Bắc Kạn: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Tỉnh Bắc Kạn đã tích cực triển khai các dự án, tiểu dự án nhằm tạo động lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa vươn lên phát triển kinh tế.
Bắc Kạn: Trợ sức cho phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Bắc Kạn: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng

Trong giai đoạn 2021-2025,Bắc Kạn được phân bổ hơn 3.000 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Từ nguồn vốn được cấp, tỉnh phân bổ về các địa phương để triển khai xuống cơ sở. Mục tiêu nhằm tập trung khai thác hiệu quả lợi thế, tiềm năng của từng địa phương, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. Trong đó, chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tập trung mở các tuyến đường lâm nghiệp, xây dựng các công trình nước sinh hoạt tập trung, phát triển đa dạng hàng hóa nông sản… nhằm tạo điều kiện trực tiếp cho đồng bào DTTS và miền núi vươn lên, ổn định cuộc sống.

Chú trọng cải tạo, nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào DTTS và miền núi (Ảnh: T.H)
Chú trọng cải tạo, nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào DTTS và miền núi (Ảnh: T.H)

Đơn cử tại Pác Nặm - huyện khó khăn nhất của tỉnh Bắc Kạn, trong năm 2023 đã thực hiện 4 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng về chăn nuôi và trồng trọt tại 2 xã Bằng Thành và Bộc Bố. Theo đó, huyện đang triển khai 2 dự án chăn nuôi lợn thịt bản địa, quy mô 100 con/dự án ở xã Bằng Thành; 1 dự án trồng lê quy mô 5 ha và 1 dự án chăn nuôi bò sinh sản quy mô 30 con tại xã Bộc Bố. Các dự án sẽ được ưu tiên triển khai thực hiện tại những thôn vùng cao, nơi tập trung nhiều hộ đồng bào DTTS. Các hộ tham gia dự án được tạo điều kiện hỗ trợ con giống, thức ăn, vật tư, tập huấn chuyển giao kỹ thuật để phát triển sản xuất quy mô lớn. Đặc biệt, dự án hướng tới mục tiêu tạo thành sản phẩm hàng hóa, góp phần nâng cao giá trị, năng suất và chất lượng sản phẩm. Từ đó, tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào DTTS trên địa bàn.

Huyện Pác Nặm đã thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng về chăn nuôi (Ảnh: H.V)

Huyện Pác Nặm đã thực hiện các dự án hỗ trợ cộng đồng về chăn nuôi (Ảnh: H.V)

Tại huyện Bạch Thông, trong năm 2023, huyện được giao gần 60 tỷ đồng cho 10 dự án phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS và miền núi. Hiện nay, huyện đang tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án và đưa ra giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG 1719. Đặc biệt, các dự án về đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào DTTS và miền núi đang được huyện triển khai thực hiện. Đây là dự án được thực hiện đối với các chợ trong quy hoạch, thuộc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó, ưu tiên các chợ đang hoạt động nhưng cơ sở vật chất xuống cấp, quá tải cần đầu tư cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới để đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa của bà con vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Đầu tư cơ sở hạ tầng các xã khó khăn

Xác định, đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn là một trong những nội dung quan trọng trong thực hiện Chương trình MTQG 1719, Bắc Kạn đã tập trung mọi nguồn lực thực hiện nhằm tạo động lực cho phát triển kinh tế, cải thiện đời sống đồng bào. Đặc biệt, tỉnh tập trung mở các tuyến đường lâm nghiệp, xây dựng các công trình nước sinh hoạt tập trung, phát triển đa dạng hàng hóa nông sản… Vì vậy, nhiều năm trở lại đây, sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có bước chuyển biến tích cực theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ và sản xuất hàng hóa.

Đối với dự án về đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2022, tỉnh triển khai đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp 04 công trình chợ tại các xã khó khăn như: Xây mới chợ xã Công Bằng; sửa chữa chợ xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm và xây mới chợ xã Hiệp Lực, sửa chữa chợ xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn. Giai đoạn 2023 - 2025 tỉnh đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp chợ Quang Phong, xã Quang Phong, huyện Na Rì và chợ Tinh, xã Yên Hân, huyện Chợ Mới.

Bản Khâu Đấng xã Bộc Bố - Điểm đến du lịch trải nghiệm văn hóa của đồng bào dân tộc Sán Chỉ ở Pác Nặm (Ảnh: Nguyễn Nghĩa)
Bản Khâu Đấng xã Bộc Bố - Điểm đến du lịch trải nghiệm văn hóa của đồng bào dân tộc Sán Chỉ ở Pác Nặm (Ảnh: Nguyễn Nghĩa)

Đối với việc đầu tư cứng hóa đường đến trung tâm xã, tỉnh Bắc Kạn thực hiện 06 công trình gồm: Công trình đường Nông Hạ - Khe Thỉ (Chợ Mới); đường Bình Trung (Chợ Đồn) - Trung Minh (Tuyên Quang); đường từ trung tâm xã Cốc Đán (Ngân Sơn) đến xã Thành Công, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng); đường Nghiên Loan - Cổ Linh (Pác Nặm); đường Cao Sơn - Mỹ Thanh (Bạch Thông) và công trình đường liên thôn Phiêng Giản (xã Phúc Lộc) - Lủng Pjầu (xã Yến Dương), huyện Ba Bể. Hiện nay, các công trình này đang được triển khai thi công, dự kiến đến hết tháng 12 năm 2023 sẽ đạt 100% giá trị hợp đồng xây lắp.

Trong đó, thực hiện Dự án 4 về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Na Rì có kế hoạch thực hiện 83 công trình. Hiện nay, một số công trình đang thi công là tuyến đường liên xã Quang Phong - Đổng Xá được đầu tư cải tạo, nâng cấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bà con vận chuyển nông sản, hàng hóa. Hiện nay, đơn vị thi công đang phá tuyến, đào mở rộng nền đường và tưới nhựa 3 lớp, tiến độ thi công đạt hơn 40% khối lượng.

Tại huyện Bạch Thông, tuyến đường liên xã Mỹ Thanh - Cao Sơn cũng được triển khai thi công từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719 với tổng vốn đầu tư hơn 23 tỷ đồng. Tuyến đường này hoàn thành sẽ kết nối giao thương giữa xã Mỹ Thanh với Cao Sơn, tạo động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Năm 2023, nguồn vốn dành cho dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện Bạch Thông là hơn 2,5 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các xã đặc biệt khó khăn; đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng, mua sắm trang thiết bị cho các Trạm y tế xã đảm bảo đạt chuẩn; đầu tư cứng hóa đường đến trung tâm xã chưa được cứng hóa; duy tu bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn đặc biệt khó khăn và công trình cơ sở hạ tầng các xã, thôn đã đầu tư từ giai đoạn trước; đầu tư, xây dựng, cải tạo, nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Hiện nay, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đạt trên 8,8%, các chủ đầu tư đã chuẩn bị mặt bằng để triển khai tổ chức thi công các công trình theo kế hoạch.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào.
Hương Giang

Tin mới cập nhật

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Các tỉnh đang khẩn trương phân giao kế hoạch vốn năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình MTQG 1719 đã kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc tỉnh Phú Thọ.
Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế đang “thay da đổi thịt’ nhờ triển khai hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, Kiên Giang tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều công trình, dự án dân sinh đã được tỉnh Quảng Trị triển khai, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị giúp tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Hiện nay, Quảng Nam đang khẩn trương triển khai các nguồn vốn được phân bổ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719.
Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Mô hình liên kết trồng cây atiso tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Nhờ các nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào dân tộc tỉnh Phú Yên có những chuyển biến tích cực.
Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều mô hình sinh kế phục vụ sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tin khác

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, Hòa Bình đã triển khai nhiều hạt động nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La.
Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ dược liệu, thời gian qua, Nghệ An đã hỗ trợ nhiều dự án trồng, chế biến dược liệu tại các huyện phía Tây.
Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nội dung được TP. Hà Nội ưu tiên đầu tư.
Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng xác định, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia là “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc.
Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Tại Thanh Hóa, nhiều công trình, dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang được triển khai, góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào.
Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Mô hình thương mại hai chiều nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và cung ứng mặt hàng thiết yếu cho địa phương.
Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Nhiều dự án, tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại tỉnh Sóc Trăng phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc.
An Giang: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

An Giang: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

An Giang xác định, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao đời sống của bà con.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 26/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 26/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 28/4/2024: Đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg, Đắk Lắk lên đỉnh 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024: Đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg, Đắk Lắk lên đỉnh 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 28/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 28/4 thế nào?
Xuất hiện nhiều “điểm nóng” an ninh trật tự tại các chung cư ở Hà Nội

Xuất hiện nhiều “điểm nóng” an ninh trật tự tại các chung cư ở Hà Nội

Thời gian qua, tại một số chung cư ở Hà Nội đã phát sinh “điểm nóng” về an ninh, trật tự.
Giá tiêu hôm nay 1/5/2024: Tăng thêm 500 đồng/kg, Đắk Lắk chạm đỉnh 98.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024: Tăng thêm 500 đồng/kg, Đắk Lắk chạm đỉnh 98.500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 1/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 1/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 27/4/2024: Tăng nhẹ 500 đồng/kg ở một vài khu vực, Đắk Lắk lên mức 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024: Tăng nhẹ 500 đồng/kg ở một vài khu vực, Đắk Lắk lên mức 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 27/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 27/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 30/4/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 30/4/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 30/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 30/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 28/4/2024: Giá dầu thế giới tuần tăng “phi mã”

Giá xăng dầu hôm nay ngày 28/4/2024: Giá dầu thế giới tuần tăng “phi mã”

Giá xăng dầu hôm nay ngày 28/4/2024, giá dầu thế giới kết thúc tuần tăng mạnh. Theo đó dầu WTI xấp xỉ mốc 84 USD/thùng, dầu Brent vượt mốc 89 USD/thùng.
Vụ đoàn xe dâu dừng giữa đường chụp ảnh: Tạm giữ Maybach S400 và bằng lái nhiều tài xế

Vụ đoàn xe dâu dừng giữa đường chụp ảnh: Tạm giữ Maybach S400 và bằng lái nhiều tài xế

Công an tỉnh Hải Dương đã tạm giữ xe ô tô nhãn hiệu Maybach S400 không biển số và bằng lái xe các tài xế trong vụ đoàn xe dâu dừng giữa đường chụp ảnh.
Giá vàng chiều nay 1/5/2024: Vàng thế giới tiếp đà “rơi thẳng đứng”

Giá vàng chiều nay 1/5/2024: Vàng thế giới tiếp đà “rơi thẳng đứng”

Giá vàng chiều nay 1/5/2024: Vàng SJC giảm ở một vài thương hiệu, vàng thế giới rơi mạnh trong bối cảnh lãi suất trái phiếu Mỹ và đồng Đô la Mỹ tăng vọt dữ dội
Giá tiêu hôm nay 29/4/2024: Tiếp tục đi ngang, dao động từ 97.000 - 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 29/4/2024: Tiếp tục đi ngang, dao động từ 97.000 - 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 29/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 29/4 thế nào?
Phiên bản di động