Ăn rau má thường xuyên có tốt cho sức khỏe không?
Rau má được biết đến với cây thân thảo, rau có hình dạng giống như những đồng tiền xếp tròn nối tiếp nhau, vì vậy, rau má còn có tên gọi khác liên tiền thảo.
Thân cây rau má nhỏ, mọc bò ở khắp nơi, đặc biệt ở nơi ẩm mát. Hoa của cây có màu trắng và quả màu nâu đen.
Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam rau má bao gồm: 88.2 gam nước, 3.2 gam đạm, 1.8 gam tinh bột, 4.5 gam cellulose, 3.7 gam vitamin C, 0.15 gam vitamin B1, 2.29 gam canxi, 2mg phospho, 3.1 gam sắt, 1.3 gam beta caroten,... Các chất dinh dưỡng như: Beta caroten, sterol, saponin, flavonol, saccharides, canxi, sắt, magie, mangan, phospho, kali, kẽm và các loại vitamin trong rau má sẽ thay đổi hàm lượng phụ thuộc theo khu vực trồng trọt và mùa thu hoạch.
Sử dụng nước rau má nguyên chất hoặc sinh tố rau má sẽ giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc gan và làm mát gan. Ảnh minh họa |
Tác dụng của rau má
Rau má giúp giải nhiệt, hạ sốt và mát gan: Theo Đông y, rau má được biết đến như loại thảo dược có tính hàn, tân, khổ với tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc,... Sử dụng nước rau má nguyên chất hoặc sinh tố rau má sẽ giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc gan và làm mát gan. Thậm chí, có thể sử dụng trong một số trường hợp để hạ sốt.
Giúp cải thiện các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa: Hoạt chất chống viêm và chống oxy hóa trong rau má có vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe của hệ thống tiêu hóa trong đó có ruột và đại tràng. Hơn nữa, rau má còn giúp cải thiện đáng kể tình trạng táo bón ở cả người lớn và trẻ em. Vì vậy, ăn rau tốt cho sức khỏe.
Cải thiện hệ tuần hoàn: Nước rau má giúp cường hóa thành mạch máu và các mao mạch giúp ngăn ngừa xuất huyết và tối ưu hóa hoạt động của hệ tuần hoàn.
Giúp thanh lọc và thải độc cơ thể: Thành phần hoạt chất trong rau má kích thích cơ thể đào thải độc tố, muối, nước và thậm chí có bao gồm cả chất béo dư thừa qua đường tiểu. Quá trình đào thải này có tác dụng giúp giảm bớt áp lực đối với thận, đồng thời độc tố được thải nhanh chóng hơn, và giúp cơ thể cân bằng dịch tạo trạng thái khỏe mạnh hơn.
Rau má giúp cải thiện tình trạng liên quan đến tĩnh mạch: Các chuyên gia đã đưa ra các khuyến nghị giúp cải thiện tình trạng bệnh liên quan đến tĩnh mạch của một số đối tượng cụ thể, và trong đó không thể không nhắc tới rau má. Thành phần dinh dưỡng của rau má giúp giảm viêm, sưng đồng thời lưu thông khí huyết trong cơ thể,
Rau má giúp chữa lành các vết thương khá nhanh: Hợp chất triterpenoids có trong rau má có tác dụng giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Trong trường hợp cụ thể, chúng ta có thể sử dụng rau má giã nát nhuyễn sau đó đắp lên da có thể giảm sưng tấy và làm mát vết thương. Đây cũng được cho là phương thuốc dân gian hiệu quả trong việc phục hồi vết thương.
Tăng cường trí nhớ và thị lực: Theo dân gian hướng dẫn sử dụng 3-5 gam rau má, rửa sạch sau đó sấy khô và tán thành bột mịn. Sử dụng bột này uống với sữa sẽ giúp tăng cường trí nhớ hỗ trợ khả năng tập trung trong học tập và công việc. Hơn nữa, rau má còn giúp tăng cường thị lực.
Lưu ý khi ăn rau má
Mỗi ngày bạn chỉ nên sử dụng 30 đến 40g rau má tươi và chỉ nên dùng trong vòng 1 tháng. Sau đó, cần ngừng ít nhất là nửa tháng sau mới có thể dùng tiếp.
- Nên uống rau má vào buổi trưa để cơ thể hấp thu dưỡng chất một cách tốt nhất.
- Có thể uống rau má khô, tuy nhiên không được lạm dụng.
- Trước khi ăn rau má hoặc uống nước ép rau má, bạn cần rửa rau thật sạch để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vì loại rau này thường mọc sát đất và có nguy cơ chứa nhiều vi khuẩn, thuốc trừ sâu,…
- Những người bị yếu bụng nên ăn vài lá rau má hoặc ăn kèm theo vài lát gừng sống.
- Không nên uống rau má khi đang khó tiêu, đầy bụng vì nó có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
- Không nên uống rau má thay nước lọc: Nhiều người lầm tưởng rằng, uống nhiều nước rau má, thậm chí uống thay nước lọc thì có thể trị mụn nhanh và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai. Nếu uống quá nhiều rau má trong một ngày có thể gây đầy bụng, lạnh bụng, gây nhức đầu và thậm chí gây nguy hiểm cho sức khỏe.
- Không uống nước rau má khi đang dùng thuốc tây y: Khi đang sử dụng thuốc tây y, bạn nên tránh uống nước rau má. Nguyên nhân là vì các hợp chất trong rau má có thể tương tác với các thành phần trong thuốc và dẫn tới những tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe. Hơn nữa, uống rau má cùng với một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tiểu đường, thuốc giảm cholesterol sẽ có thể khiến thuốc không mang lại hiệu quả điều trị như mong đợi.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của rau má, những người không nên ăn rau má sẽ giúp bạn sử dụng rau má một cách hiệu quả để đạt được những lợi ích sức khỏe tốt nhất. |