Vĩnh Phúc: Tập trung phát triển thương mại, dịch vụ miền núi

Vĩnh Phúc xác định, phát triển thương mại, dịch vụ là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế địa phương; từ đó, góp nâng cao đời sống của người dân miền núi.
Vĩnh Phúc: Đặt mục tiêu hoàn thành 100% kế hoạch đầu tư công Vĩnh Phúc: Thiết lập nhiều mục tiêu phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Xác định phát triển thương mại đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn, thời gian qua, Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút các nguồn lực xã hội, hộ kinh doanh, các doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động thương mại, dịch vụ. Đồng thời, tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh thương mại liên kết tham gia trao đổi mua bán trên thị trường, định hướng sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Đặc biệt, tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 06 ngày 5/5/2023 quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ xây dựng “Làng văn hóa kiểu mẫu” trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2023-2030. Trong đó, hỗ trợ 200 triệu đồng đối với mô hình siêu thị mini xây dựng mới; hỗ trợ 50 triệu đồng mô hình cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh tổng hợp, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống xây dựng mới; hỗ trợ 100 triệu đồng mô hình điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu đặc trưng của tỉnh và của địa phương xây dựng mới.

(Ảnh: Hồng Tính)
Mở rộng hệ thống siêu thị góp phần phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh (Ảnh: Hồng Tính)

Ngoài ra, tỉnh còn hỗ trợ Ban Quản lý du lịch cộng đồng triển khai mô hình điểm du lịch cộng đồng 300 triệu đồng/mô hình; hỗ trợ tổ chức, cá nhân hộ gia đình triển khai xây dựng mô hình homestay 100 triệu đồng và 300 triệu đồng mô hình Farmstay.

Nghị quyết số 06 chỉ là một trong số nhiều cơ chế, chính sách mà tỉnh Vĩnh Phúc chú trọng triển khai trong thời gian qua. Qua đó, góp phần phát triển hạ tầng thương mại, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, kinh doanh buôn bán của người dân. Đồng thời, tạo đà phát triển thương mại, dịch vụ, thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn.

Đơn cử như huyện Sông Lô đã chú trọng xây dựng, nâng cấp hạ tầng cơ sở, hạ tầng giao thông. Đến nay, toàn huyện có 13 chợ, trên 5.300 cơ sở kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và vận tải, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đi lại của người dân và lưu thông hàng hoá giữa các vùng miền. Các cửa hàng tiện ích, siêu thị, đại lý, cửa hàng bán lẻ phát triển rộng khắp. Dịch vụ bưu chính, viễn thông ngày càng phát triển; dịch vụ tín dụng, ngân hàng hoạt động hướng vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, giảm hộ nghèo, nâng cao thu nhập của người dân.

Nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, Lập Thạch là huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn, song với sự nỗ lực của các cấp chính quyền và nhân dân các địa phương, đến nay, Lập Thạch đã có nhiều bứt phá trong phát triển thương mại, dịch vụ. Hiện, toàn huyện có 14 chợ, các chợ đều được cải tạo và xây dựng kiên cố. Trong đó có 1 chợ hạng 1, 1 chợ hạng 2 và 12 chợ hạng 3. Bên cạnh đó, sự ra đời của các đại lý, siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân. Cụ thể hóa định hướng Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Lập Thạch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, hiện nay, Lập Thạch đang thực hiện các bước triển khai xây dựng Chợ trung tâm huyện Lập Thạch tại thị trấn Lập Thạch. Đồng thời, triển khai đầu tư nâng cấp, hoàn chỉnh hạ tầng giao thông, nhất là các tuyến đường kết nối các khu công nghiệp với nhau, với các huyện, thành phố trong tỉnh và liên kết với khu vực.

Thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ tại các huyện miền núi

Đến nay, Vĩnh Phúc có 85 chợ, trong đó có 84 chợ truyền thống từ hạng I đến hạng III và 1 chợ đầu mối, nông sản thực phẩm Vĩnh Tường. Hệ thống chợ được phân bổ đồng đều tại các xã, phường, thị trấn đáp ứng nhu cầu kinh doanh, mua bán trao đổi hàng hóa của nhân dân trên địa bàn. Cùng với đó, toàn tỉnh còn có 2 trung tâm thương mại đang hoạt động với đầy đủ các mặt hàng và 7 siêu thị đạt tiêu chuẩn, 36 chuỗi cửa hàng tự chọn Winmart+ cùng nhiều cửa hàng tiện ích tổng hợp khác.

