Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn để các hoạt động đầu tư, kinh doanh bền vững

Năm 2022, ngành Ngoại giao đã thể hiện sự chủ động, nhạy bén trong việc nhanh chóng chuyển trọng tâm từ ngoại giao vaccine sang ngoại giao kinh tế.
Thủ tướng: Đẩy mạnh triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước Từ kinh nghiệm của ngoại giao vaccine, thúc đẩy ngoại giao kinh tế

Ngoại giao kinh tế thích ứng với tình hình mới

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết, dưới sự chỉ đạo sáng suốt, kịp thời của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trong năm 2022, ngành Ngoại giao đã thể hiện sự chủ động, nhạy bén trong việc nhanh chóng chuyển trọng tâm từ ngoại giao vaccine sang ngoại giao kinh tế phục vụ phục hồi và phát triển đất nước.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ, công tác ngoại giao kinh tế đã được đẩy mạnh, trở thành nhiệm vụ trung tâm của toàn ngành cũng như của tất cả 94 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Cụ thể, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương tiếp tục cụ thể hóa chủ trương của Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Bộ Ngoại giao đã tham mưu, trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030, tạo xung lực mới để các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương triển khai hiệu quả hơn công tác này, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

hủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước

Cùng với đó, ngành Ngoại giao cùng với các ngành tiếp tục đóng góp vào nỗ lực làm sâu sắc thêm quan hệ của nước ta với các nước, đặc biệt quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư. Hợp tác kinh tế trở thành nội dung trọng tâm trong tất cả các hoạt động đối ngoại cấp cao và các cấp. Trong gần 70 hoạt động đối ngoại của lãnh đạo chủ chốt trong năm 2022, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội đều chỉ đạo sát sao và trực tiếp thúc đẩy tối đa các nội dung kinh tế. Các chuyến công tác nước ngoài của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt cũng như các chuyến thăm Việt Nam của lãnh đạo các nước đều đạt những kết quả, thỏa thuận cụ thể, thiết thực về kinh tế. Công tác đối ngoại đã bám sát phương châm tranh thủ mọi cơ hội, mọi nguồn lực để phát triển đất nước.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết, ngành Ngoại giao đã có nhiều đóng góp nhằm đẩy mạnh hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế; kịp thời, nhanh nhạy tranh thủ thu hút nguồn lực bên ngoài phục vụ các động lực mới cho phát triển, nhất là các nguồn tài chính xanh, đầu tư cho chuyển đổi năng lượng, đầu tư những ngành công nghệ cao...

Điển hình, việc Nhóm G7, châu Âu và Việt Nam đã có tuyên bố chính trị về quan hệ “Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng” (JETP), huy động nguồn đầu tư ban đầu trị giá 15,5 tỷ USD; Tập đoàn Lego đã khởi công nhà máy trung hòa carbon đầu tiên trên thế giới với số vốn đầu tư 1,3 tỷ USD tại Bình Dương; Samsung khánh thành Trung tâm Nghiên cứu Phát triển trị giá 220 triệu USD tại Hà Nội.

Bộ Ngoại giao cũng hỗ trợ, thúc đẩy triển khai hiệu quả 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết; tham mưu, kiến nghị để nước ta kịp thời tham gia các sáng kiến liên kết kinh tế quốc tế nhằm tranh thủ các nguồn lực cho phát triển - Thứ trưởng cho hay.

Song song với đó, triển khai chủ trương lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị đẩy mạnh ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước tháng 9/2022, ngành Ngoại giao và hệ thống các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã tích cực đồng hành, tìm kiếm mọi cơ hội, đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu, thu hút đầu tư và mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài, nhất là mở rộng các thị trường tiềm năng, khai thông các thị trường mới. Trong năm 2022, Bộ Ngoại giao đã tổ chức hơn 50 đoàn làm việc với 25 địa phương, tổ chức khoảng 70 hoạt động kết nối giữa các địa phương với đối tác, hỗ trợ ký kết hơn 40 văn bản hợp tác quốc tế. Những nỗ lực này đã được các địa phương, doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao.

Đồng thời, Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phát huy sự chủ động, nhạy bén trong công tác nghiên cứu, tham mưu phục vụ điều hành kinh tế-xã hội của Chính phủ trên cơ sở bám sát nhu cầu trong nước và các trọng tâm của Chính phủ. Bộ đã có nhiều báo cáo có chất lượng về tình hình kinh tế thế giới và các vấn đề đang nổi lên có tác động sâu sắc đến phát triển kinh tế đất nước, từ đó tham mưu, kiến nghị chính sách phù hợp của Việt Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ khẳng định, tiếp nối tinh thần quyết liệt của “chiến dịch” ngoại giao vaccine trong năm 2021, đến năm 2022, trên cơ sở thích ứng linh hoạt, nhạy bén, Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện ở nước ngoài đã phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành triển khai công tác ngoại giao kinh tế với tinh thần chủ động, sáng tạo, với trách nhiệm cao nhất trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, thực sự phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc thu hút nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển đất nước.

Đẩy mạnh xu thế hợp tác kinh tế xanh, kinh tế số

Cùng với đó, Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong số các nước đang phát triển có cam kết mạnh mẽ về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số. Cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP 26 năm 2021, một mặt đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của chính chúng ta, song mặt khác cũng mở ra rất nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác quốc tế vì đây đang là những vấn đề quan tâm chung của toàn cầu. Hiện nay, các tổ chức quốc tế, các cơ chế đa phương, các đối tác phát triển đều ưu tiên cao và dành nhiều nguồn lực thúc đẩy nỗ lực của cộng đồng quốc tế thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

Nắm bắt xu thế đó, vừa qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành đã tập trung thúc đẩy hợp tác với các đối tác cả song phương và đa phương nhằm thu hút tối đa các nguồn lực bên ngoài, kết hợp với các nguồn lực trong nước phục vụ thực hiện các chiến lược quốc gia về chuyển đổi xanh và chuyển đổi số.

Bên cạnh đó, nội hàm về hợp tác kinh tế số cũng được đề cao trong các hoạt động đối ngoại cấp cao, tập trung vào thu hút đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản trị… Nhiều đối tác quốc tế như Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Việt Nam về kỹ năng số, thành lập trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 và những sáng kiến khác.

Chủ trương phát triển kinh tế xanh, kinh tế số cũng làm cho Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh bền vững. Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Lego khẳng định một trong những lý do chọn Việt Nam để đầu tư là việc Việt Nam có những cam kết mạnh mẽ về phát triển bền vững, đặc biệt là sau khi được trực tiếp gặp Thủ tướng Chính phủ tại COP 26.

Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ khẳng định, kinh tế xanh, kinh tế số là những lĩnh vực có rất nhiều tiềm năng để Việt Nam hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế trong thời gian tới. Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong những lĩnh vực này, thu hút tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong nước, trên cơ sở bảo đảm thực hiện hiệu quả chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện.

Bên cạnh đó, thời gian qua, Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện tiếp tục chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành nhằm hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp tận dụng tốt mạng lưới FTA và thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy hai trong ba động lực quan trọng cho tăng trưởng là thương mại và đầu tư.

Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện đã thực hiện tập trung ưu tiên thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng mạng lưới các FTA để hạn chế tối đa ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ: Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn để đầu tư, kinh doanh bền vững
Kết quả đạt được như việc kim ngạch xuất nhập khẩu đạt kỷ lục mới, vượt 700 tỷ USD, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng trưởng khá cao so với năm 2021 trong bối cảnh kinh tế thế giới đang hết sức khó khăn là rất tích cực, thể hiện phần đóng góp của ngành Ngoại giao.

Ngành Ngoại giao đã tích cực thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại của ta với các đối tác, nhất là các đối tác FTA, vận động các đối tác gỡ bỏ rào cản thương mại đối với các hàng hóa Việt Nam; kịp thời thông tin về tình hình, điều chỉnh chính sách của các đối tác, phát hiện các cơ hội để mở rộng xuất khẩu; phối hợp triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư trọng tâm, trọng điểm, tận dụng công nghệ số để bảo đảm hiệu quả cao nhất; Kịp thời cảnh báo, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình tham gia các hoạt động giao thương quốc tế; tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, ngành đàm phán, nâng cấp các FTA hiện nay, nghiên cứu, đàm phán các FTA với đối tác mới để tiếp tục đa dạng hóa thị trường, đối tác, chuỗi cung ứng - Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ chỉ ra.

