Thoái vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước: Nhiều áp lực mới

Theo ông Đỗ Văn Sinh, thuộc Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, hiện nhiều doanh nghiệp vẫn lúng túng chưa biết bán phần vốn Nhà nước theo phương thức nào để tránh thất thoát tài sản của Nhà nước.

Thời gian qua, tốc độ thoái vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước đang có xu hướng chậm lại và xuất hiện nhiều áp lực mới. Do đó, cần có các giải pháp đẩy nhanh tiến trình, tránh bị các nhóm lợi ích định giá thấp, thôn tính doanh nghiệp với giá rẻ làm thất thoát vốn của Nhà nước.

Theo Quyết định 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017-2020, trong giai đoạn này sẽ thoái vốn tại hơn 400 doanh nghiệp Nhà nước. Trong số đó, năm 2018 phải thoái vốn tại 181 doanh nghiệp, năm 2019 thoái vốn tại 62 doanh nghiệp.

thoai von tai cac doanh nghiep nha nuoc nhieu ap luc moi
Dây chuyền cán thép tự động của Nhà máy cán thép Thái Trung, Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên. (Ảnh: Hoàng Nguyên/TTXVN)

Tuy nhiên, năm 2018, việc thoái vốn mới thực hiện tại 54 doanh nghiệp. Những tháng đầu năm 2019 cũng chưa có doanh nghiệp nào trong danh sách thực hiện thoái vốn, chưa kể 127 doanh nghiệp trễ hẹn của năm 2018 cũng phải khẩn trương thoái vốn.

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, tiến độ thoái vốn Nhà nước như vậy là chưa đạt kế hoạch đề ra. Một số bộ, ngành, địa phương có nhiều doanh nghiệp phải thực hiện, thoái vốn vẫn đang triển khai thực hiện, nhưng kết quả đạt thấp hoặc chưa có kết quả. Các đơn vị này vẫn chưa báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh tiến độ thực hiện.

Theo ông Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, để thoái vốn hiệu quả, cần xác định rõ mục tiêu của việc thoái vốn, bán tài sản. Hiện nhiều doanh nghiệp vẫn còn lúng túng chưa biết bán phần vốn Nhà nước theo phương thức nào để tránh thất thoát tài sản của Nhà nước.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng việc thoái vốn Nhà nước theo phương thức bán trọn lô đang phát huy hiệu quả tích cực. Điển hình như thương vụ thoái vốn Nhà nước khỏi Tổng công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn đã thu về cho ngân sách gần 5 tỷ USD và tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam cũng thu về cho Nhà nước khoảng chênh lệch gần 9.000 tỷ đồng so với giá khởi điểm.

Việc áp dụng phương thức này cũng được kỳ vọng sẽ tháo gỡ được một phần khó khăn trong việc thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa và tránh thất thoát tài sản Nhà nước.

Bên cạnh đó, việc xác định giá bán lại các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ càng khó hơn.

Ông Đặng Quyết Tiến cho rằng doanh nghiệp có phần lúng túng trong quá trình thoái vốn tại các đơn vị có dự án thua lỗ. Đơn cử trường hợp Nhà máy Bột giấy Phương Nam (Tổng công ty Giấy Việt Nam) đã đấu giá 3-4 lần, nhưng không có nhà đầu tư mua.

Tổng công ty Thép Việt Nam nếu muốn thoái vốn ở Nhà máy Gang thép Thái Nguyên cũng không dễ làm, bởi tại doanh nghiệp này vẫn còn tranh chấp pháp lý giữa đơn vị thi công và chủ đầu tư, phải xác định rõ sai phạm.

thoai von tai cac doanh nghiep nha nuoc nhieu ap luc moi
Dây chuyền sản xuất của Sabeco. (Nguồn: sabeco.com.vn)

Bà Lê Thị Thu Hà - Phó Vụ trưởng, Vụ Quản lý chào bán chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng việc gắn cổ phần hóa với niêm yết cổ phiếu đến thời điểm này vẫn chưa được chú trọng do các doanh nghiệp và đại diện chủ sở hữu chưa nhận thức rõ được lợi ích của việc đưa cổ phiếu lên niêm yết. Nhiều doanh nghiệp chậm đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán đã ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường dẫn đến hạn chế hoạt động giám sát của toàn xã hội đối với các doanh nghiệp.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, Bộ sẽ chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt theo quy định của pháp luật những doanh nghiệp sau cổ phần hóa nhưng chưa niêm yết.

Ngoài ra, Bộ cũng sẽ kiến nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu xử lý trách nhiệm cá nhân đại diện vốn doanh nghiệp Nhà nước chưa thực hiện niêm yết.

Một phần vướng khác trong thoái vốn cũng liên quan đến đất đai do nhiều đơn vị vẫn chưa có đủ hồ sơ, chưa xác lập quyền sử dụng đất của doanh nghiệp nên chưa thể thực hiện thoái vốn.

Thoái vốn ở các doanh nghiệp Nhà nước còn vướng những thủ tục trong quá trình thẩm định, định giá khiến cho đối tác mua không thể quyết định.

Theo chuyên gia tài chính ngân hàng, tiến sỹ Cấn Văn Lực, các cơ quan chức năng phê duyệt phương án chậm nên đến khi phê duyệt được thì giá đã thay đổi, chỉ cần sau mấy tháng giá đã có nhiều biến động khiến người mua khó quyết định.

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng cần mạnh tay thoái vốn với tỷ lệ cao, thậm chí bán 100% vốn tại những doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ để nguồn lực quan trọng này được huy động cho đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước và giảm nợ công.

Tại cuộc họp đánh giá hoạt động năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ Nghị quyết số 12-NQ/TW về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước đề ra các nguyên tắc khi thoái vốn; trong đó có yêu cầu công khai, minh bạch, tối đa hóa giá trị vốn Nhà nước theo thị trường, chứ không yêu cầu phải bảo toàn vốn Nhà nước. Do vậy, có những trường hợp giá vốn theo thị trường dưới mệnh giá vẫn có thể thoái, càng giữ thì Nhà nước càng thiệt.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh cần vận hành lại, cơ cấu lại các dự án thua lỗ, yếu kém trước khi thoái vốn, cổ phần hóa. Những trường hợp có thể khắc phục, cổ phần hóa được mà bán non, thiệt hại lợi ích sẽ không làm. Những trường hợp đặc biệt thua lỗ kéo dài, "chết lâm sàng từ lâu" phải thoái ra để cắt lỗ.

Để góp phần đưa kế hoạch thoái vốn cán đích vào năm 2020, ông Đặng Quyết Tiến cho rằng thủ trưởng, người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đôn đốc, triển khai thoái vốn theo đúng quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa, thoái vốn cần khẩn trương rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, đẩy mạnh việc niêm yết trên thị trường chứng khoán và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công khai minh bạch các trường hợp làm chậm, cố tình không làm.

Theo ông Đặng Quyết Tiến, những ai không làm, không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị xử lý trách nhiệm. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị tăng cường giám sát kiểm tra và công khai thông tin để tới đây những doanh nghiệp làm chậm cũng phải công khai để cho xã hội và người dân biết.

"Điều quan trọng nhất là bất kỳ dự án nào thoái vốn phải đảm bảo nguyên tắc đúng pháp luật, công khai, minh bạch và theo nguyên tắc thị trường, hạn chế tối đa thỏa thuận," ông Đặng Quyết Tiến nói./.

Ông Đặng Quyết Tiến thừa nhận đây là những vấn đề không thể giải quyết một sớm một chiều. Có doanh nghiệp, nhà đầu tư không mặn mà, không mua, có doanh nghiệp có dư địa bán thì lại vướng.

Ngoài ra, việc xác định giá bán phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn còn do phần lớn các doạnh nghiệp sau cổ phần hóa không thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy năm 2018 vẫn còn 667 doanh nghiệp đã cổ phần hóa, nhưng chưa thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán; trong đó có 295 doanh nghiệp thuộc các bộ, ngành và 372 doanh nghiệp thuộc các địa phương.

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp Yeast Era giành giải quán quân cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

Doanh nghiệp Yeast Era giành giải quán quân cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

Qua các phần thi, doanh nghiệp khởi nghiệp Yeast Era đã xuất sắc giành giải quán quân; doanh nghiệp Enfarm giành giải nhì và doanh nghiệp Tubudd giành giải ba.
MM Mega Market Việt Nam tổ chức sự kiện Masterclass cho nhóm khách hàng B2B

MM Mega Market Việt Nam tổ chức sự kiện Masterclass cho nhóm khách hàng B2B

MM Mega Market Việt Nam kết hợp với các đối tác lớn tổ chức sự kiện Masterclass nhằm tư vấn giải pháp dành riêng cho nhóm khách hàng B2B chuyên nghiệp.
Công nghệ - Nguồn lực - Hiểu thị trường: 3 yếu tố để mỹ phẩm Việt không thua trên sân nhà

Công nghệ - Nguồn lực - Hiểu thị trường: 3 yếu tố để mỹ phẩm Việt không thua trên sân nhà

Sau gần 10 năm thành lập và phát triển Thái Hương đã có đủ công nghệ, nguồn lực và rất hiểu thị trường…đây là yếu tố chính giúp đế chế này chiếm lĩnh thị trường
Kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng

Kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng

Việc kiểm soát chặt chẽ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ góp phần quan trọng tạo lập, duy trì, thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng.
Công ty Thanh Thảo Hoà Bình: Vốn nhỏ nhưng là

