TS Nguyễn Minh Phong: Môi trường kinh tế Việt Nam vẫn là “miếng bánh ngọt” thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã và đang lựa chọn Việt Nam là thị trường hợp tác, ký kết đầu tư ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề và nhiều địa phương.
Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong 7 tháng đạt trên 16 tỷ USD Dòng vốn đầu tư nước ngoài vẫn “chảy” vào Việt Nam

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khủng hoảng thì nền kinh tế trong nước cũng gặp rất nhiều khó khăn và ảnh hưởng. Nhưng với những lợi thế cạnh tranh và tiềm lực hiếm có thì dòng vốn đầu tư nước ngoài đã có những chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Minh Phong - Nguyên Trưởng Phòng nghiên cứu kinh tế (Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội) - về thu hút vốn FDI của Việt Nam năm 2023 và những năm tới.

TS. Nguyễn Minh Phong
TS. Nguyễn Minh Phong

Lợi thế trong thu hút vốn FDI

- Xin ông cho biết sự tăng trưởng vượt bậc về vốn đầu tư nước ngoài trong những tháng đầu năm là do những yếu tố nào? Và đâu là nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy sự gia tăng này?

TS. Nguyễn Minh Phong: Có thể nói, động thái thu hút FDI trong 7 tháng đầu năm 2023 đã có sự đảo chiều tích cực, chấm dứt giai đoạn suy giảm liên tục 4 năm từ 2019-2022, và chính thức chuyển sang tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả ấn tượng này được hội tụ từ nhiều nguyên nhân, trước hết và quan trọng nhất là do Việt Nam liên tục được cộng đồng thế giới ghi nhận về sự ổn định chính trị, tăng trưởng tích cực về kinh tế; nỗ lực thực hiện chính sách ngoại giao đa phương, hoà bình, làm bạn với tất cả các nước, giữ cân bằng giữa các nước lớn; không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng hài hoà lợi ích, tuân thủ nghiêm túc các cam kết hội nhập quốc tế và đáp ứng các thông lệ tốt trên thế giới về khuyến khích và bảo hộ lợi ích các nhà đầu tư.

Hơn nữa, Việt Nam luôn nằm ở vị trí địa chính trị và địa kinh tế thuận lợi, với một thị trường tiêu thụ đang nổi và dân số hàng trăm triệu dân, trở thành điểm đến đầu tư an toàn và hấp dẫn với các nhà đầu tư quốc tế trong bối cảnh quốc tế đang biến động ngày càng nhanh chóng, phức tạp, khó lường...

Đồng thời, Việt Nam đã và đang làm tốt công tác xúc tiến đầu tư và chủ động đón nhận xu hướng tái cơ cấu và dịch chuyển các chuỗi đầu tư, thương mại, cung ứng khu vực và toàn cầu gắn với cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn.

- Với những kết quả ấn tượng trong thu hút FDI, theo ông xu hướng tăng trưởng vốn đầu tư nước ngoài sẽ được duy trì trong thời gian tới ra sao?

TS. Nguyễn Minh Phong: Có nhiều căn cứ để tin tưởng rằng chúng ta sẽ duy trì được xu hướng tăng trưởng tích cực thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian tới.

Trong đó, nổi bật là xu hướng ngày càng tăng các dự án lớn, các dự án từ các nhà đầu tư nắm công nghệ nguồn và có tiềm lực tài chính vững mạnh, mong muốn đầu tư lâu dài và giảm bớt các dự án nhỏ, tiêu tốn nhiều lao động và tạo áp lực suy giảm môi trường...

Việt Nam có nhu cầu cao và cũng có nhiều triển vọng và lợi thế trong cuộc đua hút đa dạng và đa kênh trên toàn cầu dòng vốn FDI do những yếu tố nền tảng như: Có sự ổn định chính trị, vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi hấp dẫn và có mức tăng trưởng cao; có quy mô dân số tăng nhanh và đội ngũ nhân lực đang được cải thiện về chất lượng.

Ngành sản xuất ở Việt Nam tiếp tục được mở rộng, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam đang bùng nổ, đứng đầu khu vực Đông Nam Á, với 1.400 doanh nghiệp công nghệ số có doanh thu từ nước ngoài.

Năm 2023, Việt Nam đạt ngưỡng 100 triệu dân và quy mô GDP cán mốc 10 triệu tỷ đồng. Quy mô thị trường trong nước ngày càng mở rộng và được kỳ vọng trở thành thị trường tiêu dùng toàn cầu lớn thứ 10 thế giới vào năm 2030, vượt qua cả Đức và Anh…

Có thể thấy, Việt Nam bước vào năm 2023 với tâm thế tự tin, với "Chỉ số hạnh phúc toàn cầu" của Việt Nam tăng 12 bậc trong xếp hạng của Liên Hiệp Quốc năm 2023; Ngoài ra, môi trường và vị thế kinh tế đối ngoại của Việt Nam ngày càng được củng cố, với hơn 17 Hiệp định Thương mại tự do quốc tế đã được ký kết và đang được đàm phán, bao gồm cả với Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh. Mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Hàn Quốc và Mỹ - ASEAN mới được thiết lập cuối năm 2022; các chuyến thăm ngoại giao cấp cao liên tiếp trong nửa đầu và tiếp tục vào nửa cuối năm 2023…

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu thu hút FDI
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu thu hút FDI

Để thu hút FDI, Việt Nam cần sớm ban hành chính sách về triển khai thuế tối thiểu toàn cầu và tiến hành luật hóa các chính sách cụ thể có liên quan

- Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang trải qua nhiều biến đổi, theo ông liệu có những rủi ro hoặc thách thức gì có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian tới?

TS. Nguyễn Minh Phong: Rủi ro và thách thức lớn nhất có lẽ là viễn cảnh FDI toàn cầu ngày càng “phân mảnh” sâu sắc theo các khối liên minh; nói cách khác, dấu ấn địa lý của FDI tỷ lệ thuận với xu hướng liên kết địa chính trị hiện nay, thể hiện qua tỷ trọng FDI giữa các nền kinh tế có liên kết địa chính trị đã không ngừng tăng lên, vượt trội so với tỷ trọng FDI giữa các nước gần gũi thuần túy về mặt địa lý.

Bên cạnh đó, sự cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gay gắt trong khu vực đang làm xuất hiện xu hướng dịch chuyển một phần nào đó dòng chảy FDI (trước hết là trong lĩnh vực dệt may và da giầy) từ Việt Nam sang các nước khác, vì nhiều lý do, trong đó có tình trạng mất sức cạnh tranh về lương công nhân (hiện mức lương bình quân của công nhân may mặc ở Bangladesh chỉ là 120 đô la Mỹ/tháng, thấp hơn hẳn ở Việt Nam) và sự thua kém về đáp ứng yêu cầu xuất xanh và phát thải ròng các bon bằng 0 trong chuỗi cung ứng...

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), trong các nguyên nhân sâu xa khiến dòng vốn FDI vào Việt Nam suy giảm đã được chỉ ra, còn có những vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư kinh doanh, đến năng lực hấp thụ và sự chuẩn bị sẵn sàng để đón dòng vốn lớn, bao gồm cả về đất đai, nhân lực, hạ tầng, công nghiệp hỗ trợ…

Về mặt dài hạn, đây là cơ hội rất tốt để Việt Nam tái cấu trúc chiến lược thu hút FDI, từ mô hình kinh tế truyền thống chuyển sang kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh và bền vững, tạo cơ sở hướng tới những dự án tỉ đô trong tương lai. Song trước mắt, để duy trì lợi thế ưu đãi, Việt Nam cần nghiên cứu và sớm đưa ra giải pháp hỗ trợ ngoài thuế cho doanh nghiệp FDI...

Trên thực tế, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đang nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ thay thế những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp FDI bị ảnh hưởng khi Việt Nam triển khai áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu 15%.

Đồng thời, nghiên cứu quyền đánh thuế bổ sung các dự án đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài nếu thuộc diện áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu và đang được hưởng mức thuế suất thực tế thấp hơn 15%.

