Tiền gửi không kỳ hạn giảm, nhiều ngân hàng tăng lãi suất tối đa

Theo báo cáo tài chính mới nhất của các ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) trong 9 tháng qua đã sụt giảm khá mạnh trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn liên tục tăng cao.

Tiền "rẻ" khan hiếm

Tỷ lệ CASA đóng vai trò quan trọng đối với các ngân hàng bởi nó tạo ra nguồn vốn giá rẻ, có khả năng bù đắp, pha loãng chi phí vốn đầu vào. Nhất là trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm có xu hướng tăng cao như hiện nay, CASA càng tăng càng tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng biên lợi nhuận, tăng tính cạnh tranh.

Tuy nhiên, có đến 18 trong số 27 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính ghi nhận tỷ lệ CASA sụt giảm, bao gồm cả những ngân hàng trước nay vẫn luôn đứng đầu hệ thống về thu hút tiền gửi không kỳ hạn.

Khách hàng giao dịch tại Chi nhánh Vietcombank Hậu Giang
Khách hàng giao dịch tại Chi nhánh Vietcombank Hậu Giang

Trong đó phải kể tới Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) - "quán quân" CASA của hệ thống. Tính đến hết quý III/2022, tỷ lệ CASA tại Techcombank dù giảm nhẹ so với quý trước nhưng vẫn dẫn đầu toàn ngành ở mức cao 46,5%. Ngân hàng này từng ghi nhận kỷ lục vào cuối năm 2021 khi tỷ lệ CASA đạt trên 50%.

Tương tự, một số thành viên khác cũng ghi nhận tỷ lệ tiền gửi này giảm sút, như tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) giảm 3,8 điểm %; Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank) giảm 3,5 điểm %; Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) giảm 3,4 điểm %; Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) giảm 3 điểm %...

Nhưng đây chưa phải là những ngân hàng sụt giảm mạnh nhất tỷ lệ CASA trong 9 tháng qua. Tại Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienLongBank), tiền gửi không kỳ hạn tính đến hết tháng 9/2022, giảm mạnh đến một nửa so với đầu năm, chỉ còn gần 3.900 tỷ đồng. Kéo theo đó, tỷ lệ CASA từ 15,5% hồi đầu năm giảm còn 9,2% sau 9 tháng.

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy sự sụt giảm này. Cụ thể, sau khi đạt đỉnh hơn 1 triệu tỷ đồng vào cuối quý 1/2022, số dư tiền gửi thanh toán của cá nhân tại các tổ chức tín dụng đã nhanh chóng giảm còn 0,979 triệu tỷ đồng vào cuối quý 2/2022.

Theo Chuyên gia kinh tế PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng sụt giảm là do bối cảnh chung của hệ thống. Lãi suất huy động liên tục tăng cao trong khi các kênh đầu tư như chứng khoán, tiền số, bất động sản... kém hấp dẫn, dòng tiền có xu hướng tìm về ngân hàng để gửi tiết kiệm hưởng lãi suất cao. Nguồn vốn đầu vào vì thế cũng trở nên "đắt đỏ" hơn.

Đua lãi suất là chưa đủ

Chú thích ảnh
Khách hàng giao dịch tại BAOVIET Bank Hoàn Kiếm, Chi nhánh Hà Nội.

Trước thực tế tiền rẻ ngày càng trở nên khan hiếm, một số ngân hàng đã mạnh tay tăng tăng thêm lãi suất để duy trì tỷ lệ CASA.

Nếu như trước đây, lãi suất loại tiền gửi này đa phần ở mức 0,1 - 0,2%/năm, thì nay đã tăng gấp 5 - 10 lần, được đẩy lên kịch trần 1%/năm tại các ngân hàng Kienlongbank, BacABank, Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank), Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB), Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)...

"Quán quân CASA" Techcombank cũng không nằm ngoài xu hướng này. Trước đây, với sự đầu tư công nghệ, nâng cao trải nghiệm người dùng và đặc biệt là chiến lược "Zero fee" - miễn phí toàn bộ các giao dịch trực tuyến, nên dù lãi suất không kỳ hạn của Techcombank luôn neo ở mức 0,03%/năm, nằm trong nhóm thấp nhất hệ thống nhưng vẫn hút mạnh CASA.

Tuy vậy, trong bối cảnh mới, Techcombank đã tăng lãi suất này lên 1%/năm, gấp 33 lần so với mức cũ.

Một ngân hàng khác cũng vừa công bố tăng lãi suất không kỳ hạn lên kịch trần là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Nhưng để được hưởng mức lãi suất 1%/năm, khách hàng của VPBank phải đảm bảo điều kiện có số dư tiền gửi bình quân từ 500 triệu đồng trở lên trong tài khoản thanh toán.

Trong trường hợp, số dư tiền gửi bình quân từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng sẽ hưởng lãi suất 0,5%/năm và số dư tiền gửi bình quân dưới 100 triệu đồng trên tài khoản thanh toán sẽ hưởng lãi suất không kỳ hạn 0,2%/năm.

Đại diện VPBank cho biết khoản lãi suất không kỳ hạn này sẽ được trả vào tài khoản của khách hàng theo định kỳ hàng tháng, dựa trên số dư tiền gửi bình quân mỗi tháng của khách hàng tại tài khoản thanh toán. Khách hàng duy trì số dư trên tài khoản thanh toán càng nhiều, lãi suất sẽ càng cao.

Còn tại một số ngân hàng như Ngân hàng TMCP Phương Đông, Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank), Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank), Ngân hàng TMCP Tiên phong (TPBank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)... tuy không tăng kịch trần nhưng lãi suất không kỳ hạn cũng được đẩy lên dao động từ 0,5 - 0,9%/năm.

Tính đến thời điểm hiện tại, nhóm ngân hàng có lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)... với lãi suất khoảng từ 0,1 - 0,2%/năm.

Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn ngoài áp dụng cho số dư trên tài khoản thanh toán, hiện còn được áp dụng cho các khoản tiền gửi tiết kiệm rút một phần trước hạn. Do đó, lãi suất loại tiền gửi này tăng mạnh sẽ có lợi cho cả người gửi tiền có kỳ hạn lẫn không kỳ hạn, đồng thời cũng giúp ngân hàng hút tiền gửi ở các kỳ hạn khác.

Cuộc đua tăng tỷ lệ CASA ngày càng nóng trong bối cảnh lãi suất được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, dòng tiền dịch chuyển sang các kỳ hạn khác là điều tất yếu. Vì vậy, theo chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu, chỉ đua tăng lãi suất sẽ là chưa đủ, quan trọng hơn cả là các ngân hàng cần tiếp tục đầu tư công nghệ, tối ưu tiện ích, nâng cao trải nghiệm người dùng...

"Chỉ khi dịch vụ, sản phẩm phù hợp với người dùng, tiết kiệm thời gian, chi phí, gia tăng sự thuận lợi nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo an toàn giao dịch, bảo mật thông tin... ngân hàng mới giữ chân được người sử dụng. Nhất là với các ngân hàng nhỏ, phát triển dịch vụ số, kết nối được với hệ sinh thái phong phú phục vụ cho những nhu cầu thường nhật của người dùng cũng sẽ là một lợi thế cạnh tranh", ông Hiếu khuyến cáo.

Liên quan đến những biến động trên thị trường tiền tệ, mới đây Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã đưa ra thông điệp khẳng định hiện nay thanh khoản của toàn hệ thống tổ chức tín dụng vẫn tốt và dư thừa.

"Trong tháng 10 vấn đề thanh khoản đã bị tác động chủ yếu bởi yếu tố tâm lý và diễn biến của tình hình kinh tế, tiền tệ quốc tế. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đã nhanh chóng, kịp thời điều tiết thị trường, đưa tiền ra hàng ngày hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống. Các ngân hàng đều đảm bảo các chỉ số an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước", bà Hồng chia sẻ.

Thống đốc khẳng định Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, đảm bảo khả năng chi trả cho các tổ chức tín dụng, nhất là dịp cuối năm.

Tin mới cập nhật

Ngân hàng vào mùa ‘hút’ kiều hối

Ngân hàng vào mùa ‘hút’ kiều hối

Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các ngân hàng thương mại rục rịch triển khai các chương trình khuyến mãi để “hút” kiều hối.
Ngân hàng đẩy mạnh cho vay trực tuyến, phê duyệt hồ sơ chỉ trong vài phút

Ngân hàng đẩy mạnh cho vay trực tuyến, phê duyệt hồ sơ chỉ trong vài phút

Các ngân hàng đang đẩy mạnh dịch vụ cho vay trực tuyến, giờ đây nộp hồ sơ, xét duyệt, giải ngân, người vay đều không cần tới phòng giao dịch.
Triển khai xác thực sinh trắc học, số lượng vụ lừa đảo đã giảm đến 50%

Triển khai xác thực sinh trắc học, số lượng vụ lừa đảo đã giảm đến 50%

Sau hơn 3 tháng triển khai xác thực sinh trắc học, số lượng vụ lừa đảo đã giảm đến 50%, số lượng tài khoản nhận tiền lừa đảo cũng giảm trên 70%.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thanh tra, kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thanh tra, kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết như thanh tra để kiểm soát chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới.
Một số diễn biến mới tại cổ phiếu của ACB

Một số diễn biến mới tại cổ phiếu của ACB

Sau khi ACB công bố danh sách các cổ đông nắm giữ trên 1% vốn, khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng có sự thay đổi chủ
Bac A Bank gửi ngàn quà tặng cực chất tri ân chủ thẻ tín dụng nhân dịp mừng sinh nhật 30 năm

Bac A Bank gửi ngàn quà tặng cực chất tri ân chủ thẻ tín dụng nhân dịp mừng sinh nhật 30 năm

Mở thẻ tín dụng quốc tế BAC A BANK MasterCard, khách hàng tận hưởng nhiều quà tang cực chat và thiết thực nhân dịp BAC A BANK đón tuổi 30
Bac A Bank: Khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bac A Bank: Khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bac A Bank hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Kita Invest: Gánh khối nợ khổng lồ, khả năng trả nợ yếu vẫn được rót vốn

Kita Invest: Gánh khối nợ khổng lồ, khả năng trả nợ yếu vẫn được rót vốn

Dù gánh khối nợ khổng lồ, chiếm 92,1% tổng tài sản và rơi vào tình cảnh khả năng trả nợ yếu nhưng Kita Invest vẫn được rót vốn.
Bị kết luận vi phạm khi cho HSTC vay, VietABank vẫn rót tiền

Bị kết luận vi phạm khi cho HSTC vay, VietABank vẫn rót tiền

Giữa năm 2023, VietABank bị kết luận vi phạm khi cho HSTC vay nhưng tới cuối năm 2023, VAB tiếp tục rót tiền cho HSTC, tài sản đảm bảo vẫn là dự án La Phù.
ABBANK xây dựng các giải pháp chuyên biệt, miễn phí, giảm lãi vay cho các doanh nghiệp

ABBANK xây dựng các giải pháp chuyên biệt, miễn phí, giảm lãi vay cho các doanh nghiệp

Từ nay cho đến hết 31/12/2024, ABBANK triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt "X2 Lợi Ích - Vững Bước Thành Công" dành cho các doanh nghiệp.

Tin khác

Lãi suất vay mua nhà giảm sâu: Cơ hội cho người dân sở hữu nhà ở?

Lãi suất vay mua nhà giảm sâu: Cơ hội cho người dân sở hữu nhà ở?

Nhiều ngân hàng đang triển khai các chương trình ưu đãi lãi suất vay mua nhà hấp dẫn, chỉ từ 5,5%/năm, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng sở hữu nhà ở.
Thí điểm lập sàn mua bán tín chỉ vàng: Chuyên gia nói gì?

Thí điểm lập sàn mua bán tín chỉ vàng: Chuyên gia nói gì?

Sau loạt biện pháp bình ổn giá của Ngân hàng Nhà nước, các chuyên gia vẫn bày tỏ lo ngại, cần có thêm các giải pháp dài hạn khác để ổn định thị trường vàng.
Có thể bạn quan tâm: Giao dịch trực tuyến nào không cần xác thực sinh trắc học?

Có thể bạn quan tâm: Giao dịch trực tuyến nào không cần xác thực sinh trắc học?

Bên cạnh những giao dịch trực tuyến bắt buộc phải xác thực bằng sinh trắc học từ 1/7, có nhiều giao dịch khác hoàn toàn không cần thiết phải dùng sinh trắc học.
Xác thực sinh trắc học có ảnh hưởng quá lớn đến các giao dịch thanh toán của người dùng?

Xác thực sinh trắc học có ảnh hưởng quá lớn đến các giao dịch thanh toán của người dùng?

Từ 1/7, khách hàng thực hiện giao dịch trực tuyến có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên sẽ phải xác thực bằng một trong các phương thức sinh trắc học.
Gửi 2.000 tỷ đồng ngân hàng được hưởng lãi suất bao nhiêu?

Gửi 2.000 tỷ đồng ngân hàng được hưởng lãi suất bao nhiêu?

Khi khách hàng gửi 2.000 tỷ đồng vào ngân hàng PVCombank sẽ được hưởng mức lãi suất đặc biệt lên đến 9,5%/năm - cao nhất trên thị trường hiện nay.
Xác thực sinh trắc học bắt buộc từ 1/7: Cách thực hiện như thế nào?

Xác thực sinh trắc học bắt buộc từ 1/7: Cách thực hiện như thế nào?

Từ ngày 1/7/2024, khách hàng muốn chuyển tiền trên 10 triệu đồng hoặc lũy kế trên 20 triệu đồng/ngày bắt buộc phải xác thực sinh trắc học.
Trái phiếu doanh nghiệp được các ngân hàng đẩy mạnh trở lại

Trái phiếu doanh nghiệp được các ngân hàng đẩy mạnh trở lại

Tháng 4/2024, thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ ghi nhận giá trị phát hành lớn nhất từ đầu năm với 2 nhóm phát hành chính là bất động sản và ngân hàng
Hướng đi nào để các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam phát triển?

Hướng đi nào để các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam phát triển?

Việt Nam đã hình thành được các doanh nghiệp mới, tăng trưởng cao song năng suất của các doanh nghiệp còn thấp - chuyên gia của Ngân hàng thế giới đánh giá.
Lộ diện 4 ngân hàng có lãi tiền gửi cao nhất tháng 5, quán quân thuộc về OCB với 5,9%/năm

Lộ diện 4 ngân hàng có lãi tiền gửi cao nhất tháng 5, quán quân thuộc về OCB với 5,9%/năm

Tính đến hôm nay (7/5), có thêm 13 ngân hàng nhập cuộc tăng lãi suất huy động. Ngược lại, không có nhà băng nào giảm lãi suất từ đầu tháng tới nay.
Hai nửa sáng tối trong bức tranh lợi nhuận ngành ngân hàng

Hai nửa sáng tối trong bức tranh lợi nhuận ngành ngân hàng

Hết quý I, nhiều nhà băng ghi nhận tăng trưởng mạnh lên tới 84%, bên cạnh đó một vài ngân hàng cũng công bố kết quả kinh doanh sụt giảm.
Xem thêm

Đọc nhiều

Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Từ đầu tuần, thị trường hồ tiêu trong nước biến động liên tục. Đồng USD cao và nhu cầu yếu tiếp tục làm giảm giá hồ tiêu trên toàn cầu.
Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Khi thi công con đường vào thuỷ điện Nước Chè (xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, Quảng Nam), một núi đá đĩa ẩn trong đất phát lộ.
Đà tăng của giá hồ tiêu vẫn còn nhiều cơ hội?

Đà tăng của giá hồ tiêu vẫn còn nhiều cơ hội?

Theo dự báo vụ thu hoạch hồ tiêu ở Việt Nam có thể bị trễ một tháng, dẫn đến nguồn cung bị chậm lại, tạo cơ hội cho giá hồ tiêu tiếp tục tăng.
Nhận định chứng khoán 25/11: Cần nắm giữ các cổ phiếu đang cho lợi nhuận tốt

Nhận định chứng khoán 25/11: Cần nắm giữ các cổ phiếu đang cho lợi nhuận tốt

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư cần nắm giữ các cổ phiếu đang đem lại lợi nhuận tốt như bán lẻ, phân đạm-hóa chất, công nghệ-viễn thông,...
Nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025 cần những thủ tục nào?

Nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025 cần những thủ tục nào?

Cục Thuế TP. Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn mới về thủ tục nộp thuế đối với hộ kinh doanh theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố trong năm 2025.
Nhận định chứng khoán 26/11: Thị trường phân hoá tích cực

Nhận định chứng khoán 26/11: Thị trường phân hoá tích cực

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng VN-Index sẽ vẫn nối dài nhịp phục hồi và tiến lên mức 1.240-1.250 điểm trong các phiên tới.
Tổng cục Thuế đẩy mạnh quản lý tem điện tử

Tổng cục Thuế đẩy mạnh quản lý tem điện tử

Tổng cục Thuế vừa có công văn 285/TCT-TVQT yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh quản lý tem điện tử trên ứng dụng tem điện tử.
Nhu cầu tiêu thụ giảm tạo áp lực lên giá hồ tiêu?

Nhu cầu tiêu thụ giảm tạo áp lực lên giá hồ tiêu?

Nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu tại các thị trường lớn đang có dấu hiệu chững lại do các nhà đầu tư đang chuyển hướng vào cà phê.
Infographic | Malaysia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Đông Nam Á

Infographic | Malaysia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Đông Nam Á

Malaysia hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Đông Nam Á, hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều đạt gần 12 tỷ USD.
Nhận định chứng khoán tuần 18-22/11: Thị trường hồi phục ngoạn mục

Nhận định chứng khoán tuần 18-22/11: Thị trường hồi phục ngoạn mục

Mốc 1.200 điểm một lần nữa đã bị “xuyên thủng”, tuy nhiên thị trường chứng khoán nhanh chóng hồi phục và bật tăng mạnh mẽ.
Phiên bản di động