Công ty Thanh Thảo Hoà Bình: Vốn nhỏ nhưng là 'tay' thầu to tại huyện Đà Bắc

Nhiều gói thầu Công ty Thanh Thảo Hoà Bình trúng thầu tại huyện Đà Bắc với tư cách là nhà thầu duy nhất nộp hồ sơ dự thầu, số tiền trúng thầu sát giá.
Chủ Regal Residence Luxury cuối năm 2023: Tồn kho

Chủ Regal Residence Luxury cuối năm 2023: Tồn kho 'chất đống', thanh khoản thấp

Tính đến thời điểm cuối năm 2023, giá trị hàng tồn kho của Regal Group, chủ đầu tư dự án Regal Residence Luxury cao đến mức công ty thanh khoản thấp.
Y Dược Sâm Ngọc Linh: Kỳ vọng doanh thu 2026 ngàn tỷ, năm 2023 mới 4,7 tỷ đồng

Y Dược Sâm Ngọc Linh: Kỳ vọng doanh thu 2026 ngàn tỷ, năm 2023 mới 4,7 tỷ đồng

Tự đặt cho mình sứ mệnh trở thành 'hàng đầu' trong lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng Y Dược Sâm Ngọc Linh hé lộ doanh thu năm 2023 chỉ hơn 4 tỷ đồng.
Tỷ lệ tiết kiệm trong gói thầu tại Việt Đức 21,7%: BaViMilk

Tỷ lệ tiết kiệm trong gói thầu tại Việt Đức 21,7%: BaViMilk 'hy sinh' lãi hay chất lượng?

BaViMilk đã tham gia một gói thầu tại Bệnh viện Việt Đức với tỷ lệ tiết kiệm rất lớn, lên đến 21,7%.
“Cuộc chiến” thương hiệu Ba Vì trong ngành sữa: BaViMilk bất ngờ doanh thu khủng, thuế thấp

“Cuộc chiến” thương hiệu Ba Vì trong ngành sữa: BaViMilk bất ngờ doanh thu khủng, thuế thấp

Nắm thương hiệu sữa Ba Vì, BaViMilk gây bất ngờ khi doanh thu khủng lên đến hàng trăm tỷ đồng năm 2023 nhưng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp rất khiêm tốn.
Bất ngờ về chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng

Bất ngờ về chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng

Dù sở hữu tổng tài sản gần 1.400 tỷ nhưng Filmore, chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng cuối năm 2023 chỉ có 1,5 tỷ. Tài sản liên quan dự án đã bị cầm cố.

Tin khác

KMS Technology được vinh danh

KMS Technology được vinh danh 'Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024'

KMS Technology được vinh danh “Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024” do VINASA tổ chức sau khi vượt qua 81 đề cử từ 56 doanh nghiệp.
Hành trình thua lỗ của đường sắt Việt Nam

Hành trình thua lỗ của đường sắt Việt Nam

Khoản lãi hiếm hoi trong năm 2023 chưa đủ sức giúp Tổng công ty Đường sắt Việt Nam xóa lỗ lũy kế hơn 2.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2023.
Doanh nghiệp thủy sản miền Bắc khôi phục thiệt hại nặng nề sau bão

Doanh nghiệp thủy sản miền Bắc khôi phục thiệt hại nặng nề sau bão

Cơn bão số 3 (Yagi) đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho miền Bắc, đặc biệt là các doanh nghiệp thủy sản.
Gánh khối nợ khổng lồ, xăng dầu Giang Nam cầm cố loạt xe sang biển “lộc phát”

Gánh khối nợ khổng lồ, xăng dầu Giang Nam cầm cố loạt xe sang biển “lộc phát”

Để có thể vay vốn tại ngân hàng, xăng dầu Giang Nam đã cầm cố loạt xe sang Land Rover và Land Cruiser. Đáng chú ý, tài sản đảm bảo này đều có biển “lộc phát".
Stavian Hóa Chất của đại gia Đinh Đức Thắng: Khối nợ khổng lồ tăng tốc

Stavian Hóa Chất của đại gia Đinh Đức Thắng: Khối nợ khổng lồ tăng tốc

Stavian Hóa Chất của đại gia Đinh Đức Thắng đã chứng kiến khối nợ khổng lồ tăng tốc suốt nhiều năm qua.
Mạng lưới đại gia

Mạng lưới đại gia 'họ Phạm' thâu tóm thị trường địa ốc Quảng Bình

Thành công của Tập đoàn Vĩnh Hưng, Công ty Duy Thịnh mang đậm dấu ấn nhóm đại gia Phạm Văn Tiến, Phạm Thành Trung, Phạm Việt Phương... ở Quảng Bình.
Nhận chứng chỉ tiêu chuẩn Úc và đảm bảo việc làm tại Úc với chương trình đào tạo của AMS

