Ngành cơ khí từng bước làm chủ và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa
Bài 2: Vai trò của ngành cơ khí trong phát triển công nghiệp ô tô
Bài 1: Từng bước tự chủ về cơ khí chế tạo Phát triển công nghiệp ở Việt Nam: Chính sách cần tạo thuận lợi và ổn định |
Tại cuộc họp báo về Triển lãm chuyên ngành công nghiệp phụ tùng và dịch vụ ô tô (Automechanika 2023 ) mới đây, ông Phan Đăng Tuất - Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho rằng Việt Nam mới chỉ sản xuất được ốc vít cho biển số xe ô tô. Phát ngôn này đã gây “dậy sóng và bức xúc” cho nhiều doanh nghiệp và nhà khoa học.
Không thể “cường điệu hóa”
Trong lĩnh vựccông nghiệp ô tô, theo số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam, sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước hàng năm đã tăng lên đáng kể nếu như năm 2018 là 287.586 xe thì đến năm 2022 ước khoảng trên 407 nghìn xe.
Các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp trong nước đã bước đầu khẳng định vai trò, vị trí đối với thị trường ô tô trong nước và đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất.
Tính đến hết năm 2022, cả nước có khoảng hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô với sản lượng sản xuất lắp ráp trong nước đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ trong nước. Nhiều hãng lớn trên thế giới có hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp nội địa đã tham gia sâu vào chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu.
Hiện Việt Nam có khoảng hơn 40 doanh nghiệp lắp ráp ô tô |
Ông Nguyễn Chỉ sáng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cho rằng những ý kiến trên của Chủ tịch VASI Phan Đăng Tuất có thể chỉ mang tính “cường điệu hóa” nhằm thu hút hút sự quan tâm của xã hội tuy nhiên không chính xác.
Thứ nhất, liên quan đến nhận xét “một ô tô cần khoảng hơn 200 mã vật liệu trong khi Việt Nam lại chưa sản xuất được một mã vật liệu nào” là không đúng. Ngành vật liệu của Việt Nam tuy kém nhưng nó cũng chế tạo được một số vật liệu hợp kim như thép 35C, 65C, 45C,..
Tuy nhiên ông Nguyễn Chỉ Sáng nêu quan điểm, “tôi không đồng ý mình phải làm tất cả các vật liệu thì mình mới làm được công nghiệp hỗ trợ ô tô. Đơn cử như Thái Lan làm ít vật liệu, có công nghệ, kỹ thuật, vốn chúng ta có thể nhập vật liệu về gia công các chi tiết cho ô tô”.
Thứ hai liên quan đến ý kiến của Chủ tịch VASI “Mình chưa có ngành công nghiệp ô tô, công nghiệp hỗ trợ ô tô chưa làm được gì”. Ông Nguyễn Chỉ Sáng cho rằng ý kiến này cũng chưa đúng.
Ông Sáng dẫn chứng, Việt Nam có nhiều doanh nghiệp lớn như Thaco Trường Hải, Huyndai Thành Công, Vinfast, Tổng Công ty Máy Động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP. Trong đó như Thaco Trường Hải hiện có 20 nhà máy sản xuất linh kiện, thiết bị ô tô. Ví dụ như nhà máy sản xuất dây điện, nhà máy sản xuất vỏ ô tô, nhà máy xe bus với tỷ lệ nội địa hóa lên đến 60%, nhà máy sản xuất Nhíp không chỉ phục vụ cho nhu cầu của công ty mà còn xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước. Thaco Trường Hải cũng xuất khẩu xe kéo cho Mỹ…chưa kể đến Viện Nghiên cứu cơ khí cũng đã nghiên cứu, chế tạo và sản xuất gá hàng thân vỏ ô tô cho Vinfast. Thiết bị này đòi hỏi công nghệ và độ chính xác rất cao.
Ngoài ra còn rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia vào các chuỗi cung ứng cho các nhà sản xuất ô tô, các công ty đa quốc gia như: Công ty Trí Cường, Fomeco, DISOCO…
Sản phẩm đúc của DISOCO tham gia vào chuỗi cung ứng |
Cũng theo ông Nguyễn Chỉ Sáng, có thể mình chưa tạo ra ngành công nghệ ô tô, có thể sản phẩm của mình vẫn còn đơn chiếc, hay còn ít, nhưng không thể nói là mình không có cái gì.
Quan điểm của tôi, không chỉ ngành công nhiệp ô tô, rất nhiều ngành công nghiệp khác mà thị trường nó lớn: Điện gió, đườnng sắt giao thông trong thành phố, đường sắt cao tốc, nhà máy điện khí, … thì giá trị thị trường từ nay đến 2045 ước khoảng 800 tỷ USD nếu mình có chính sách bảo hộ thị trường thích hợp, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thích hợp thì hoàn toàn mình có thể nội địa hóa đến 50% giá trị, kể các bộ phận tua bin của máy phát điện gió mình có thể chế tạo được. Vấn đề ở đây là phải có đường lối đúng, lộ trình đúng và sự chuyển giao công nghệ một cách thích hợp chuyển giao công nghiệp chỉ cần có tiền và hứa hẹn về thị trường thì nước ngoài họ chuyển giao.
Những doanh nghiệp “đầu tầu” của công nghiệp ô tô Việt Nam
Mặc dù ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ còn yếu và chỉ vừa qua “vạch xuất phát”, tuy nhiên đã có những doanh nghiệp đóng vai trò “đầu tầu” của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Ghi nhận từ Thaco Trường Hải, tỉ lệ nội địa hoá của doanh nghiệp này còn cao hơn, có những dòng xe lên tới 70%. Các doanh nghiệp và đơn vị vệ tinh cho Trường Hải bao gồm: Trung tâm R&D; Trung tâm Cơ khí chế tạo và 17 nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng.