Về nguyên tắc, việc hỗ trợ doanh nghiệp khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu được thực hiện bằng cách Chính phủ dùng các khoản thu thuế tối thiểu đó để hỗ trợ lại doanh nghiệp cho nghiên cứu và phát triển, đầu tư trang thiết bị, sản xuất công nghệ cao dựa trên đặc điểm, tính chất, tiêu chuẩn của từng loại hình doanh nghiệp (ví dụ, Ấn Độ có chính sách hỗ trợ một khoản tiền nhất định theo mỗi sản phẩm sản xuất bán ra).

Tới đây, Việt Nam cần sớm ban hành chính sách về triển khai thuế tối thiểu toàn cầu và tiến hành luật hóa các chính sách cụ thể có liên quan; Trong đó, tập trung xây dựng và áp dụng quy trình - thủ tục kê khai thuế tối thiểu toàn cầu theo hướng dẫn của OECD; làm rõ đối tượng, phạm vi và phương thức, mức độ hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng; đồng thời, tiếp tục kiện toàn và nâng cao năng lực công tác quản lý thuế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đáp ứng tính chất cạnh tranh ngày càng phức tạp, tinh vi, có tính hội nhập cao và xuyên biên giới.

Việc ban hành bất cứ chính sách hoặc cơ chế mới nào cũng cần được xem xét cẩn trọng để đảm bảo tính công bằng cho các doanh nghiệp thuộc phạm vi và không thuộc phạm vi điều chỉnh của trụ cột 2, đảm bảo thống nhất với quy định về bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư theo Luật Đầu tư hiện tại, cũng như không vi phạm các cam kết quốc tế và quy định của OECD mà Việt Nam đang tham gia

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần có kế hoạch tập huấn các nội dung chính sách, quy trình liên quan, trong đó nổi bật vấn đề thời điểm áp dụng, cũng như quy định về giải quyết tranh chấp liên quan, có nghiên cứu bổ sung cơ chế trọng tài để giải quyết tranh chấp...

Việt Nam cũng cần xác định lại các lợi thế cạnh tranh của nước ta trong giai đoạn mới, không chỉ dựa vào giá nhân công rẻ, nguồn lao động dồi dào, mà còn là các yếu tố mới, như tay nghề công nhân, cơ sở hạ tầng, thân thiện với môi trường, mức độ làm quen với các dự án công nghệ và yêu cầu bảo hộ sở hữu trí tuệ, nguồn gốc xuất sứ...;

Có định hướng chọn lọc các dự án FDI kỹ càng hơn, nâng cao các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, giảm lượng khí thải để hướng tới phát triển bền vững và tuân thủ các cam kết chống biến đổi khí hậu, cũng phần nào tác động đến dòng vốn FDI…

- Vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng cao liên tục trong một số tháng gần đây. Theo ông, doanh nghiệp trong nước có những cơ hội cụ thể nào có thể được khai thác từ sự gia tăng này?

TS. Nguyễn Minh Phong: Dòng vốn FDI đã và đang phát huy tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Các doanh nghiệp FDI đóng góp khoảng 7,5% - 8,5% tổng số thu ngân sách nội địa từ nguồn thuế thu nhập doanh nghiệp và chiếm khoảng 39-41% tổng số thu thuế thu nhập doanh nghiệp cả nước trong 3 năm 2020-2022; luôn chiếm tới trên 70% tổng giá trị xuất khẩu và khoảng 50% sản lượng công nghiệp hàng năm; thúc đẩy môi trường kinh tế năng động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và một số ngành công nghiệp khác, giúp đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất các sản phẩm chứa hàm lượng chất xám cao, cũng như giá trị hàng nông sản xuất khẩu.

Dòng vốn đầu tư nước ngoài đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần quan trọng đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất mới và trung tâm sản xuất công nghệ của thế giới. Trong giai đoạn 2016-2020, nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện của Việt Nam, với nguồn vốn FDI, đã tăng trưởng bình quân 23,8%, đưa Việt Nam từ vị trí 47 năm 2001 lên vị trí 12 thế giới và thứ 3 khu vực ASEAN về xuất khẩu điện tử.

Nhiều tập đoàn đa quốc gia đã dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu từ một số nước sang Việt Nam và đầu tư nhiều dự án quy mô lớn, công nghệ cao, dịch vụ hiện đại, thành lập hàng chục trung tâm R&D, trung tâm đổi mới sáng tạo, vườn ươm công nghệ, liên kết thành công với doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa... Điển hình là các khoản đầu tư quy mô lớn của Samsung, Pegatron, Foxconn, Luxshare, Goertek, Google, LG, Quanta Computer (Đài Loan - Trung Quốc), Lego (Đan Mạch), Intel và một số nhà đầu tư nước ngoài khác; Apple bắt đầu sản xuất iPad, Macbook; LG thông báo đầu tư thêm 4 tỷ USD để sản xuất camera cho điện thoại di động….Đây cũng là cơ sở để kỳ vọng trong thời gian tới Việt Nam thêm nhiều cơ hội phát triển cho đất nước, cho doanh nghiệp, cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ những nền tảng hiện có về giáo dục, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng cho công nghệ, công nghiệp chế biến chế tạo...

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Hà Nam

Tin mới cập nhật

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Sóc Trăng: Nhiều chỉ số ngành Công Thương tiếp đà tăng trưởng

Sóc Trăng: Nhiều chỉ số ngành Công Thương tiếp đà tăng trưởng

Hoạt động công nghiệp và thương mại tại tỉnh Sóc Trăng trong tháng 10/2024 tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực.
Bộ Công Thương ban hành văn bản tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Bộ Công Thương ban hành văn bản tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Theo Văn bản số 8645/BCT-CT ngày 29/10/2024, Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Thu hút nhiều

Thu hút nhiều 'đại bàng' đầu tư, Quảng Ninh dự kiến đạt 10 tỷ USD vốn FDI đến năm 2025

Đến năm 2025, tỉnh Quảng Ninh dự kiến sẽ thu hút được hơn 10 tỷ USD vốn FDI đăng ký, gần gấp đôi so với giai đoạn từ 2020 trở về trước.
Cục Hàng không yêu cầu ngừng khai thác 4 sân bay tránh bão TRAMI

Cục Hàng không yêu cầu ngừng khai thác 4 sân bay tránh bão TRAMI

Chiều 26/10, Cục Hàng không Việt Nam ra công điện tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay tại một số Cảng hàng không, sân bay do ảnh hưởng cơn bão TRAMI.
Đề xuất nâng mức phạt với các hành vi vượt đèn đỏ đến 8 triệu đồng, chuyên gia nói gì?

Đề xuất nâng mức phạt với các hành vi vượt đèn đỏ đến 8 triệu đồng, chuyên gia nói gì?

Chuyên gia đồng tình với đề xuất của Bộ Công an về việc tăng mức phạt tiền đối với hành vi vượt đèn đỏ, nhằm góp phần nâng cao ý thức người tham gia giao thông.
Bộ Giao thông vận tải ban hành công điện chủ động ứng phó bão Trami

Bộ Giao thông vận tải ban hành công điện chủ động ứng phó bão Trami

Sáng 25/10, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Công điện về việc ứng phó với bão Trami trên Biển Đông.
Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trong bối cảnh tác động của chiến sự Nga-Ukraine

Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trong bối cảnh tác động của chiến sự Nga-Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hiện chưa rõ thời điểm kết thúc, bởi vậy việc có các giải pháp để tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá trở thành nhiệm vụ cấp bách.
Ngư dân lao đao khi cá ngừ vằn rớt giá

Ngư dân lao đao khi cá ngừ vằn rớt giá

Cá ngừ vằn đang rớt giá liên tục, khiến ngư dân tại Khánh Hòa và một số tỉnh gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì đánh bắt.
Việt Nam cần quan tâm hoàn thiện thể chế và cơ sở dữ liệu phát triển kinh tế số

Việt Nam cần quan tâm hoàn thiện thể chế và cơ sở dữ liệu phát triển kinh tế số

Trong 10 năm qua, kinh tế số Việt Nam đã phát triển cả nền tảng hạ tầng lẫn thị trường kinh doanh và ghi nhận sự xuất hiện xu hướng số hóa ở nhiều lĩnh vực.

Tin khác

Quyết tâm về đích đúng hẹn Dự án đầu tư xây dựng Sân bay Long Thành

Quyết tâm về đích đúng hẹn Dự án đầu tư xây dựng Sân bay Long Thành

Dự án đầu tư xây dựng Sân bay Long Thành đang được gấp rút triển khai với hy vọng cán đích vào năm 2026.
Luật Dược sửa đổi: Nhiều chính sách, ưu đãi đưa ngành dược thành công nghiệp mũi nhọn

Luật Dược sửa đổi: Nhiều chính sách, ưu đãi đưa ngành dược thành công nghiệp mũi nhọn

Quốc hội thảo luận dự án Luật Dược sửa đổi, xem xét luật hóa chính sách phát triển công nghiệp dược và dược liệu sản xuất trong nước thành công nghiệp mũi nhọn.
Phê duyệt 36 trạm dừng nghỉ trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam

Phê duyệt 36 trạm dừng nghỉ trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam

Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu hoàn thành toàn bộ công tác đầu tư xây dựng các trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam trong năm 2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, năm 2024, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra.
Đề xuất mở rộng sân bay Côn Đảo, Bộ Giao thông vận tải nói gì?

Đề xuất mở rộng sân bay Côn Đảo, Bộ Giao thông vận tải nói gì?

Sáng 21/10, Bộ Giao thông Vận tải cho biết sẽ rà soát, làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để thống nhất phương án nâng cấp, mở rộng sân bay Côn Đảo.
Dự kiến khởi công đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh vào năm 2030

Dự kiến khởi công đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh vào năm 2030

Cục Đường sắt Việt Nam đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét thẩm định, phê duyệt quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh.
Nhiều đề xuất mới sửa đổi quy định về an toàn hàng không dân dụng

Nhiều đề xuất mới sửa đổi quy định về an toàn hàng không dân dụng

Chiều 14/10, Bộ Giao thông vận tải cho biết, Bộ đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Bộ Quy chế an toàn hàng không dân dụng.
Hà Nội: Điều chỉnh mức giá vé xe buýt tăng thêm là hoàn toàn phù hợp thực tiễn

Hà Nội: Điều chỉnh mức giá vé xe buýt tăng thêm là hoàn toàn phù hợp thực tiễn

Theo chuyên gia nhận đinh, việc tăng giá vé xe buýt phần nào giúp tăng nguồn thu, góp phần giảm trợ giá cho nguồn ngân sách của thành phố.
Bảo đảm nguồn cung xăng dầu là bảo đảm cho tăng trưởng kinh tế

Bảo đảm nguồn cung xăng dầu là bảo đảm cho tăng trưởng kinh tế

Một trong những bài học đáng chú ý được rút ra từ việc phòng, chống bão Yagi vừa qua là việc phối hợp thông suốt trong việc bảo đảm cung ứng xăng dầu.
Lùi thời gian hoàn thành Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành

Lùi thời gian hoàn thành Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành

Sáng 10/10, Bộ Giao thông vận tải đề xuất về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu vàng toàn cầu vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng tăng mạnh.
Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng sẽ tiếp tục giằng co do tâm lý bấp bênh của nhà đầu tư: Chốt lời hoặc tâm lý sợ bỏ lỡ trước khi bầu cử ở Hoa Kỳ có kết quả.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Thời gian qua, Trường Đại học Kinh tế quốc dân có nhiều nỗ lực trong việc cập nhật hình thức, nội dung đào tạo theo hướng gắn thực tiễn và doanh nghiệp.
10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so cùng kỳ.
Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục phục hồi trong phiên hôm nay 30/10.
Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Hà Nội thí điểm mô hình vùng phát thải thấp và hạn chế phương tiện gây ô nhiễm tại khu vực nội đô từ đầu 2025, tiến tới dừng hoạt động xe máy vào 2030.
Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý thuế bộc lộ một số hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét, giải quyết.
Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Bình, do thiếu nguồn lực tạo “mặt bằng sạch” nên khó thu hút được các dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao và hiện đại.
Phiên bản di động