Bình Định: Xây dựng thương hiệu dệt thổ cẩm của đồng bào Ba Na
Về thăm Tháp Bánh Ít Bình Định Bình Định: Giải pháp đồng bộ phát triển công nghiệp nông thôn |
Bình Định là vùng đất sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số (DTTS) nhưng chiếm số lượng nhiều hơn cả là dân tộc Ba Na, Chăm Hroi. Nơi đây có những làng nghề dệt thổ cẩm vang bóng một thời như: Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Ba Na ở các làng Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh; làng dệt Hà Văn Trên, xã Canh Thuận, huyện Vân Canh; làng dệt xã Vĩnh An, huyện Tây Sơn...
![]() |
Thổ cẩm của đồng bào Ba Na (Vĩnh Thạnh) sử dụng nhiều họa tiết hoa văn |
Thời gian qua, các dịp sử dụng trang phục thổ cẩm hẹp dần, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, các làng nghề dệt thổ cẩm đã và đang đối diện với nguy cơ mai một. Đơn cử như nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Ba Na ở làng Hà Ri (huyện Vĩnh Thạch) là một trong những làng dệt thổ cẩm có lịch sử hình thành từ lâu đời. Khi xưa, người dân của làng hầu như ai cũng biết dệt, nhưng hiện chỉ còn 20 - 30 người còn làm nghề. Tuy nhiên, sản phẩm làm ra chủ yếu sử dụng trong gia đình, bà con không bán được hàng. Khó khăn nhất là người có tay nghề dệt thổ cẩm không còn nhiều, hầu hết đã lớn tuổi trong khi lớp trẻ lại không mấy mặn mà với nghề dệt.
Trước thực trạng này, chính quyền xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh đã nghiên cứu, tìm hướng bảo tồn nghề dệt thổ cẩm. Xã đã quy hoạch vị trí để xây dựng nhà sản xuất, trưng bày tập trung các sản phẩm làng nghề, kết hợp du lịch sinh thái ở khu vực suối Tà Má gắn với tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống; hỗ trợ kinh phí, khung dệt kết hợp dạy nghề cho bà con.
Tại làng dệt thổ cẩm Hà Văn Trên, từ năm 2020, huyện Vân Canh đã xây dựng kế hoạch phát triển làng nghề dệt truyền thống, mở các lớp đào tạo nghề dệt vải thổ cẩm, hỗ trợ khung dệt cho đồng bào… Năm 2020, nhãn hiệu tập thể "Vải thổ cẩm Hà Văn Trên" được chứng nhận đã tạo điều kiện cho các hộ đồng bào phát triển thương hiệu thổ cẩm của địa phương. Cuối năm 2022, Tổ liên kết phụ nữ dệt thổ cẩm làng Hà Văn Trên được thành lập và hình thành nghề dệt tập trung, đưa thổ cẩm trở thành hàng hóa để phát triển. Hiện nay, huyện Vân Canh đang triển khai nhiều kế hoạch nhằm giúp người dân bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống theo hướng tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch. Đồng thời, tìm kiếm các kênh tiêu thụ, giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định; từ đó gắn bó hơn với nghề truyền thống.
![]() |
Các nghệ nhân làng Hà Văn Trên dệt thổ cẩm |
Thực tế cho thấy, được công nhận nhãn hiệu tập thể đã mang lại nhiều giá trị trong bảo hộ thương hiệu, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm dệt thổ cẩm của đồng bào Ba Na và hướng tới mục tiêu chia sẻ lợi ích cộng đồng. Sản phẩm làm ra đảm bảo về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng. Từ đó, giá trị sản phẩm được nâng lên, thị trường tiêu thụ rộng hơn, góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào. Đây cũng là cơ hội tôn vinh, quảng bá, phát huy giá trị truyền thống của thổ cẩm Hà Văn Trên. Qua đó, thúc đẩy phát triển làng nghề, thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm.
Hiện nay, huyện Vân Canh đã xây dựng kế hoạch phát triển làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống tại làng Hà Văn Trên, xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số. Gắn phát triển làng nghề với bảo tồn ngành nghề truyền thống và du lịch làng nghề, đẩy mạnh quảng bá du lịch, kết nối với các điểm bán hàng lưu niệm, các công ty du lịch để tạo điều kiện cho bà con làng nghề tiêu thụ sản phẩm.
Trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, trong Dự án 6 về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch, Bình Định đã đề xuất xây dựng nhà trưng bày các sản phẩm dệt thổ cẩm kết hợp với thực hành để phát triển du lịch địa phương. |
Tin mới cập nhật

Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
Tin khác

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 29/4: Cân nhắc nắm giữ cổ phiếu

Món ăn đường phố Việt lọt top ngon nhất Đông Nam Á

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi
