Áp lực từ EUDR và nguồn cung: Giá cà phê còn biến động ra sao?
Giá cà phê Robusta trên thị trường thế giới tiếp tục đà tăng mạnh trong những tháng gần đây. Theo các chuyên gia trong ngành, một trong những nguyên nhân chính đằng sau sự biến động này là do các lô hàng cà phê được đẩy nhanh vận chuyển đến châu Âu.
Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR), dự kiến có hiệu lực vào ngày 31/12/2024 đang tạo ra một làn sóng mua tích trữ cà phê quy mô lớn tại khu vực này. Các nhà thương nhân và nhà rang xay châu Âu gấp rút nhập khẩu cà phê để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn gốc và tính bền vững của nguyên liệu đầu vào, theo quy định mới.
Bên cạnh yếu tố EUDR, tình hình nguồn cung cà phê cũng đang trở nên căng thẳng vì nhiều yếu tố. |
Theo một số doanh nghiệp, giá cà phê giảm một số thời điểm là yếu tố kỹ thuật trên thị trường vì trong tháng 8 đã liên tiếp tăng và đạt mức cao nhất lịch sử, do đó các nhà đầu tư tiến hành bán ra để chốt lời khiến thị trường hạ nhiệt. Tuy nhiên, vì nguồn cung cà phê về tổng thể vẫn thấp hơn cầu, bên cạnh đó việc EU kiên quyết áp dụng quy định chống phá rừng EUDR càng khiến nhu cầu nhập khẩu hiện nay tăng cao. Chính vì vậy, xu hướng giá cà phê trong trung và dài hạn vẫn sẽ tăng và đạt mức cao.
Theo Ricardo Dos Santos, Giám đốc cấp cao của nhà cung cấp cà phê Riccoffee (Anh), các nhà rang xay ở châu Âu đang sốt sắng mua tích trữ cà phê để đề phòng sự thiếu hụt nguồn cung có thể xảy ra trong quý đầu tiên của năm 2025. Điều này giúp cà phê Robusta tăng mạnh gần ngàn USD trong tháng 8/2024.
Nhận định về thị trường trong tháng 9/2024, các chuyên gia cho hay có các tác động gồm: Thời tiết ở các vùng cà phê Brazil ngay thời điểm loại cây trồng này cần nước để trổ hoa; các nhà nhập khẩu tăng cường vét hàng để xuất sang EU trước khi quy định mới của liên minh có hiệu lực từ đầu năm 2025; FED và nhiều ngân hàng xem xét hạ lãi suất.
Quy định EUDR có hiệu lực vào cuối năm nay đồng nghĩa với việc chỉ những sản phẩm không gây phá rừng và hợp pháp mới được nhập khẩu vào thị trường EU. Trong 7 nhóm mặt hàng bị cấm nhập khẩu vào EU nếu quá trình sản xuất gây mất rừng, Việt Nam có 3 nhóm hàng bị tác động chính, đó là gỗ, cao su và cà phê. Trong đó, cà phê chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ EUDR vì chiếm 55% kim ngạch xuất khẩu, khoảng hơn 1,1 tỷ USD.
Tuy nhiên, Việt Nam là một trong những nước tích cực nhất trong việc tuân thủ EUDR chính vì vậy cơ hội thị trường của cà phê Việt trong thời gian tới là rất lớn. Ngoài EU, nhu cầu tiêu thụ cà phê của nhiều nước châu Á cũng đang tăng mạnh.
Bên cạnh yếu tố EUDR, tình hình nguồn cung cà phê cũng đang trở nên căng thẳng. Việt Nam, một trong những nhà sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới, đang đối mặt với nhiều khó khăn do biến đổi khí hậu và các vấn đề về sâu bệnh. Điều này làm giảm sản lượng cà phê và gây áp lực lên giá cả. Ngoài ra, những lo ngại về sản lượng cà phê của mùa vụ sắp tới ở Brazil, quốc gia sản xuất cà phê Arabica lớn nhất thế giới, cũng góp phần làm gia tăng sự bất ổn trên thị trường.
Giá cà phê giữ ổn định trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 dài ngày. Nhiều tuần gần đây, dù cà phê 2 sàn quốc tế liên tục tăng, nhất là Robusta tại London, nhưng cà phê trong nước điều chỉnh không đáng kể, thậm chí có giai đoạn còn giảm, trái ngược giá thế giới. Sàn New York nghỉ phiên đầu tuần không giao dịch. Trong khi giới đầu cơ tăng cường bán tháo trên sàn London. Nguyên nhân do các quỹ đầu cơ lớn đã mua nhiều hợp đồng khống mà chưa thanh lý cả tháng nay. Đây cũng là động thái điều chỉnh lại cách biệt về giá giữa 2 sàn. Cập nhật mới nhất giá cà phê hôm nay (3/9) tại khu vực Tây Nguyên tiếp tục giữ ổn định. Qua đó đưa mức giá cà phê trung bình hiện ở quanh mốc 121.700 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên. Cụ thể: Giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk đi ngang, đạt 121.900 đồng/kg. Giá cà phê tại Lâm Đồng cũng đi ngang, đạt 121.000 đồng/kg. Giá cà phê tại Gia Lai giữ ổn định ở mức 121.900 đồng/kg. Giá cà phê tại Đắk Nông cũng giữ ổn định ở mức 122.100 đồng/kg, là giá thu mua cà phê cao nhất tại khu vực Tây Nguyên. Theo dữ liệu mới nhất, giá cà phê thế giới vụt tăng mạnh trên cả 2 sàn giao dịch. Cụ thể: Trên sàn ICE Futures Europe, giá cà phê Robusta giao tháng 9/2024 giảm 5,01%, đạt 4.700 USD/tấn; giá cà phê Robusta giao tháng 11/2024 giảm 4,91%, đạt 4.497 USD/tấn. Tương tự, trên sàn ICE Futures US, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2024 giảm 1,43%, về mức 244,05 US cent/lb; giá cà phê Arabica giao tháng 12/2024 giảm 1,26%, đạt 242,10 cent/lb. Giá cà phê Robusta tiếp tục giữ được đà tăng mạnh, trong khi giá cà phê arabica quay đầu giảm do những thông tin thời tiết ở Brazil và đồng USD hồi phục. Đồng USD tăng giá sau khi dữ liệu mới công bố cho thấy lạm phát tăng nhẹ đúng như dự đoán, hỗ trợ kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ cắt giảm lãi suất ở mức 25 điểm cơ bản vào tháng tới, thay vì 50 điểm cơ bản. Đồng Real của Brazil giảm giá so với đồng USD, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất cà phê ở Brazil tăng cường xuất khẩu, cộng với xu thế bán tháo tại các thị trường, trong đó có arabica khiến cà phê New York tiếp đà giảm phiên cuối tuần. |