Thực phẩm "đại kỵ" với mật ong
Nhiều cơ hội cho mật ong Việt Nam xuất khẩu sang EU Mật ong Pha Mu – sản phẩm OCOP của tỉnh Lai Châu Thói quen uống chanh mật ong trước khi ăn sáng có tốt không? |
Mật ong rất được yêu thích cả về hương vị lẫn những công dụng mà nó mang lại. Trong mật ong chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng giá trị mà không phải loại thực phẩm nào cũng dễ dàng có.
Bên cạnh đó, sử dụng mật ong thường xuyên cũng hỗ trợ điều trị chứng viêm dạ dày do uống nhiều rượu, bia. Mật ong cũng góp mặt trong rất nhiều bài thuốc dân gian chữa các loại bệnh lý khác nhau như bỏng da, giời leo, ho khan, hồi phục thị lực ở những người bị đục tinh thể, trào ngược dạ dày...
Thế nhưng, mật ong không phải lúc nào cũng an toàn. Nhất là khi kết hợp chúng với một số loại thực phẩm nhất định có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng.
![]() |
Kết hợp mật ong với những thực phẩm an toàn sẽ phát huy hết công dụng |
Vậy mật ong kỵ thực phẩm gì?
Các sản phẩm làm từ đậu tương (đậu nành): Ăn đậu phụ, tàu hũ, sữa đậu nành với mật ong có thể sẽ tạo ra hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày gây khó thở, hụt hơi rồi hôn mê. Đặc biệt, người mắc bệnh tim mạch dùng hai thực phẩm này cùng nhau trong thời gian dài có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Cơm: Hai thực phẩm này khi tách riêng đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn chung cơm với mật ong sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày.
Cá chép, cá diếc: Kết hợp cá chép với mật ong có thể gây ra trúng độc. Trong trường hợp này cần dùng đậu đen, cam thảo để giải độc.
Cá diếc cùng họ với cá chép, để không xảy ra tình trạng ngộ độc thì không nên kết hợp chúng với nhau.
Cua: Tuy không đến mức gây nên nhiều hệ quả xấu như cá chép nhưng cua cũng được đánh giá là một loại động vật không nên dùng chung với mật ong dù cho bất kỳ đối tượng nào. Tính hàn của những con cua khi dùng chung với mật ong sẽ tạo nên phản ứng kích thích rất rõ.
Nước sôi: Mật ong có chứa nhiều enzyme, vitamin và các khoáng chất. Nếu sử dụng nước sôi để pha mật ong, các thành phần dinh dưỡng sẽ bị phá hủy bởi nhiệt độ cao, làm thay đổi mùi vị và màu sắc. Bạn chỉ nên dùng nước 35 độ C để pha mật ong.
Rau thì là: Kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau có thể khiến gan bị tổn thương, sưng, đau mắt đỏ.
Bột sắn dây: Sắn dây là một loại bột uống rất mát cho cơ thể. Do củ sắn dây được coi là một trong những loại củ có giá trị lớn nhất, vừa ăn được lại vừa có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Nhưng uống mật ong với bột sắn dây cực kì nguy hiểm, có thể gây hôn mê hoặc thậm chí tử vong.
Những món ăn bổ dưỡng với mật ong
Dưới đây là gợi ý một số thực phẩm có thể kết hợp với mật ong để tạo nên những món ăn bổ dưỡng.
Lê chưng mật ong: Lê chưng mật ong là một món ngon bổ dưỡng giúp hồi phục sức khỏe và đặc biệt tốt cho những người bị sốt. Cho bệnh nhân thưởng thức món ăn này sẽ giúp cơ thể của họ cảm thấy thoải mái, thanh mát hơn.
![]() |
Lê chưng mật ong là một món ngon bổ dưỡng |
Cách làm món lê chưng mật ong rất đơn giản. Bạn chỉ cần bỏ phần lõi của quả lê, rót mật ong vào bên trong và cho cả quả đem vào chưng cách thủy trong khoảng 20 - 30 phút.
Mật ong trứng gà: Nếu bạn có vấn đề sức khỏe về hệ hô hấp như ho khan, viêm phổi, viêm phế quản cấp tính, viêm họng mạn tính... hãy làm ngay món mật ong trứng gà chưng cách thủy.
![]() |
Mật ong trứng gà rất tốt cho hệ hô hấp |
Cách thực hiện: Cho mật ong vào chén đun cách thủy cho đến khi sôi, đập một quả trứng gà vào khuấy đều. Bạn có thể thưởng thức ngay hoặc đun trong khoảng 5 - 10 phút cho đến khi trứng gà chín hẳn.
Mật ong trộn nước trần bì cam thảo: Mật ong trộn nước trần bì cam thảo là một thức uống rất tốt dành cho những người bị viêm loét dạ dày tá tràng hay có vấn đề cơ bản về dạ dày.
![]() |
Mật ong trần bì cam thảo là một thức uống rất tốt cho người mắc bệnh dạ dày |
Đem cam thảo, trần bì sắc hoặc hãm. Sau đó lấy nước và bỏ đi phần bã. Cho một ít mật ong vào phần nước và sử dụng mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất!
Mật ong kỵ thực phẩm gì sẽ không là vấn đề đáng để băn khoăn mỗi khi bạn muốn kết hợp mật ong với một loại nguyên liệu nào đó. Hãy đặc biệt chú ý từ những điều rất nhỏ này để có thể bảo vệ sức khỏe của bạn cũng như người thân một cách tốt nhất nhé!
Tin mới cập nhật

Từ 1/7, một số trường hợp không được chi trả bảo hiểm y tế

Infographic | Triển khai Kế hoạch tiêm vaccine phòng sởi đợt 2

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Infographic | Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác

Hợp tác phát triển ngành dịch vụ thú cưng tại Việt Nam

Dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Cả nước có 20,11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội

Khai trương bệnh viện chuyên khoa mắt Ánh Dương tại Hà Nội

Những bệnh hiếm, hiểm nghèo bảo hiểm y tế chi trả 100%

Cấm thuốc lá điện tử: Bước đi mạnh mẽ bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Tin khác

Lâm Đồng: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian diễn ra Festival hoa Đà Lạt năm 2024

Sốt xuất huyết: Tốc độ lây lan nhanh, diễn biến bất thường

Cấm sản xuất, kinh doanh thuốc lá điện tử từ năm 2025

Dự kiến đến năm 2034, Việt Nam thừa khoảng 1,5 triệu nam giới

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về tình trạng bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế mang thuốc lá điện tử vào nghị trường để trả lời chất vấn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Siết quản lý hoạt động kinh doanh khám, chữa bệnh tư nhân, kinh doanh dược

Đại biểu Quốc hội nêu lý do Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 'không dám tự chủ'

Bộ trưởng Bộ Y tế: Thiếu thuốc là bài toán chung của nhiều nước

Chuối chín rất tốt nhưng nhóm người nào không nên ăn?
Đọc nhiều

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
