Tranh cãi áp thuế đối với nước giải khát có đường: Nhiều quốc gia đã bãi bỏ

Góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, nhiều ý kiến cho rằng, đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, có nên không?
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường: Đong đếm lợi ích - thiệt hại Suy dinh dưỡng thể béo phì – căn bệnh khó phát hiện ở trẻ em Đồ uống có đường chịu thêm thuế: Cần đánh giá kỹ đối tượng bị tác động

Kết quả hạn chế thừa cân béo phì không như mong đợi

Việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường đã trở thành một xu hướng toàn cầu trong những năm gần đây, với mục tiêu giảm tiêu thụ đường, cải thiện sức khỏe cộng đồng và giảm gánh nặng bệnh tật liên quan đến béo phì. Tuy nhiên, hiệu quả thực tế của chính sách này vẫn còn nhiều tranh cãi.

TS. Nguyễn Ngọc Yến - Khoa Pháp luật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội đã đưa ra những phân tích sâu sắc về hiệu quả của việc áp dụng chính sách thuế đối với nước giải khát có đường trên thế giới. TS. Ngọc Yến cho biết, mặc dù nhiều quốc gia đã áp dụng biện pháp này với hy vọng giảm tỷ lệ thừa cân béo phì, tuy nhiên, kết quả thực tế lại không như mong đợi.

Theo nghiên cứu của bà Yến, chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng cho thấy việc đánh thuế nước giải khát có đường trực tiếp dẫn đến giảm tỷ lệ thừa cân béo phì. Ngược lại, tại một số quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan, Chi-lê, Mexico, Bỉ, Phần Lan, Philipines, tỷ lệ thừa cân béo phì thậm chí còn tăng lên sau khi áp dụng chính sách này.

Việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường (thuế đường) đã trở thành một xu hướng toàn cầu trong những năm gần đây,
Việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường đã trở thành một xu hướng toàn cầu trong những năm gần đây. Ảnh: TT

TS. Cấn Văn Lực cho biết, theo World Bank (11/2023), hiện có 108/192 quốc gia, vùng lãnh thổ (chiếm 56%) áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường (gọi tắt là thuế đường), trong đó, Brazil là nước đầu tiên ban hành chính sách thuế này vào năm 1965 và tại Nga, thuế đường vừa có hiệu lực từ ngày 1/7/2023.

Trong giai đoạn 2016-2024, có 47 nước đã ban hành thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường như một chính sách tài khóa cho sức khỏe. Riêng trong khu vực ASEAN, hiện có 6 nước đã áp dụng thuế đường: Campuchia (từ năm 2003), Lào (từ năm 2005), Brunei và Thái Lan (từ năm 2017), Philippines (năm 2018) và Malaysia (năm 2019). Tuy nhiên, việc đánh thuế đường có thực sự hiệu quả, giúp hạn chế tình trạng thừa cân béo phì ở các nước hay không vẫn chưa có luận chứng khoa học rõ ràng.

"Căn cứ vào số liệu trên quy mô toàn cầu về tỷ lệ người thừa cân béo phì tại thời điểm năm 2016 và 2024 (của Liên đoàn Béo phì thế giới - World Obesity Federation - WOF), có thể thấy việc đánh thuế đường chưa chắc giúp tỷ lệ người mắc bệnh thừa cân béo phì giảm xuống. Nói cách khác, tác dụng của thuế đường trong việc hạn chế bệnh thừa cân béo phì là chưa rõ ràng", TS. Cấn Văn Lực lưu ý.

TS. Cấn Văn Lực cũng cho biết nguyên nhân khiến thuế đường chưa chứng tỏ phát huy tác dụng và hiệu quả trong việc hạn chế tình trạng thừa cân béo phì ở các nước, là vì: nước giải khát có đường không phải là tác nhân duy nhất của căn bệnh thừa cân béo phì. Theo WOF (2024), có 9 yếu tố nguy cơ gây ra bệnh béo phì, trong đó, thực phẩm sản xuất công nghiệp (bao gồm cả đồ uống) là một trong số đó. Bên cạnh đó, theo Tax Foundation (2023), do thuế đường có cơ sở rất hẹp, dẫn đến nguồn thu ngân sách không ổn định, không đủ lớn để trang trải cho những chương trình dài hạn vì mục tiêu sức khỏe của Chính phủ, khiến giảm hiệu quả chính sách thuế.

Nhiều quốc gia đã bãi bỏ chính sách thuế đối với nước giải khát có đường

Ngoài ra, một thực tế đáng chú ý, nhiều quốc gia đã quyết định bãi bỏ chính sách thuế đối với nước giải khát có đường. Đan Mạch, California, Illinois (Hoa Kỳ), Na Uy là những ví dụ điển hình. Quyết định này được đưa ra sau khi các quốc gia này nhận thấy rằng biện pháp thuế không chỉ thiếu hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ thừa cân béo phì mà còn gây ra những tác động tiêu cực đến kinh tế xã hội.

Ngược lại, một số quốc gia như Singapore, Nhật Bản, Đức đã thành công trong việc kiểm soát tỷ lệ thừa cân béo phì mà không cần áp dụng biện pháp đánh thuế. Thành công của các quốc gia này đến từ việc tập trung vào các biện pháp tuyên truyền, giáo dục về lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng cân bằng và khuyến khích hoạt động thể chất.

"Kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường không phải là một biện pháp hiệu quả trong việc kiểm soát và giảm tỷ lệ thừa cân béo phì cũng như các bệnh không lây nhiễm. Do vậy, cần xem xét lại việc bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cách tiếp cận bền vững để giải quyết vấn đề thừa cân, béo phì cũng như các bệnh không lây nhiễm khác bao gồm tăng cường giáo dục, tuyên truyền, áp dụng các chính sách và khuyến khích người dân duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, cũng như tăng cường các hoạt động thể chất", bà Yến nhấn mạnh.

Do vậy, theo TS. Nguyễn Ngọc Yến, cần xem xét lại việc bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cách tiếp cận bền vững để giải quyết vấn đề thừa cân, béo phì cũng như các bệnh không lây nhiễm khác bao gồm tăng cường giáo dục, tuyên truyền, áp dụng các chính sách và khuyến khích người dân duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, cũng như tăng cường các hoạt động thể chất.

"Trong bối cảnh trên, cần có sự hợp tác liên ngành, thay vì chỉ sử dụng đơn lẻ chính sách về thuế, bao gồm: nâng cao nhận thức về tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em trong cộng đồng và đối với các nhà hoạch định chính sách; tiến hành nhiều nghiên cứu hơn về tác động kinh tế và sức khỏe của bệnh thừa cân béo phì, các biện pháp can thiệp giải quyết tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em để cung cấp đủ bằng chứng cho nhà làm chính sách. Ngoài ra, cần đẩy nhanh các chương trình hiện có và xây dựng các chính sách và chương trình cụ thể khác để giải quyết tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em tại Việt Nam". TS. Cấn Văn Lực kiến nghị.

Theo WOF (2024), vẫn có 21 quốc gia với tỷ lệ người thừa cân béo phì tăng trong giai đoạn 2016 - 2024 dù đã đánh thuế đường nhiều năm (Mỹ đánh thuế đường từ năm 2016, tỷ lệ thừa cân béo phì tăng từ 42,1% lên 42,7%, cao thứ 5 thế giới; Brunei đánh thuế đường từ năm 2017, tỷ lệ TCBP tăng từ 14,1% lên 23,2%, đứng thứ 24 thế giới, hay Malaysia từ năm 2019, tỷ lệ thừa cân béo phì tăng từ 15,6% lên 17,1%...v.v.); có 65 quốc gia dù chưa bao giờ đánh thuế đường, nhưng tỷ lệ người TCBP lại giảm trong giai đoạn 2016-2024 (như Trung Quốc giảm từ 6,2% còn 6,1%, Indonesia giảm từ 6,9% còn 6,1%, Yemen từ 17,1% còn 4,1%, Đan Mạch từ 19,7% còn 11,1%, Italia từ 19,9% còn 9,9%, Nauy từ 23,1% còn 8,3%, Thụy Sỹ từ 19,5% còn 8,3%, Myanmar giảm từ 5,8% còn 3,3%...v.v.).

Đáng chú ý, Nhật Bản là nước không đánh thuế đường, nhưng tỷ lệ người thừa cân béo phì luôn giữ ổn định trong 9 năm qua, ở mức 4,3%, là một trong những nước có tỷ lệ thừa cân béo phì thấp nhất thế giới.

Tại Việt Nam, trong giai đoạn 2016-2024, dù tỷ lệ mắc bệnh thừa cân béo phì tăng từ 2,1% lên 3,6% và nằm trong số 14 nước có tỷ lệ thừa cân béo phì thấp nhất thế giới (xếp thứ 179/192), nhưng tốc độ tăng thừa cân béo phì ở nhóm dân số < 19 tuổi ở mức cao (tăng bình quân 5,7%/năm với nhóm < 5 tuổi, và 8,4%/năm với nhóm 5-19 tuổi), tỷ lệ mắc bệnh thừa cân béo phì của trẻ em Việt Nam ở mức 19%, xếp thứ 108/192 quốc gia.

Nguyễn Thanh

Tin mới cập nhật

Hình thức nào giúp tra cứu nợ thuế kinh doanh thương mại điện tử năm 2025?

Hình thức nào giúp tra cứu nợ thuế kinh doanh thương mại điện tử năm 2025?

Từ ngày 1/1/2025, cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử có thể tra cứu nghĩa vụ thuế qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Áp dụng ngưỡng và thời gian nợ cụ thể

Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Áp dụng ngưỡng và thời gian nợ cụ thể

Bộ Tài chính đã đề xuất quy định mới về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với những cá nhân và tổ chức còn nợ thuế.
Những khoản thu nào được miễn nộp thuế thu nhập cá nhân từ năm 2025?

Những khoản thu nào được miễn nộp thuế thu nhập cá nhân từ năm 2025?

Có 16 khoản thu nhập mới được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2025, cụ thể là những khoản nào?
Những thay đổi quan trọng về thuế đối với kinh doanh online từ năm 2025

Những thay đổi quan trọng về thuế đối với kinh doanh online từ năm 2025

Từ ngày 1/1/2025, chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh online tại Việt Nam sẽ có những thay đổi đáng kể.
Ngành Thuế đồng hành cùng doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số

Ngành Thuế đồng hành cùng doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số

Việc ứng dụng chuyển đổi số để triển khai đồng bộ hệ thống khai thuế, nộp thuế điện tử, hóa đơn điện tử mang lại nhiều lợi ích cho ngành Thuế và người nộp thuế.
Đề xuất dừng miễn thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh

Đề xuất dừng miễn thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh

Bộ Tài chính đề xuất không miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
Tổng cục Thuế quyết liệt đấu tranh chống gian lận hóa đơn điện tử

Tổng cục Thuế quyết liệt đấu tranh chống gian lận hóa đơn điện tử

Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 5255/TCT-TTKT chỉ đạo cơ quan thuế các cấp quyết liệt đấu tranh ngăn chặn, phòng, chống gian lận hóa đơn điện tử.
Đề xuất sửa toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân: Sẽ điều chỉnh quy định liên quan hoạt động chứng khoán?

Đề xuất sửa toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân: Sẽ điều chỉnh quy định liên quan hoạt động chứng khoán?

Bộ Tài chính đề xuất xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) trong đó có rà soát, điều chỉnh các quy định liên quan đến hoạt động chứng khoán.
Tổng cục Thuế đẩy mạnh quản lý tem điện tử

Tổng cục Thuế đẩy mạnh quản lý tem điện tử

Tổng cục Thuế vừa có công văn 285/TCT-TVQT yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh quản lý tem điện tử trên ứng dụng tem điện tử.
Nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025 cần những thủ tục nào?

Nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025 cần những thủ tục nào?

Cục Thuế TP. Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn mới về thủ tục nộp thuế đối với hộ kinh doanh theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố trong năm 2025.

Tin khác

Tổng cục Thuế làm việc với Shopee, Lazada, Tiki yêu cầu khai báo giao dịch trung thực, đầy đủ

Tổng cục Thuế làm việc với Shopee, Lazada, Tiki yêu cầu khai báo giao dịch trung thực, đầy đủ

Tổng cục Thuế vừa có những động thái mới nhằm tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt biệt đối với nước giải khát có đường vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều từ Bộ, ngành, chuyên gia và doanh nghiệp.
Ngành Thuế triển khai các giải pháp thu ngân sách nhà nước cuối năm

Ngành Thuế triển khai các giải pháp thu ngân sách nhà nước cuối năm

Tổng cục Thuế vừa có công văn yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trong toàn ngành triển khai hiệu quả các giải pháp thu ngân sách nhà nước.
Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Theo thống kê từ Tổng cục Thuế, việc triển khai hóa đơn điện tử, đặc biệt là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đang đạt được những kết quả khả quan.
Ngành Thuế dồn lực rà soát, đôn đốc doanh nghiệp còn nợ đọng tiền thuế

Ngành Thuế dồn lực rà soát, đôn đốc doanh nghiệp còn nợ đọng tiền thuế

Trong những tháng cuối năm, cơ quan thuế các địa phương đang dồn lực thực hiện quyết liệt các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế theo đúng quy trình quản lý nợ thuế.
Tổng cục Thuế làm rõ việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh với người nợ thuế

Tổng cục Thuế làm rõ việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh với người nợ thuế

Tổng cục Thuế vừa thông tin làm rõ những băn khoăn về quy định tạm hoãn xuất cảnh của doanh nghiệp và người nộp thuế.
Infographic | Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế 10 tháng năm 2024

Infographic | Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế 10 tháng năm 2024

Tổng cục Thuế đã công bố báo cáo sơ bộ về tình hình thực hiện công tác thuế trong 10 tháng đầu năm 2024 với những kết quả khả quan.
Thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Số thuế từ các hoạt động thương mại điện tử đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số tại Việt Nam.
Tổng cục Thuế công bố báo cáo sơ bộ tình hình thực hiện công tác thuế 10 tháng đầu năm 2024

Tổng cục Thuế công bố báo cáo sơ bộ tình hình thực hiện công tác thuế 10 tháng đầu năm 2024

Tổng cục Thuế đã công bố báo cáo sơ bộ về tình hình thực hiện công tác thuế trong 10 tháng đầu năm 2024 với những kết quả khả quan.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Do bị bỏ hoang thời gian dài, Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên 39 tỷ đồng ở Hà Tĩnh trở nên nhếch nhác, hoang tàn.
Nhận định chứng khoán 26/12: Cổ phiếu ngân hàng có tiếp tục hút dòng tiền?

Nhận định chứng khoán 26/12: Cổ phiếu ngân hàng có tiếp tục hút dòng tiền?

Trong phiên giao dịch 25/12, cổ phiếu ngân hàng đang trở thành điểm sáng của thị trường chứng khoán khi đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ thị trường.
Lý do nào khiến giá hồ tiêu liên tục giảm?

Lý do nào khiến giá hồ tiêu liên tục giảm?

Giá hồ tiêu trong nước thời gian qua giảm mạnh bởi nhiều yếu tố cung cầu và nhu cầu thế giới vô cùng ảm đạm.
Nhận định chứng khoán 23/12: Cổ phiếu nào có triển vọng trong tuần giao dịch cuối năm?

Nhận định chứng khoán 23/12: Cổ phiếu nào có triển vọng trong tuần giao dịch cuối năm?

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp phục hồi để tái cơ cấu danh mục, cân nhắc mua vào ngành thủy sản, bất động sản, ngân hàng.
Nhận định chứng khoán 27/12: Thị trường xuất hiện nhịp rung lắc nhẹ

Nhận định chứng khoán 27/12: Thị trường xuất hiện nhịp rung lắc nhẹ

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, dao động rung lắc vẫn sẽ là xu hướng chính trong thời gian tới cho đến khi các tín hiệu vĩ mô rõ ràng hơn.
Để dịch vụ logistics hàng không là “cây đũa thần” cho phát triển du lịch Việt

Để dịch vụ logistics hàng không là “cây đũa thần” cho phát triển du lịch Việt

Bối cảnh mới cho phát triển du lịch yêu cầu sự phối hợp giữa dịch vụ logistics hàng không và du lịch để tiếp tục xây dựng hình ảnh hấp dẫn cho du lịch Việt Nam.
Chứng khoán tuần 23-27/12: Tuần giao dịch tích cực của thị trường

Chứng khoán tuần 23-27/12: Tuần giao dịch tích cực của thị trường

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, Vn-Index đã có tuần giao dịch khá tích cực dưới ảnh hưởng của các cổ phiếu ngân hàng.
Nhận định chứng khoán 24/12: Thị trường trên đà hồi phục

Nhận định chứng khoán 24/12: Thị trường trên đà hồi phục

Các chuyên gia nhận định, thị trường chứng khoán đang dần hồi phục khi mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới ngày 23/12 với diễn biến có phần tích cực.
Giá tăng cao, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,3 tỷ USD

Giá tăng cao, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,3 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu đạt 242.000 tấn trong lúc giá tăng cao đã giúp Việt Nam thu về gần 1,3 tỷ USD trong năm 2024.
Xuất khẩu cao su vượt mốc 3 tỷ USD, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của ‘vàng trắng’ Việt Nam

Xuất khẩu cao su vượt mốc 3 tỷ USD, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của ‘vàng trắng’ Việt Nam

Áp lực từ nguồn cung thế giới thiếu hụt, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2024 thu về hơn 3 tỷ USD.
Phiên bản di động