Trung Quốc nằm trong Top 3 thị trường mua nhiều nhất thủy sản của Việt Nam
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 10/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 841,3 triệu USD, giảm 6,8% so với tháng 10/2022.
![]() |
Trung Quốc nằm trong Top 3 thị trường mua nhiều thủy sản nhất của Việt Nam |
Tính chung 10 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 7,4 tỷ USD, giảm 20,7% so với cùng kỳ năm 2022. Như vậy, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 2 tháng gần đây đã cải thiện đáng kể so với mức giảm mạnh của giai đoạn trước đó.
Trong 10 tháng năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang hầu hết các thị trường vẫn giảm so với cùng kỳ năm 2022, nhưng xuất khẩu thủy sản sang nhiều thị trường trong những tháng gần đây đã có tín hiệu khả quan.
Tháng 10/2023, xuất khẩu thủy sản cải thiện so với các tháng đầu năm khi xuất khẩu sang nhiều thị trường nhỏ tăng trưởng khả quan như Philippines, Brazil, Canada và Malaysia, trong khi tốc độ giảm xuất khẩu sang các thị trường lớn chậm lại.
Tháng 10/2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, đạt 144,9 triệu USD, giảm 3,3% so với tháng 10/2022. Tính chung 10 tháng năm 2023, xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ đạt 1,3 tỷ USD, giảm 31,4% so với cùng kỳ năm 2022, tiếp tục cải thiện so với mức giảm 33,9% của 9 tháng đầu năm.
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam trong tháng 10/2023, đạt 143,9 triệu USD, giảm 10,2% so với tháng 10/2022. Tính chung 10 tháng năm 2023, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản đạt 1,25 tỷ USD, giảm 12,6% so với cùng kỳ năm 2022.
Các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn tiếp theo như Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia... đều có mức giảm kim ngạch 10 tháng thấp hơn so với 9 tháng đầu năm.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, thị trường Trung Quốc ngày càng giữ vị trí quan trọng đối với các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
Những năm gần đây, Trung Quốc nằm trong Top 3 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam, chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Năm 2022, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1,6 tỷ USD, tăng 66% - doanh số kỷ lục và tăng trưởng kỷ lục, sau khi giảm xuống còn 990 triệu USD năm 2021 do những hạn chế bởi dịch Covid-19.
Năm 2023, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc cũng gặp những vấn đề như các thị trường khác: giá giảm, lượng tồn kho cao, do vậy, 9 tháng đầu năm doanh thu thủy sản xuất khẩu sang thị trường này giảm 18%, đạt 1 tỷ USD.
Những mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất là cá tra (chiếm 40%) và tôm chiếm 38% đều bị giảm giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc, tôm giảm 8%, cá tra giảm 27%.
Các loài hải sản khác xuất khẩu sang Trung Quốc cũng bị giảm mạnh doanh số, trong đó mực bạch tuộc giảm 10%, cua ghẹ giảm 82%, các loại cá khác vẫn giữ mức tương đương cùng kỳ năm 2022.
Tuy nhiên, nếu xét riêng từng loài thủy sản thì năm 2023 có nhiều loài có tín hiệu tích cực với mức tăng trưởng mạnh: như tôm thẻ chân trắng, tôm sú, tép biển (ruốc), cá hố, cá chỉ vàng, cá thu, cá đổng, cá nục, cá mắt kiếng, bạch tuộc, nghêu...
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhận định, dư địa ở thị trường này vẫn rộng mở đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng xác định thị trường Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục là điểm đến tiềm năng cho thủy sản Việt Nam nếu cả ngành thủy sản và cộng đồng doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu và cơ hội từ thị trường.
Để tận dụng, phát huy tốt cơ hội từ thị trường Trung Quốc và tiềm năng của ngành thủy sản Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, hoạt động giao thương B2B cần được tăng cường hơn nữa, trong đó giao thương cấp địa phương cần được quan tâm hơn.
Bên cạnh đó, cần có sự trao đổi, chia sẻ thông tin về nhu cầu và qui định thị trường, đặc biệt khi có những thay đổi về chính sách xuất nhập khẩu.
Việc mở rộng danh sách doanh nghiệp và các sản phẩm thủy sản được phép xuất khẩu sang Trung Quốc, mở cửa hơn cho các loài thủy sản tươi sống xuất khẩu vào Trung Quốc: tôm hùm bông, cua sống... cũng hết sức quan trọng. Do đó, cần hợp tác thúc đẩy các quy trình phê duyệt cấp phép cho các doanh nghiệp được xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc.
Tin mới cập nhật

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 276 tỷ USD trong 4 tháng

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng, kim ngạch vượt 500 triệu USD

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3
Tin khác

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục
