cơ bản phần xây dựng trước tháng 12/2025, lắp đặt thiết bị vận hành thử từ đầu năm 2026
Cuộc đua huy động vốn: Thêm 5 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi

Cuộc đua huy động vốn: Thêm 5 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi

Cuộc "chạy đua" huy động bằng lãi suất hấp dẫn giữa các ngân hàng tiếp tục khốc liệt, bằng chứng là có thêm 5 nhà băng tăng lãi suất tiền gửi trong tuần qua.
Tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh mới

Tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh mới

Các chuyên gia cho rằng, cần tạo điều kiện để doanh nghiệp nhà nước phát huy hơn nữa vai trò tiên phong, dẫn dắt, mở đường khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Tin khác

Gấp rút đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Gấp rút đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng đang gấp rút hoàn thành giải phóng mặt bằng Dự án Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh
Thu phí ô tô vào nội đô giảm ùn tắc: Có đúng thời điểm?

Thu phí ô tô vào nội đô giảm ùn tắc: Có đúng thời điểm?

Theo chuyên gia, Hà Nội là một siêu đô thị với mật độ dân số gần 10 triệu dân, theo đó, việc thu phí vào nội đô sẽ xuất hiện nhiều bất cập.
Xóa dòng chữ ‘đoạn đường Sơn Hải bảo hành 10 năm’ trên biển báo: Cục Đường bộ nói gì?

Xóa dòng chữ ‘đoạn đường Sơn Hải bảo hành 10 năm’ trên biển báo: Cục Đường bộ nói gì?

Theo Cục Đường bộ Việt Nam, việc khắc phục những tồn tại của biển báo hiệu nêu trên là cần thiết và phù hợp quy định của pháp luật.
Infographic | Tháng 10/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,33%

Infographic | Tháng 10/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,33%

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 của cả nước tăng 0,33%.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Sóc Trăng: Nhiều chỉ số ngành Công Thương tiếp đà tăng trưởng

Sóc Trăng: Nhiều chỉ số ngành Công Thương tiếp đà tăng trưởng

Hoạt động công nghiệp và thương mại tại tỉnh Sóc Trăng trong tháng 10/2024 tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực.
Bộ Công Thương ban hành văn bản tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Bộ Công Thương ban hành văn bản tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Theo Văn bản số 8645/BCT-CT ngày 29/10/2024, Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Thu hút nhiều

Thu hút nhiều 'đại bàng' đầu tư, Quảng Ninh dự kiến đạt 10 tỷ USD vốn FDI đến năm 2025

Đến năm 2025, tỉnh Quảng Ninh dự kiến sẽ thu hút được hơn 10 tỷ USD vốn FDI đăng ký, gần gấp đôi so với giai đoạn từ 2020 trở về trước.
Cục Hàng không yêu cầu ngừng khai thác 4 sân bay tránh bão TRAMI

Cục Hàng không yêu cầu ngừng khai thác 4 sân bay tránh bão TRAMI

Chiều 26/10, Cục Hàng không Việt Nam ra công điện tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay tại một số Cảng hàng không, sân bay do ảnh hưởng cơn bão TRAMI.
Đề xuất nâng mức phạt với các hành vi vượt đèn đỏ đến 8 triệu đồng, chuyên gia nói gì?

Đề xuất nâng mức phạt với các hành vi vượt đèn đỏ đến 8 triệu đồng, chuyên gia nói gì?

Chuyên gia đồng tình với đề xuất của Bộ Công an về việc tăng mức phạt tiền đối với hành vi vượt đèn đỏ, nhằm góp phần nâng cao ý thức người tham gia giao thông.
Xem thêm

Đọc nhiều

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Do nắng nóng kéo dài đầu năm 2024 ảnh hưởng lớn tới năng suất hồ tiêu dẫn tới sản lượng năm 2025 tiếp tục giảm, dự báo giá hồ tiêu vụ 2025 sẽ cao hơn vụ 2024
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Theo dự báo, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vào đầu năm 2025, nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc.
Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

EU vừa đưa ra quyết định chính thức về thời điểm thực thi quy định EUDR, quyết định này sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường cà phê toàn cầu.
Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Theo chuyên gia chứng khoán nhận định, sau những phiên lao dốc mạnh, nhà đầu tư được khuyến nghị tránh bán đuổi giá thấp.
Phiên bản di động