Chợ truyền thống Vĩnh Yên (Ảnh: Phan My)
Chợ truyền thống Vĩnh Yên (Ảnh: Phan My)

Để tăng cường quảng bá, giới thiệu hình ảnh, sản phẩm hàng hóa tới người tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ tại các huyện miền núi, từ đầu năm 2023 đến nay, Trung tâm Phát triển Công Thương Vĩnh Phúc (Sở Công Thương) đã tổ chức 3 phiên chợ hàng Việt tại các huyện Sông Lô, Lập Thạch, Tam Đảo. Tại các phiên chợ, các gian hàng đã giới thiệu, bày bán nhiều loại hàng hóa; từ đồ gia dụng, điện tử, điện lạnh đến giày da, đồ ăn, đồ uống, lương thực, thực phẩm với giá thành phù hợp, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng các huyện miền núi. Tham gia 2 gian hàng hội chợ triển lãm các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng tại tỉnh Quảng Ninh; tổ chức 2 đoàn doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm trong nước.

Bên cạnh đó, trung tâm đã và đang tích cực triển khai các hoạt động thúc đẩy tiêu dùng trong nước thông qua việc tổ chức các hội chợ kích cầu tiêu dùng. Mới đây nhất, tại Trung tâm văn hóa, thông tin thể thao huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc, Trung tâm phát triển Công Thương Vĩnh Phúc đã phối hợp với UBND huyện Tam Dương tổ chức Hội chợ Thương mại kích cầu tiêu dùng Vĩnh Phúc năm 2023. Hội chợ là cơ hội tốt để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, thiết thực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Với quy mô 200 gian hàng, các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh của huyện Tam Dương và tỉnh Vĩnh Phúc đã trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm có thế mạnh của địa phương.

Đặc biệt, để góp phần bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp tham gia hội chợ, Trung tâm còn bố trí, kết hợp khu trưng bày, giới thiệu hàng thật - hàng giả nhằm giúp người tiêu dùng có thêm thông tin, nhận biết sản phẩm có chất lượng đảm bảo.

Thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, các hội chợ kích cầu tiêu dùng, đưa hàng Việt về nông thôn thời gian qua đã tác động tích cực đến tâm lý người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi, để người dân dễ dàng tiếp cận với các mặt hàng có chất lượng, nguồn gốc trong nước, những sản phẩm Việt uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý.

(Ảnh: Hồng Quân)
Giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Vĩnh Phúc tại hội chợ, triển lãm (Ảnh: Hồng Quân)

Từ đó, góp phần giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn nhu cầu tiêu dùng của đại bộ phận người dân, đánh giá tiềm năng thị trường, mạnh dạn đầu tư hiện đại hóa dây chuyền sản xuất nhằm tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm mới và có thêm nhiều kênh phân phối hàng hóa ra thị trường.

Thời gian tới, trung tâm sẽ phối hợp với các đơn vị tổ chức các phiên chợ hàng Việt tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh; tổ chức các điểm bán hàng cố định tự hào hàng Việt tại các huyện; tổ chức hội thảo nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào các sàn giao dịch điện tử, sử dụng mô hình bán hàng đa kênh và tích cực cung cấp các dịch vụ hiện đại như: Đi chợ online, mua hàng qua ứng dụng, giao nhanh miễn phí.

Đồ án quy hoạch chung tỉnh Vĩnh Phúc đang được triển khai dự kiến trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, tất cả các huyện, thành phố đều được bố trí quỹ đất để quy hoạch xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị từ hạng I đến hạng III. Từng bước thu hẹp số lượng chợ không đảm bảo các yêu cầu theo quy định, hoạt động không hiệu quả.
Hương Giang

Tin mới cập nhật

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã hình thành vùng rừng nguyên liệu với gần 200 nghìn ha; tốc tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt 9%/năm.
Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Các tỉnh đang khẩn trương phân giao kế hoạch vốn năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình MTQG 1719 đã kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc tỉnh Phú Thọ.
Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế đang “thay da đổi thịt’ nhờ triển khai hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, Kiên Giang tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều công trình, dự án dân sinh đã được tỉnh Quảng Trị triển khai, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị giúp tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Hiện nay, Quảng Nam đang khẩn trương triển khai các nguồn vốn được phân bổ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719.
Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Mô hình liên kết trồng cây atiso tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Nhờ các nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào dân tộc tỉnh Phú Yên có những chuyển biến tích cực.

Tin khác

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều mô hình sinh kế phục vụ sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, Hòa Bình đã triển khai nhiều hạt động nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La.
Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ dược liệu, thời gian qua, Nghệ An đã hỗ trợ nhiều dự án trồng, chế biến dược liệu tại các huyện phía Tây.
Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nội dung được TP. Hà Nội ưu tiên đầu tư.
Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng xác định, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia là “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc.
Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Tại Thanh Hóa, nhiều công trình, dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang được triển khai, góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào.
Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Mô hình thương mại hai chiều nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và cung ứng mặt hàng thiết yếu cho địa phương.
Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Nhiều dự án, tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại tỉnh Sóc Trăng phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc.
Xem thêm

Đọc nhiều

Hồ tiêu Việt bứt phá tại thị trường Hoa Kỳ

Hồ tiêu Việt bứt phá tại thị trường Hoa Kỳ

Việt Nam hiện là quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ và có sự bứt phá trong giai đoạn vừa qua.
Nhiều cơ hội cho hồ tiêu Việt vào thị trường Halal

Nhiều cơ hội cho hồ tiêu Việt vào thị trường Halal

Với bước chuyển mình vào thị trường Halal đầy tiềm năng sẽ hứa hẹn mở ra cơ hội lớn cho ngành hồ tiêu Việt Nam trong thời gian tới.
Xuất khẩu hồ tiêu cao kỷ lục, người trồng được hưởng lợi

Xuất khẩu hồ tiêu cao kỷ lục, người trồng được hưởng lợi

Ngành hồ tiêu Việt Nam hiện đang hưởng lợi từ giá xuất khẩu cao, mang lại nguồn thu tốt cho người trồng.
Đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định có 68 cụm công nghiệp

Đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định có 68 cụm công nghiệp

Theo Sở Công Thương Bình Định, đến nay đã có 38 cụm công nghiệp đi vào hoạt động, đến năm 2030 hướng đến có 68 cụm công nghiệp trên địa bàn.
Nhận định chứng khoán 2/12: Lực đẩy từ nhóm cổ phiếu trụ cột

Nhận định chứng khoán 2/12: Lực đẩy từ nhóm cổ phiếu trụ cột

Các chuyên gia kỳ vọng xu hướng chung của thị trường chứng khoán vẫn là phục hồi khi các yếu tố rủi ro như tỷ giá, căng thẳng thanh khoản ngắn hạn dần hạ nhiệt.
Ngành Thuế đồng hành cùng doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số

Ngành Thuế đồng hành cùng doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số

Việc ứng dụng chuyển đổi số để triển khai đồng bộ hệ thống khai thuế, nộp thuế điện tử, hóa đơn điện tử mang lại nhiều lợi ích cho ngành Thuế và người nộp thuế.
Nhận định chứng khoán 27/11: Thị trường bước vào sóng tăng mới

Nhận định chứng khoán 27/11: Thị trường bước vào sóng tăng mới

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng thị trường đã kết thúc nhịp giảm điểm ngắn hạn và sẽ tích lũy trở lại để bước vào sóng tăng mới.
Nhận định chứng khoán 28/11: VN-Index sẽ vẫn nối dài nhịp phục hồi

Nhận định chứng khoán 28/11: VN-Index sẽ vẫn nối dài nhịp phục hồi

Các chuyên gia chứng khoán cho biết, ở khung đồ thị giờ, VN-Index duy trì đi ngang cho thấy nỗ lực cân bằng của thị trường.
Giá cà phê lao dốc không phanh: 'Cú sốc' chưa từng có

Giá cà phê lao dốc không phanh: 'Cú sốc' chưa từng có

Áp lực bởi nhiều yếu tố, giá cà phê thế giới và trong nước đã trải qua một phiên giao dịch biến động mạnh với mức giảm sâu kỷ lục.
Nhận định chứng khoán 3/12: Thị trường giằng co, nhà đầu tư dè chừng

Nhận định chứng khoán 3/12: Thị trường giằng co, nhà đầu tư dè chừng

Các chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán đang trải qua giai đoạn giằng co, tuy nhiên, sẽ tiếp đà hồi phục trong các phiên tới.
Phiên bản di động