Bình Định: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào tiêu thụ sản phẩm
Bình Định: Xây dựng thương hiệu dệt thổ cẩm của đồng bào Ba Na Huyện An Lão (Bình Định): Nhiều giải pháp hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất |
Đào tạo kỹ năng bán hàng cho đồng bào dân tộc
Mới đây, Sở Công Thương Bình Định đã tổ chức Lớp tập huấn về kỹ năng tiếp cận thị trường và nâng cao năng lực xúc tiến thương mại tại Hợp tác xã Nông dược và Dịch vụ tổng hợp An Toàn, huyện An Lão.
Lớp tập huấn thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025. Tham gia lớp tập huấn là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh thuộc đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh.
![]() |
Sản phẩm OCOP của huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định (Ảnh: V.Đ.T) |
Tại lớp tập huấn, 50 học viên được PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh - Trường Đại học Thương mại Hà Nội truyền đạt các nội dung: Thị trường hiện nay và năng lực xúc tiến thương mại; kỹ năng tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh thuộc đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi của cả nước, trong đó có tỉnh Bình Định…
Tham gia buổi tập huấn, học viên dân tộc thiểu số nắm được nhiều kiến thức về kỹ năng bán hàng, phân phối hàng hóa, xây dựng thương hiệu và phát triển thương mại. Dần dần, người dân các vùng miền núi hình thành thói quen kinh doanh bền vững, dài hạn, tạo sinh kế, thúc đẩy việc quảng bá các sản phẩm nông sản địa phương, sản phẩm OCOP…
Xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm
Huyện An Lão - nơi tổ chức lớp tập huấn cũng là nơi tập trung đông đồng bào dân tộc Hre và Bana. Nhằm hỗ trợ đồng bào tiêu thụ nông sản, hàng hóa, tháng 7/2023, Sở Công Thương đã xây dựng mô hình thương mại hai chiều tại HTX Nông dược và Dịch vụ tổng hợp An Toàn (thôn 1, xã An Toàn, huyện An Lão). Mô hình này đã kết nối tiêu thụ sản phẩm của người dân ở xã An Toàn nói riêng và huyện An Lão nói chung tới 18 tỉnh, thành trong cả nước. HTX cung ứng các mặt hàng thiết yếu, nguyên vật liệu sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật cho các xã viên xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp tại xã An Toàn. Qua đó, các sản phẩm đặc trưng của địa phương như: Mật ong, dứa, dược liệu tăng năng lực cạnh tranh, mang lại thu nhập khá và tạo việc làm ổn định cho bà con.
![]() |
Gian hàng giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của huyện miền núi An Lão (Ảnh: T.Nhân) |
Hiện nay, huyện An Lão có 4 sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 29 sản phẩm 2 sao, trong đó có một số sản phẩm tạo nên thương hiệu riêng như: Mật ong rừng của cơ sở kinh doanh mật ong rừng Mây, xã An Tân; cam sành của hộ ông Lê Văn Năng, xã An Toàn; cau trái của Công ty TNHH Thương mại Huệ Cư, xã An Hòa; trà thảo dược chè dây Dạ Cẩm, cao dược liệu Thắng Xịn, cao dược liệu Kiện Vị của HTX Nông dược và Dịch vụ tổng hợp An Toàn.
Huyện Vĩnh Thạnh hiện là địa phương có nhiều sản phẩm chất lượng cao như: Rượu sâm nhung, rượu Vĩnh Cửu, dầu phộng Bà Cư, nem chả Quốc Hội, tinh bột mì, tinh bột nghệ, trái ươi, cam sành… Để giúp người dân bán hàng, huyện Vĩnh Thạnh đã thành lập ban điều hành, tổ giúp việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên hướng dẫn, tư vấn cho các chủ thể sản xuất đăng ký chứng nhận và quảng bá kết nối tiêu thụ sản phẩm.
Tương tự Vĩnh Thạnh, mấy năm gần đây, các huyện miền núi trong tỉnh cũng tích cực động viên, khuyến khích các xã, các đơn vị, cơ sở sản xuất phát triển các sản phẩm bảo đảm các tiêu chí, cũng như lợi thế về nguồn gốc, thế mạnh của địa phương. Cùng với đó, các địa phương còn tìm cách phù hợp hỗ trợ các cơ sở, chủ thể bán hàng thuận lợi, phát triển sản xuất.
Quảng bá đặc sản địa phương
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định, năm 2023, Sở Công Thương đã tổ chức cho các đơn vị tham gia 9 hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối tìm đầu ra cho các sản phẩm. Trong đó nổi bật là hoạt động hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng, đặc sản, tiềm năng của vùng dân tộc thiểu số và miền núi tại thành phố Quy Nhơn. Việc tổ chức chương trình này cũng nằm trong kế hoạch thực hiện nội dung thuộc Tiểu dự án 2 Dự án 3 về thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quy mô hội chợ gồm 15 gian hàng quy chuẩn, bày bán các sản phẩm OCOP của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh, phân phối ở các huyện: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Tây Sơn, Hoài Ân. Đây là cơ hội để quảng bá sản phẩm đặc sản, đặc trưng ở các xã miền núi của tỉnh Bình Định.
Trong đó, huyện Vân Canh trưng bày các sản phẩm đặc trưng như: Trà dung túi lọc Cazin, trà đinh lăng, bột rau má, bột tía tô, bột sâm bố chính, hoa sâm mặt nạ bột, lá giang khô, mật ong rừng, rượu cần, gạo lúa đỏ, vải thổ cẩm.
Huyện Vĩnh Thạnh: Quần áo thổ cẩm, rượu ghè, bưởi, cam, chuối, chanh dây, mật ong, chè dây, hạt mắc ca, các loại rau củ quả, rượu nhung nai, rượu nước nóng, rượu Vĩnh Cửu, dầu phộng Bà Cũ, cá diêu hồng…
Huyện An Lão: Trà thảo mộc chè dây Dạ Cẩm, trà thảo mộc tiểu đường Lục vị, cao thảo mộc Thắng Xịn, cao thảo mộc Kiện Vị, chè dây Trúc Quán, dứa An Toàn, mật ong rừng Trúc Quán, mật ong rừng Beest, tinh bột nghệ, viên tinh bột nghệ, chè dây túi lọc, chè dum túi lọc…
Huyện Tây Sơn với các sản phẩm nông sản tiêu biểu: Chuối, gà vườn, mít thái; huyện Hoài Ân: Trà xanh, chuối, bưởi, cam, mãng cầu, tiêu…
![]() |
Sản phẩm nón ngựa Phú Gia - nét đặc sắc của làng nghề truyền thống tỉnh Bình Định (Ảnh: T.H) |
Sở Công Thương Bình Định cho biết: Hoạt động này nhằm hỗ trợ phát triển, mở rộng kênh phân phối, thị trường tiêu thụ sản phẩm và tạo hiệu ứng lan tỏa, sự quan tâm, chú ý của người tiêu dùng, cộng đồng xã hội đối với các sản phẩm đặc trưng, đặc sản, tiềm năng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Bình Định. Đồng thời, tạo điều kiện cho các địa phương liên kết, trao đổi, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm; các cơ sở sản xuất mở rộng kênh phân phối, mở rộng thị trường… Thời gian tới, Sở Công Thương sẽ tập trung hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn, các làng nghề truyền thống mở rộng kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
Thời gian qua, nhằm hỗ trợ bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là nông sản, Sở Công Thương Bình Định đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. |
Tin mới cập nhật

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị
Tin khác

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA
