Suy dinh dưỡng thể béo phì – căn bệnh khó phát hiện ở trẻ em
Chế độ dinh dưỡng của trẻ suy dinh dưỡng thấp còi Phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em Chế độ dinh dưỡng giúp ''miễn dịch'' bệnh bạch hầu |
Suy dinh dưỡng thể béo phì là gì?
Suy dinh dưỡng thể béo phì hay còn gọi là suy dinh dưỡng ở trẻ thừa cân, ý chỉ tình trạng mất cân bằng các nhóm dưỡng chất thiết yếu trong cơ thể. Những đứa trẻ mặc dù nhìn bề ngoài phát triển bình thường, thể trạng béo tốt nhưng thực tế lại bị thiếu canxi, thiếu máu, thiếu vitamin D, dẫn đến còi xương.
Trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân sẽ dễ phát hiện hơn so với trẻ béo phì, vì vậy nhiều bố mẹ thường chủ quan ít chú ý đến và tình trạng này chỉ được chẩn đoán khi trẻ được đưa đi kiểm tra dinh dưỡng.
Nguyên nhân khiến trẻ mắc phải
Sau đây là các nguyên nhân khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng thể béo phì:
Trẻ hoàn toàn không được bú mẹ trong vòng 6 tháng đầu: canxi trong sữa mẹ rất dễ hấp thu. Đây là nguồn dinh dưỡng hết sức quý giá cho trẻ. Khi trẻ dùng sữa công thức sẽ mất đi cơ hội nhận các dưỡng chất thiết yếu từ sữa mẹ.
Trẻ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ mới sinh không nên cho tắm nắng. Tuy nhiên, quan niệm này sai lầm bởi ánh nắng mặt trời giúp hấp thụ vitamin D tự nhiên. Nếu thiếu vitamin D dẫn đến tăng nguy cơ thiếu canxi khiến trẻ còi xương.
![]() |
Suy dinh dưỡng thể béo phì khó phát hiện hơn duy dinh dưỡng nhẹ cân. Ảnh: TCI Hospital |
Phụ huynh cho trẻ ăn dặm sớm (trước 5 tháng tuổi): điều này gây rối loạn chuyển hóa, làm trẻ khó hấp thụ canxi, ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể.
Chế độ ăn không cân đối khi thiếu hụt chất đạm và dư thừa năng lượng từ chất béo, đường. Ví dụ, trẻ ăn nhiều tinh bột từ cơm, thức ăn nhanh và nước ngọt.
Lựa chọn sữa không phù hợp với trẻ.
Năng lượng dư thừa sẽ tích trữ dưới dạng mỡ gây thừa cân, béo phì.
Dấu hiệu cho thấy bệnh đang tiến triển
Trẻ bị suy dinh dưỡng thể béo phì sẽ khó phát hiện hơn vì biểu hiện bên ngoài hoàn toàn bình thường, thậm chí có cơ thể béo tốt. Tuy nhiên, bố mẹ cũng có thể nhận ra những biểu hiện bất thường ở trẻ bị suy dinh dưỡng như:
Ngủ không yên giấc, hay quấy khóc, giật mình khi ngủ.
Thóp mềm, chậm liền thóp.
Hay ra mồ hôi trộm.
Với trẻ dưới 1 tuổi sẽ có biểu hiện như chậm nói, chậm đi, mọc răng chậm.
Suy dinh dưỡng thể béo phì tuy không phải là bệnh đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng nếu không phát hiện kịp thời sẽ tác động tiêu cực đến tương lai của trẻ. Khi bệnh phát triển nghiêm trọng, trẻ sẽ mắc bệnh về tiêu hóa, hô hấp, còi xương,… làm biến dạng lồng ngực, lưng gù.
Cách phòng ngừa suy dinh dưỡng thể béo phì ở trẻ
Việc phòng tránh suy dinh dưỡng thể béo phì có thể được tiến hành từ khi mẹ mang thai đến khi trẻ đi học:
![]() |
Suy dinh dưỡng trẻ em để lại những hậu quả nặng nề đến khi trưởng thành. Ảnh: Báo sức khoẻ và đời sống |
Ngay từ thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần chuẩn bị các kiến thức về dinh dưỡng cho bé và mẹ để bổ sung đầy đủ, nên thăm khám và tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
Nửa giờ đầu sau khi chào đời cần cho trẻ bú sữa mẹ, giúp trẻ tận hưởng các dưỡng chất quý giá trong sữa non.
Trong vòng 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh nên bú sữa mẹ. Tùy theo từng trẻ, bác sĩ có thể tư vấn để trẻ tiếp tục dùng sữa mẹ cho đến năm 2 tuổi hoặc lâu hơn.
Không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn dặm sớm vì ăn dặm sớm góp phần tăng rủi ro suy dinh dưỡng thể béo phì. Khi đã cho trẻ ăn dặm, bố mẹ cần xây dựng thực đơn ăn uống khoa học với đa dạng các loại thực phẩm và có đủ các nhóm chất dinh dưỡng cũng như khoáng chất thiết yếu.
Bố mẹ cần chú ý đến cân nặng của con, nếu trẻ có dấu hiệu thừa cân nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống của bé. Những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin cần được đưa vào bữa ăn, bên cạnh đó cũng nên cho một lượng vừa đủ tinh bột, đạm và chất béo trong thực đơn ăn uống của bé.
Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm nhiều chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ đóng hộp, nước ngọt, nước có gas,…
Suy dinh dưỡng thể béo phì có thể chữa khỏi nếu được phát hiện kịp thời và can thiệp đúng cách. Bậc phụ huynh cần quan tâm đến khẩu phần ăn của con mình để trẻ phát triển một cách hoàn hảo và mạnh khoẻ nhất.
Tin mới cập nhật

Từ 1/7, một số trường hợp không được chi trả bảo hiểm y tế

Infographic | Triển khai Kế hoạch tiêm vaccine phòng sởi đợt 2

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Infographic | Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác

Hợp tác phát triển ngành dịch vụ thú cưng tại Việt Nam

Dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Cả nước có 20,11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội

Khai trương bệnh viện chuyên khoa mắt Ánh Dương tại Hà Nội

Những bệnh hiếm, hiểm nghèo bảo hiểm y tế chi trả 100%

Cấm thuốc lá điện tử: Bước đi mạnh mẽ bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Tin khác

Lâm Đồng: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian diễn ra Festival hoa Đà Lạt năm 2024

Sốt xuất huyết: Tốc độ lây lan nhanh, diễn biến bất thường

Cấm sản xuất, kinh doanh thuốc lá điện tử từ năm 2025

Dự kiến đến năm 2034, Việt Nam thừa khoảng 1,5 triệu nam giới

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về tình trạng bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế mang thuốc lá điện tử vào nghị trường để trả lời chất vấn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Siết quản lý hoạt động kinh doanh khám, chữa bệnh tư nhân, kinh doanh dược

Đại biểu Quốc hội nêu lý do Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 'không dám tự chủ'

Bộ trưởng Bộ Y tế: Thiếu thuốc là bài toán chung của nhiều nước

Chuối chín rất tốt nhưng nhóm người nào không nên ăn?
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân
