Việt Nam trở thành đối tác có thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc
Hàn Quốc: Thặng dư thương mại tháng 40 liên tiếp |
Số liệu thống kê của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) công bố ngày 4/1 cho biết, thương mại 2 chiều Việt Nam - Hàn Quốc trong năm 2022 đạt 87,7 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam đạt 60,98 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu là 26,72 tỷ USD, Hàn Quốc xuất siêu sang Việt Nam 34,26 tỷ USD.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam trở thành đối tác có thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc tính theo năm.
![]() |
Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc trong ASEAN |
Theo MOTIE, trong số các nước ASEAN, Việt Nam đang nổi lên như một cơ sở sản xuất cho các công ty toàn cầu. Việc Việt Nam trở thành quốc gia đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc là do kết quả các doanh nghiệp Hàn Quốc không ngừng thâm nhập thị trường Việt Nam và 2 nước đã trở thành đối tác kinh tế thân thiết.
Sau Việt Nam, các quốc gia và vùng lãnh thổ mà Hàn Quốc ghi nhận thặng dư thương mại lớn lần lượt là Mỹ với mức thặng dư 28,04 tỷ USD, Hong Kong (Trung Quốc) với 25,79 tỷ USD, Ấn Độ với 9,98 tỷ USD và Singapore với 9,86 tỷ USD.
Riêng xuất khẩu của Hàn Quốc sang Mỹ năm 2022 tăng 14,5% so với năm 2021 và là năm thứ 6 liên tiếp duy trì đà tăng kể từ năm 2017.
Đáng chú ý, Trung Quốc vốn đứng đầu về thặng dư thương mại của Hàn Quốc vào năm 2018, đứng thứ hai vào năm 2019 và liên tục đứng thứ ba vào các năm 2020 và 2021, song đã lùi xuống thứ 22 vào năm 2022, với mức thặng dư 1,25 tỷ USD.
Một trong những nguyên nhân chính là xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh do ảnh hưởng của chính sách phòng chống dịch Covid-19 của Trung Quốc và tăng trưởng kinh tế chậm lại sau các lệnh phong tỏa trong khu vực.
Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc đạt mức cao kỷ lục 683,9 tỷ USD, nhảy vọt lên vị trí lớn thứ 6 thế giới (dựa trên số liệu 9 tháng đầu năm).
Thương mại 2 chiều của Hàn Quốc với Việt Nam được củng cố bởi nhiều yếu tố, với 3 FTA song phương và đa phương đang có hiệu lực, gia tăng cơ hội tận dụng ưu đãi thuế quan.
Hàn Quốc cũng là đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam cả về số vốn đăng ký và số dự án đầu tư với gần 9.500 dự án và hơn 80 tỷ USD. Trong 11 tháng đầu năm 2022, Hàn Quốc tiếp tục đầu tư vào Việt Nam với hơn 370 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 4 tỷ USD.
Nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc như Samsung, LG, SK, Lotte... đã triển khai các dự án đầu tư quy mô lớn tại Việt Nam, các dự án đầu tư của Hàn Quốc đã có sự thay đổi mạnh mẽ từ các lĩnh vực gia công đơn thuần sang các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, dự án năng lượng, tài chính - ngân hàng, dịch vụ chất lượng cao ...
Mục tiêu trước năm 2025, Việt Nam và Hàn Quốc sẽ hiện thực hóa mục tiêu kép, đưa kim ngạch thương mại song phương và tổng vốn đầu tư lũy kế cùng cán mốc 100 tỷ USD.
Quy mô nền kinh tế Việt Nam hết năm 2022 đạt khoảng 409 tỷ USD, kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu tiên đạt 732 tỷ USD, trong đó xuất khẩu gần 372 tỷ USD, xuất siêu 11,2 tỷ USD, thuộc nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do với trên 60 nước, vùng lãnh thổ trong đó có những thị trường lớn nhất trên thế giới và ngày càng đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, các chuỗi cung ứng.
Tin mới cập nhật

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo

Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam thu hút nhiều ‘ông lớn’

Xúc tiến thương mại - lực đẩy cho xuất khẩu da giày

“Chất xúc tác” cho xuất khẩu sản phẩm cơ khí

Mở thị trường, tăng giá trị cho hàng thủ công mỹ nghệ

Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo 100% tấm

Việt Nam gia tăng nhập khẩu kim loại từ Ấn Độ

Dệt may Việt Nam hấp dẫn các ‘ông lớn’
Tin khác

'Nới' quy định cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

2 tháng đầu năm, mặt hàng nông sản nào xuất khẩu mạnh?

Xúc tiến thương mại- kênh ‘mở’ thị trường cho hàng dệt may

Cơ hội cho tương lai ngành điện, năng lượng xanh Việt Nam

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Canada tăng 2.154% về lượng

Tuyên Quang: Bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường dịp Tết

6.000 đơn vị hưởng lợi từ chương trình xúc tiến thương mại

Kon Tum: Cây sâm Ngọc Linh góp phần giúp gần 2.000 hộ thoát nghèo và làm giàu

IBTE mở ra cơ hội phát triển cho thị trường đồ chơi và sản phẩm trẻ em Việt Nam

Ngành nông lâm sản đối mặt thách thức lớn trước Quy định EUDR
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
