Sản xuất bền vững, cơ hội cạnh tranh cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường CPTPP

CPTPP là một trong những Hiệp định có những yêu cầu cao nhất về bảo vệ môi trường và các quy định ngày càng trở thành chuẩn mực chung cho nhiều hiệp định khác.
Hai mặt hàng xuất khẩu sang Canada tăng đột biến từ sau Hiệp định CPTPP Hiệp định CPTPP được 5 thành phố trực thuộc Trung ương tận dụng ra sao? Tận dụng tốt CPTPP, xuất khẩu cá tra lần đầu tăng trưởng dương

Sau gần 5 năm thực thi, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã tạo động lực cho xuất khẩu hàng hoá Việt thời gian qua cũng như mang lại uy tín và hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp Việt Nam. Giống như nhiều thị trường khác, thị trường các nước CPTPP cũng có những tiêu chuẩn phát triển bền vững như bảo vệ môi trường, giảm phát thải.

Bà Tạ Thu Hà – Phó Trưởng Phòng châu Mỹ, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, bên cạnh thuận lợi mà hiệp định mang lại, doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này cũng đang phải đối diện với những rào cản phi thuế quan ngặt nghèo, trong đó có việc siết chặt tiêu chuẩn về môi trường, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Bà Hà chỉ ra, trong Hiệp định CPTPP có một chương riêng quy định về môi trường và phát triển bền vững là Chương 20 về môi trường, quy định rõ từ điều 20.1 đến điều 20.23. Trong các quy định này, các nước CPTPP nhấn mạnh nghĩa vụ thực thi 3 điều ước quốc tế về môi trường lớn của thế giới cũng như cam kết chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải thấp.

Sản xuất bền vững, cơ hội cạnh tranh cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường CPTPP
Sản xuất bền vững, cơ hội cạnh tranh cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường CPTPP - Ảnh: TTXVN

Có thể nói, Hiệp định CPTPP là một trong những Hiệp định có những yêu cầu cao nhất về bảo vệ môi trường và các quy định này ngày càng trở thành chuẩn mực chung cho các hiệp định khác, trở thành sân chơi cho quy mô toàn cầu. Những yêu cầu về sản xuất bền vững là tất yếu để bảo vệ con người, đồng thời cũng là dạng công cụ phi thuế quan mà mỗi nước được phép dựng lên với tiêu chuẩn ngày càng cao hơn.

Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực da giày, bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam cho biết, các yêu cầu về phát triển bền vững đặt ra thách thức lớn cho doanh nghiệp ngành da giày nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung.

Theo bà Xuân, khi tham gia vào các FTA thế hệ mới có nghĩa là các doanh nghiệp đang đi trên “cao tốc”, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất định. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Để giải quyết được bài toán này, bà Phan Thị Thanh Xuân cho hay, doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh chuyển đổi số. Từ đó giải quyết được bài toán chi phí quản lý, nâng cao năng lực nội tại, minh bạch chuỗi cung ứng để doanh nghiệp tiếp cận hiệu quả. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần sự chung tay của các cơ quan nhà nước về chính sách như khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt là R&D. Bên cạnh đó là tập trung đầu tư vào con người, nếu có máy móc tốt mà không có con người chất lượng cao thì không thể thực hiện được.

Chuyên gia Kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định, xu hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững đang trở thành sự lựa chọn bắt buộc và trở thành yêu cầu mang tầm vóc, quy mô toàn cầu. Theo đó, Việt Nam cũng đã sớm nhận thức, đi theo xu hướng này và đã có những cam kết với quốc tế về chiến lược phát triển bền vững, xây dựng các yêu cầu về phát triển bền vững như việc đưa ra cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ý kiến của các chuyên gia cho rằng, phát triển bền vững là vấn đề không thể thay đổi, song cũng không thể quá vội vàng, bởi chi phí cho hoạt động này không nhỏ. Các doanh nghiệp không chỉ của ngành dệt may, da giày hay ngành gỗ, trong quá trình sản xuất luôn tuân thủ các quy định, yêu cầu phía khách hàng. Thực hiện nghiêm túc các quy định là cách để doanh nghiệp cải tổ nội lực vì khi thực hiện, doanh nghiệp sẽ rà soát lại năng lực của mình. Đồng thời, đây cũng là động lực lớn để doanh nghiệp cải tổ, nước đi để doanh nghiệp chinh phục được thị trường.

Theo đó, các doanh nghiệp muốn tham gia chuỗi cung ứng thì phải tuân thủ các quy định của các đối tác và cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Trong khi đó, trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam gặp thách thức lớn với quy trình này, đặc biệt là các doanh nghiệp hiện chú trọng nhiều vào phát triển bề rộng. Ngoài ra, doanh nghiệp tuân thủ quy định liên quan để đảm bảo thích ứng, tránh vi phạm quy định nước ngoài và cả trong nước; xây dựng những chiến lược dài hạn để từng bước chủ động tiến tới đáp ứng yêu cầu của đối tác với những tiêu chí mới. Cùng với đó, doanh nghiệp phải tham gia các hiệp hội để cập nhật thông tin, nhanh chóng thích ứng và chia sẻ kinh nghiệp để giảm thiểu các chi phí bỏ ra.

Về phía Bộ Công Thương, trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh. Đồng thời hỗ trợ hướng dẫn doanh nghiệp thích ứng các quy định mới thông qua các hội nghị, hội thảo, bản tin, website…

Song song với đó, Bộ Công Thương sẽ đề xuất với các nước Anh, Canada để cung cấp thông tin kỹ thuật, tài chính nhằm nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, xây dựng mô hình phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, đáp ứng quy định và tăng khả năng tiếp cận của doanh nghiệp.

Đồng thời, Bộ Công Thương cũng đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 493 về phê duyệt Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030, trong đó quy định rõ phát triển bền vững gắn với gia tăng sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp cũng phải nhìn nhận rằng tiêu chuẩn xanh và bền vững là xu hướng tất yếu và không thể đảo ngược. Và, xu hướng này sẽ ngày càng bắt buộc và việc bắt kịp xu thế sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị phần. Vì vậy, doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt thông tin thị trường để điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu bài bản hơn, thích ứng yêu cầu, quy định mới, tham gia hiệu quả, bền vững vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhật Khôi

Tin mới cập nhật

Hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam theo Hiệp định CPTPP cần tuân thủ điều kiện gì?

Hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam theo Hiệp định CPTPP cần tuân thủ điều kiện gì?

Theo Nghị định số 77, hàng hóa tân trang chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam khi có giấy phép của bộ quản lý chuyên ngành theo phân công...

Tin khác

Xuất khẩu rau quả vào thị trường Canada, doanh nghiệp lưu ý gì?

Xuất khẩu rau quả vào thị trường Canada, doanh nghiệp lưu ý gì?

Hiện nay, Canada là 1 trong 5 thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trên thế giới bao gồm EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh và Canada.
Tận dụng tốt CPTPP, xuất khẩu cá tra lần đầu tăng trưởng dương

Tận dụng tốt CPTPP, xuất khẩu cá tra lần đầu tăng trưởng dương

Nửa đầu tháng 9/2023, xuất khẩu cá tra sang các thị trường trong khối thị trường CPTPP đa phần ghi nhận tăng trưởng dương so với nửa đầu tháng 9/2022.
Giải “bài toán” thương hiệu cho sản phẩm đồ gỗ, nội thất Việt Nam

Giải “bài toán” thương hiệu cho sản phẩm đồ gỗ, nội thất Việt Nam

Trước bối cảnh hiện nay, việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm sẽ góp phần tạo nên thương hiệu cho ngành gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Hiệp định CPTPP được 5 thành phố trực thuộc Trung ương tận dụng ra sao?

Hiệp định CPTPP được 5 thành phố trực thuộc Trung ương tận dụng ra sao?

Đến nay, việc triển khai, tận dụng các lợi thế từ Hiệp định CPTPP của 5 thành phố trực thuộc Trung ương đã có những chuyển biến rất ấn tượng.
Lấy sức ép cạnh tranh làm động lực thúc đẩy hàng hóa tham gia sâu vào thị trường CPTPP

Lấy sức ép cạnh tranh làm động lực thúc đẩy hàng hóa tham gia sâu vào thị trường CPTPP

Hiệp định CPTPP đang mở rộng cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu sau hơn 3 năm thực thi.
Mặt hàng xuất khẩu nào của Việt Nam tăng trưởng mạnh sang New Zealand?

Mặt hàng xuất khẩu nào của Việt Nam tăng trưởng mạnh sang New Zealand?

7 tháng năm 2023, nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu tăng trưởng mạnh sang New Zealand như trái cây, hạt, máy móc, thiết bị và các chất tẩy rửa…
Tận dụng ưu đãi CPTPP, khai thác dư địa thị trường Canada, Mexico và Peru

Tận dụng ưu đãi CPTPP, khai thác dư địa thị trường Canada, Mexico và Peru

Hiệp định CPTPP đã có tác dụng “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp của hai bên quan tâm hơn sản phẩm và thị trường của nhau, từ đó gián tiếp thúc đẩy xuất khẩu.
Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Việt ở thị trường CPTPP

Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Việt ở thị trường CPTPP

Mặc dù gia tăng về số lượng và giá trị nhưng hàng hóa của doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu sang thị trường Hiệp định CPTPP vẫn còn mang thương hiệu nước ngoài.
Thủy sản xuất khẩu sang thị trường CPTPP khả quan

Thủy sản xuất khẩu sang thị trường CPTPP khả quan

Với lợi thế từ Hiệp định CPTPP, xuất khẩu thủy sản sang khối CPTPP có kết quả khả quan hơn trong nửa đầu năm 2023.
CPTPP kết nạp thành viên mới, hàng Việt có cơ hội tiếp cận tốt hơn thị trường Anh

CPTPP kết nạp thành viên mới, hàng Việt có cơ hội tiếp cận tốt hơn thị trường Anh

Khi Hiệp định CPTPP có thêm thành viên mới là Vương quốc Anh, sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác hơn giữa Anh với Việt Nam.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu vàng toàn cầu vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng tăng mạnh.
Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng sẽ tiếp tục giằng co do tâm lý bấp bênh của nhà đầu tư: Chốt lời hoặc tâm lý sợ bỏ lỡ trước khi bầu cử ở Hoa Kỳ có kết quả.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Thời gian qua, Trường Đại học Kinh tế quốc dân có nhiều nỗ lực trong việc cập nhật hình thức, nội dung đào tạo theo hướng gắn thực tiễn và doanh nghiệp.
10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so cùng kỳ.
Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục phục hồi trong phiên hôm nay 30/10.
Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Hà Nội thí điểm mô hình vùng phát thải thấp và hạn chế phương tiện gây ô nhiễm tại khu vực nội đô từ đầu 2025, tiến tới dừng hoạt động xe máy vào 2030.
Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý thuế bộc lộ một số hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét, giải quyết.
Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Bình, do thiếu nguồn lực tạo “mặt bằng sạch” nên khó thu hút được các dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao và hiện đại.
Phiên bản di động