Áp dụng hơn 12.000 dòng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo CPTPP
Sau 3 năm, Hiệp định CPTPP đã đưa Việt Nam lên một vị thế mới trong hội nhập kinh tế quốc tế Hiệp định CPTPP giúp doanh nghiệp Canada biết đến Việt Nam nhiều hơn |
Nghị định số 115/2022/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giai đoạn 2022 – 2027 đã được Chính phủ ban hành cuối năm 2022.
![]() |
Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định CPTPP gồm 609 dòng thuế và biểu thuế nhập khẩu gồm 11.526 dòng thuế. |
CPTPP ký ngày 8/3/2018 và đã có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 sau khi có 6 nước thành viên đầu tiên phê chuẩn Hiệp định và hoàn thành nghĩa vụ thông báo cho cơ quan lưu chiểu Hiệp định, gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mehico, New Zealand, Singapore.
Đối với Việt Nam, ngày 12/11/2018, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV đã thông qua Nghị quyết số 72/2018/QH14 phê chuẩn Hiệp định CPTPP cùng các văn kiện liên quan.
Để triển khai thực hiện cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam theo Hiệp định CPTPP, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2019/NĐ-CP ngày 26/6/2019 ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2019-2022 áp dụng cho 6 nước thành viên đã phê chuẩn Hiệp định đến ngày 26/6/2019 gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mehico, New Zealand, Singapore.
Cùng đó là Nghị định số 21/2022/NĐ-CP ngày 10/3/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2019/NĐ-CP ngày 26/6/2019 để bổ sung quy định áp dụng đối với Peru sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực đối với Peru vào ngày 19/9/2021.
Các Biểu thuế ban hành kèm Nghị định nêu trên được xây dựng theo Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN phiên bản 2017.
Ngày 8/3/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 29/NQ-CP phê duyệt danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN phiên bản 2022 (Danh mục AHTN 2022).
Nhằm thực hiện thống nhất với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam triển khai Danh mục AHTN 2022 và để tiếp tục thực hiện cam kết về thuế xuất nhập khẩu trong Hiệp định CPTPP, Bộ Tài chính đã xây dựng và trình Chính phủ ký ban hành Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2022-2027.
Phạm vi điều chỉnh của Nghị định sẽ bao gồm tất cả các nước thành viên của Hiệp định CPTPP mà Hiệp định đã có hiệu lực đối với các nước đó, bao gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mehico, New Zealand, Singapore, Peru và Việt Nam.
Về biểu thuế xuất khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định CPTPP, biểu thuế xuất khẩu ưu đãi gồm 609 dòng thuế; các mặt hàng không thuộc Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi này áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi 0% khi xuất khẩu sang lãnh thổ các nước thành viên mà Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực.
Để được hưởng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi, hàng hóa xuất khẩu phải có chứng từ vận tải và tờ khai hải quan nhập khẩu hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan thể hiện đích đến thuộc lãnh thổ các nước thành viên mà Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực.
Tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan thực hiện khai tờ khai xuất khẩu, áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu, tính thuế và nộp thuế theo Danh mục mặt hàng chịu thuế tại Nghị định Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Trong thời hạn 1 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu, người khai hải quan nộp bản chụp chứng từ vận tải và bản chụp tờ khai hải quan nhập khẩu và thực hiện khai bổ sung theo quy định của pháp luật hải quan để được áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP.
Quá thời hạn 1 năm nêu trên, hàng hóa xuất khẩu không được áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP.
Cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ, kiểm tra mức thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi, nếu hàng hóa xuất khẩu đáp ứng đủ các điều kiện quy định của Nghị định thì được áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP và thực hiện xử lý tiền thuế nộp thừa cho người khai hải quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Đối với thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định CPTPP, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt gồm 11.526 dòng thuế, trong đó có 207 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số và Danh mục hàng hóa và thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với xe ô tô đã qua sử dụng áp dụng hạn ngạch thuế quan để thực hiện Hiệp định CPTPP.
Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định CPTPP phải đáp ứng đủ các điều kiện là thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt hoặc Danh mục hàng hóa và thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với xe ô tô đã qua sử dụng; được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước thành viên của Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực bao gồm cả hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước; đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Hiệp định CPTPP.
Về các nhóm nước trong lộ trình cắt giảm thuế quan của Nghị định, Việt Nam áp dụng 2 lộ trình cắt giảm thuế đối với 2 nhóm nước trong phạm vi điều chỉnh của Nghị định. Theo đó, Mexico áp dụng lộ trình thuế đối với cả thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu chậm hơn 1 năm so với nhóm các nước còn lại gồm Australia, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Singapore và Peru.
Việc áp dụng lộ trình riêng cho hai nhóm nước như trên đảm bảo tuân thủ cam kết, đảm bảo lợi ích cho Việt Nam trên cơ sở thực hiện nguyên tắc có đi có lại.
Tin mới cập nhật

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam theo Hiệp định CPTPP cần tuân thủ điều kiện gì?

Sản xuất bền vững, cơ hội cạnh tranh cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường CPTPP

Xuất khẩu rau quả vào thị trường Canada, doanh nghiệp lưu ý gì?

Tận dụng tốt CPTPP, xuất khẩu cá tra lần đầu tăng trưởng dương

Giải “bài toán” thương hiệu cho sản phẩm đồ gỗ, nội thất Việt Nam

Hiệp định CPTPP được 5 thành phố trực thuộc Trung ương tận dụng ra sao?

Lấy sức ép cạnh tranh làm động lực thúc đẩy hàng hóa tham gia sâu vào thị trường CPTPP

Mặt hàng xuất khẩu nào của Việt Nam tăng trưởng mạnh sang New Zealand?
Tin khác

Tận dụng ưu đãi CPTPP, khai thác dư địa thị trường Canada, Mexico và Peru

Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Việt ở thị trường CPTPP

Thủy sản xuất khẩu sang thị trường CPTPP khả quan

CPTPP kết nạp thành viên mới, hàng Việt có cơ hội tiếp cận tốt hơn thị trường Anh

CPTPP tạo điều kiện thuận lợi xuất khẩu cá ngừ tăng mạnh

Hàng Việt tiến mạnh sang Canada nhờ CPTPP

Thị trường Mexico: Nhiều tiềm năng nhưng cạnh tranh rất khốc liệt

Hiệp định CPTPP giúp doanh nghiệp Canada biết đến Việt Nam nhiều hơn

Sau 3 năm, Hiệp định CPTPP đã đưa Việt Nam lên một vị thế mới trong hội nhập kinh tế quốc tế

Hướng tới gia tăng xuất khẩu hàng hóa hàm lượng công nghệ cao vào thị trường CPTPP
Đọc nhiều

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Mơ vàng đầu vụ: 'Vàng non' giá cao vẫn 'cháy hàng'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Infographic | Quy trình, thủ tục kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Nhận định chứng khoán 10/4: Hạ tỷ trọng về mức an toàn

Quảng Nam giảm giá tour đến 50% hút khách du lịch