Nhận chứng chỉ tiêu chuẩn Úc và đảm bảo việc làm tại Úc với chương trình đào tạo của AMS

Hiện nhân công trong ngành pha lóc thịt có thể lấy chứng chỉ kỹ năng nghề tại Trường Australian Meat School ở Việt Nam để được sang Úc làm việc ngay.
Những điều ít biết về nữ

Những điều ít biết về nữ ''đại gia'' Nguyễn Thị Như Loan và ''sức khỏe'' tài chính của Quốc Cường Gia Lai

Kể từ khi lấn sân sang lĩnh vực bất động sản, bà Nguyễn Thị Như Loan và Quốc Cường Gia Lai đã “thăng hạng” nhanh chóng. Sự nghiệp nữ đại gia này có gì đặc biệt?
Startup công nghệ VinBrain kỷ niệm 5 năm thành lập với nhiều thành tựu nổi bật

Startup công nghệ VinBrain kỷ niệm 5 năm thành lập với nhiều thành tựu nổi bật

Công ty Cổ phần VinBrain, startup công nghệ được đầu tư bởi Vingroup vừa chính thức bước qua năm thứ 5 hình thành và phát triển với nhiều thành tựu nổi bật.
Thương hiệu Việt chủ động tìm kiếm thị trường, mở đường xuất khẩu ra thế giới

Thương hiệu Việt chủ động tìm kiếm thị trường, mở đường xuất khẩu ra thế giới

Là một thương hiệu Việt được thành lập gần đây trong ngành sản xuất thực phẩm sạch và bền vững, Bông Lúa luôn chủ động tìm đường mở rộng thị phần cho sản phẩm.
Xem thêm

Đọc nhiều

Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Từ đầu tuần, thị trường hồ tiêu trong nước biến động liên tục. Đồng USD cao và nhu cầu yếu tiếp tục làm giảm giá hồ tiêu trên toàn cầu.
Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Khi thi công con đường vào thuỷ điện Nước Chè (xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, Quảng Nam), một núi đá đĩa ẩn trong đất phát lộ.
Đà tăng của giá hồ tiêu vẫn còn nhiều cơ hội?

Đà tăng của giá hồ tiêu vẫn còn nhiều cơ hội?

Theo dự báo vụ thu hoạch hồ tiêu ở Việt Nam có thể bị trễ một tháng, dẫn đến nguồn cung bị chậm lại, tạo cơ hội cho giá hồ tiêu tiếp tục tăng.
Hồ tiêu Việt bứt phá tại thị trường Hoa Kỳ

Hồ tiêu Việt bứt phá tại thị trường Hoa Kỳ

Việt Nam hiện là quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ và có sự bứt phá trong giai đoạn vừa qua.
Nhận định chứng khoán 25/11: Cần nắm giữ các cổ phiếu đang cho lợi nhuận tốt

Nhận định chứng khoán 25/11: Cần nắm giữ các cổ phiếu đang cho lợi nhuận tốt

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư cần nắm giữ các cổ phiếu đang đem lại lợi nhuận tốt như bán lẻ, phân đạm-hóa chất, công nghệ-viễn thông,...
Nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025 cần những thủ tục nào?

Nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025 cần những thủ tục nào?

Cục Thuế TP. Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn mới về thủ tục nộp thuế đối với hộ kinh doanh theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố trong năm 2025.
Nhận định chứng khoán 26/11: Thị trường phân hoá tích cực

Nhận định chứng khoán 26/11: Thị trường phân hoá tích cực

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng VN-Index sẽ vẫn nối dài nhịp phục hồi và tiến lên mức 1.240-1.250 điểm trong các phiên tới.
Tổng cục Thuế đẩy mạnh quản lý tem điện tử

Tổng cục Thuế đẩy mạnh quản lý tem điện tử

Tổng cục Thuế vừa có công văn 285/TCT-TVQT yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh quản lý tem điện tử trên ứng dụng tem điện tử.
Nhận định chứng khoán 27/11: Thị trường bước vào sóng tăng mới

Nhận định chứng khoán 27/11: Thị trường bước vào sóng tăng mới

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng thị trường đã kết thúc nhịp giảm điểm ngắn hạn và sẽ tích lũy trở lại để bước vào sóng tăng mới.
Nhận định chứng khoán 28/11: VN-Index sẽ vẫn nối dài nhịp phục hồi

Nhận định chứng khoán 28/11: VN-Index sẽ vẫn nối dài nhịp phục hồi

Các chuyên gia chứng khoán cho biết, ở khung đồ thị giờ, VN-Index duy trì đi ngang cho thấy nỗ lực cân bằng của thị trường.
Phiên bản di động