Về thu hút đầu tư, Bộ Ngoại giao đã đồng hành cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan đẩy mạnh vận động, thu hút đầu tư chất lượng cao, kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư mới và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, đẩy mạnh trao đổi, hợp tác với các Quỹ đầu tư, nghiên cứu các xu hướng đầu tư quốc tế… Các hoạt động thu hút đầu tư được triển khai đồng bộ, đặc biệt trong các hoạt động đối ngoại cấp cao, nhằm tranh thủ tối đa xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng hiện nay.

Định hướng từ Chỉ thị 15 về công tác ngoại giao kinh tế

Chia sẻ về nhưng điểm mới của Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030, Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ cho biết, Chỉ thị 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư là định hướng quan trọng cho công tác ngoại giao kinh tế trong giai đoạn phát triển chiến lược mới của đất nước. Lần đầu tiên, ngoại giao kinh tế được xác định là một nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của ngoại giao Việt Nam; một động lực quan trọng để phát triển đất nước nhanh, bền vững; đóng vai trò tiên phong trong huy động các nguồn lực bên ngoài. Điều này khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của công tác ngoại giao kinh tế trong thời gian tới.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cũng cho biết, để triển khai Chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp chủ trì hai Hội nghị đẩy mạnh ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước tháng 9/2022 và Hội nghị tổng kết công tác ngoại giao vaccine và bài học kinh nghiệm để thúc đẩy công tác ngoại giao kinh tế trong tình hình mới tháng 11/2022. Trên cơ sở chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao rút ra năm bài học quan trọng nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả, thực chất công tác ngoại giao kinh tế trong thời gian tới.

Thứ nhất, kiên định và nhất quán triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Thứ hai, công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chính sách là then chốt, phải nắm chắc tình hình để xác định các giải pháp phù hợp và quyết liệt, sáng tạo, kịp thời trong triển khai.

Thứ ba, càng khó khăn, phức tạp, nhạy cảm thì càng phải bình tĩnh, sáng suốt, kiên trì, kiên định chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, luôn đổi mới phương pháp, cách làm phù hợp với tình hình mới, tất cả vì mục tiêu phục vụ đất nước và nhân dân.

Thứ tư, sự chủ động, sáng tạo của các bộ, ngành, Cơ quan đại diện ngoại giao cũng như tinh thần, trách nhiệm của từng cán bộ là hết sức quan trọng.

Thứ năm, cần huy động sự đoàn kết thống nhất, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp vì mục tiêu chung.

Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ cho biết, kế thừa và áp dụng các bài học quý báu đó, bước vào năm mới 2023, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ tiếp tục nỗ lực hết sức mình triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, với phương châm “Quyết liệt, mạnh dạn, đột phá, thực chất, hiệu quả, khai thác và tranh thủ mọi cơ hội cho phát triển đất nước”.

Hà Hương

Tin mới cập nhật

Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản Khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi và tận dụng các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (FTA).
Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Hiệp hội Thương mại quốc tế của Hàn Quốc (KITA) cho biết, năm 2023, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc.
Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Đây là nhận định của các chuyên gia sau 2 năm Việt Nam thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

So với các hiệp định thương mại tự do khác, Hiệp định EVFTA đã thể hiện rõ quan điểm, cam kết gắn phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm.
Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Nhờ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu giày dép sang EU đang có tín hiệu phục hồi, trong đó Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU
Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Hội thảo Sản xuất hàng hoá không gây mất rừng theo quy định của Liên minh châu Âu (EUDR) vừa được tổ chức tại Nghệ An nhằm thực hiện cam kết của EVFTA.
Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Tham gia Hiệp định EVFTA giúp cho hệ thống luật về lao động của Việt Nam không ngừng hoàn thiện và tiệm cận các quy định với tiêu chuẩn thế giới.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Việc thúc đẩy thực thi các cam kết về lao động trong EVFTA là điều tất yếu đối với doanh nghiệp xuất khẩu và ngành Da giày.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Để tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA, những vấn đề về phòng vệ thương mại của thị trường EU doanh nghiệp cần quan tâm để giảm thiểu các tác động tiêu cực.
Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thị trường EU đang đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao đối với hàng hoá nhập khẩu, nên nếu doanh nghiệp Việt Nam không thích ứng thì các lợi thế sẽ suy giảm.