Nhờ vậy, THACO đã chủ động nhiều loại linh kiện, phụ tùng ô tô, như ghế ô tô, linh kiện nội thất, kính, dây điện, nhíp; sản xuất khuôn, máy lạnh xe du lịch, máy lạnh xe tải, bus; linh kiện nhựa; thân vỏ ô tô, sơ mi rơ moóc, cản xe, dây, áo ghế, khung xương ghế, linh kiện cơ khí, linh kiện nhựa – composite và nhóm các thiết bị công nghiệp khác.
Lắp ráp ô tô tại Việt Nam |
Năng lực nội sinh của Trường Hải còn được minh chứng thông qua cung ứng linh kiện OEM cho nhiều hãng ô tô, xe máy tại Việt Nam như: Hyundai, Toyota, Isuzu, Piaggio và các doanh nghiệp FDI như: General Electric, Doosan Vina, Makitech, Amann và xuất khẩu đi các thị trường trọng điểm như: Mỹ, Úc, Anh, Ý, Nga, Canada, Thụy Điển, Phần Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản…doanh thu đạt 160 triệu USD, với mục tiêu đạt 1 tỉ USD vào năm 2025.
Riêng tại dòng xe điện thì hiện nay Vinfast đang là đơn vị tiên phong với nội địa hoá được 60% từ: khung gầm, nội thất, ngoại thất, hệ thống điện, hệ thống tự động hoá, các phần mềm nhúng ứng dụng AI, hệ thống JIG hàn thân vỏ xe của các nhà sản xuất trong nước, JIG là sản phẩm công nghệ cao kết hợp công nghệ thiết kế có mô phỏng, công nghệ tự động hóa điều khiển PLC, khí nén, lập trình robot, một công nghệ chứa hàm lượng chất xám cao và rất khó để đàm phán mua hoặc chuyển giao từ các nước ngoài. Ngoài ra, trong thời gian tới Vinfast cũng làm chủ hoàn toàn việc sản xuất pin sau khi khởi động nhà máy sản xuất pin tại Hà Tĩnh.
Kết quả trên đã chứng minh năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam là hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu khắt khe từ các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, vấn đề khó khăn chủ yếu do sản lượng đơn hàng và tính cam kết trong việc duy trì khiến cho doanh nghiệp Việt chưa mạnh dạn đầu tư dây chuyền, máy móc và nguồn lực kỹ thuật để đảm bảo sản xuất và duy trì hoạt động ổn định.
Dây chuyền đúc hiện đại của DISOCO được đầu tư khoảng 13 triệu USD |
Những doanh nghiệp tiên phong như Vinfast cũng có sự tự chủ nhất định trong việc sản xuất linh phụ kiện, thậm chí cả linh kiện động cơ và hộp số cũng đang có sự nghiên cứu, cải tiến và làm chủ một phần. Như vậy có thể thấy rõ rang năng lực về cơ khí – chế tạo của doanh nghiệp Việt đang có những cải thiện rõ rệt.
Có thể khẳng định, các sản phẩm ô tô sản xuất trong nước đã vươn ra thị trường khu vực và quốc tế, trong đó có những thị trường có tiêu chuẩn chất lượng rất cao (như việc Thaco xuất khẩu sản phẩm Sowmi Rơmooc sang Mỹ, và Vinfast xuất khẩu sản phẩm ô tô điện sang Mỹ, Canada...). Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam, chứng minh năng lực sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước đã có nhiều cải thiện, dần tiệm cận với các tiêu chuẩn chất lượng khu vực và quốc tế, tham gia ngày càng sâu hơn vào chuỗi gia trị toàn cầu.
Các chủng loại xe tải nhẹ dưới 7 tấn, xe khách từ 25 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, đạt mục tiêu đề ra, đáp ứng cơ bản nhu cầu thị trường nội địa (xe tải đến 07 tấn đáp ứng khoảng 70% nhu cầu).
Cùng với đó nhiều đơn vị thành viên của Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam-CTCP (VEAM) như DISOCO, FOMECO.. cũng đã sản xuất được nhiều kinh kiện ô tô cho Toyota, Ford, Suzuki…cũng như phục vụ thị trường xuất khẩu.
Sản xuất trục khuỷu cho xe Honda tại Disoco |
Theo ông Trần Kiên Dũng- Chuyên gia cao cấp ILO, Giám đốc Công ty TNHH ProfM Việt Nam chia sẻ, doanh nghiệp muốn thực sự gia nhập vào lĩnh vực ô tô cũng đòi hỏi những điều kiện vô cùng khắt khe về tiêu chuẩn, tiêu biểu là IATF 16949:2016. Đây là tiêu chuẩn gần như bắt buộc với những nhà cung ứng Việt Nam cho các doanh nghiệp ngành ô tô. Để có chứng nhận này, doanh nghiệp không những phải đầu tư, hoàn thiện hệ thống quản lý đạt chuẩn mà còn phải tốn không ít chi phí để được cấp chứng nhận và duy trì hệ thống qua từng năm.
“Do vậy, việc duy trì nguồn khách, nguồn hàng ổn định sẽ tác động không nhỏ trong quyết định của doanh nghiệp khi tham gia vào lĩnh vực này. Mặc dù vậy, theo tìm hiểu hiện nay đã có không ít doanh nghiệp thực sự nghiêm túc và đạt được chứng nhận IATF 16949:2016. Hiện số doanh nghiệp tại Việt Nam đang đăng ký và đạt được chứng nhận khoảng gần 200 doanh nghiệp”, ông Trần Kiên Dũng cho biết.
Bài 3: Giải pháp nào cho ngành cơ khí, công nghiệp ô tô Việt Nam?