Tin khác

Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA đặt ra các tiêu chuẩn, quy định về lao động vì thế để thực thi FTA này hiệu quả, Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động.
Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU đưa ra những quy định nhập khẩu bắt buộc rất khắt khe đối với thực phẩm, trong đó có gia vị, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm.
Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Châu Âu đang dần quy định hóa các chính sách trong Thỏa thuận Xanh, dự báo sẽ ảnh hưởng đáng kể tới xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Các hoạt động hỗ trợ còn dàn trải, không tập trung vào các ngành hàng, lĩnh vực thế mạnh của địa phương khiến cho việc tận dụng Hiệp định EVFTA còn khiêm tốn.
Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Hiện còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp khai thác xuất khẩu gỗ sang thị trường Hà Lan, nhất là trong bối cảnh Hiệp định EVFTA đang được thực thi.
Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó khăn trong xuất khẩu vào thị trường EU nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn xanh đang ngày càng được nâng cao.
Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đang được thực thi tiếp tục góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU.
Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8/2020 với nhiều ưu đãi đang tiếp tục tạo cơ hội cho hàng thủy sản Việt Nam sang EU.
Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam

Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam

EU luôn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam. Đặc biệt, trong Hiệp định EVFTA, giày dép là một trong các mặt hàng có nhiều ưu đãi.
Dư địa lớn cho doanh nghiệp xây dựng thương hiệu Việt tại thị trường EU

Dư địa lớn cho doanh nghiệp xây dựng thương hiệu Việt tại thị trường EU

Các doanh nghiệp cần phải thay đổi tư duy kinh doanh với thị trường EU, phải xây dựng được một bộ nhận diện thương hiệu thực sự chuyên nghiệp cho các sản phẩm.
Xem thêm

Đọc nhiều

Tổng cục Thuế cảnh báo việc giả danh cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế cảnh báo việc giả danh cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế khẳng định, không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân ngoài ngành Thuế nào thu thuế hộ.
Giá tiêu hôm nay 29/3/2024: Ngày thứ 5 đứng giá, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024: Ngày thứ 5 đứng giá, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 29/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 29/3 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 27/3/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 27/3/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 27/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 27/3 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/3/2024: Giá dầu thế giới đồng loạt quay đầu tăng mạnh, vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/3/2024: Giá dầu thế giới đồng loạt quay đầu tăng mạnh, vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/3/2024, giá dầu thế giới đồng loạt quay đầu tăng mạnh, cụ thể dầu WTI tăng 1,64% dầu Brent tăng 1,46%.
Giá tiêu hôm nay 24/3/2024: Tăng 500 đồng/kg, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/3/2024: Tăng 500 đồng/kg, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 24/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 24/3 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 26/3/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/3/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 26/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 26/3 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/3/2024: Giá dầu thế giới đà giảm chưa dừng trong ngày cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/3/2024: Giá dầu thế giới đà giảm chưa dừng trong ngày cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/3/2024, giá dầu thế giới đà giảm chưa dừng trong ngày cuối tuần, cụ thể, giá dầu WTI giảm 0,54%, dầu Brent giảm 0,13%
Giá vàng chiều nay 24/3/2024: Vàng SJC mất hơn 1 triệu đồng mỗi lượng tuần qua

Giá vàng chiều nay 24/3/2024: Vàng SJC mất hơn 1 triệu đồng mỗi lượng tuần qua

Giá vàng chiều nay 24/3/2024: Vàng SJC mất hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần trước, trong khi đó, vàng thế giới ghi nhận tăng mạnh tuần qua.
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 28/3: PTB, PC1 và FRT

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 28/3: PTB, PC1 và FRT

Việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp lên sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc đang tạo cơ hội mở rộng thị phần cho PTB, theo đánh giá của BSC.
Đặc sắc Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024

Đặc sắc Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024

Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể với nghề gốm được tái hiện tưng bừng trong Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024.
Phiên bản di động