Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng 15-20% trong năm 2025
Phát triển bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp bất động sản Thị trường trái phiếu doanh nghiệp cần giải pháp tạo sự minh bạch Trái phiếu doanh nghiệp được các ngân hàng đẩy mạnh trở lại |
Trong 2 tháng đầu năm 2025, tổng giá trị giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp (cả trái phiếu phát hành ra công chúng và trái phiếu riêng lẻ) đạt 167,2 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cao điểm tháng 12/2024.
Giao dịch của 2 tháng đầu năm tập trung chủ yếu trong tháng 1/2025, tuy chỉ giao dịch ít ngày do rơi vào dịp nghỉ Lễ; thanh khoản của tháng 2 vẫn ở mức cao so với một số thời điểm của năm trước.
Số liệu từ FiinRatings cho thấy, nhóm ngành ngân hàng và bất động sản vẫn chiếm phần lớn giá trị giao dịch trong hai tháng đầu năm, với lần lượt tỷ trọng đạt 36% và 38,9%. Ngành Ngân hàng chứng kiến mức giao dịch tang đáng kể, đạt 60,2 nghìn tỷ đồng, tăng 35,6% so với tháng trước. Trong khi đó, tuy giá trị giao dịch của trái phiếu doanh nghiệp Bất động sản chỉ tăng nhẹ 7% đạt 65,1 nghìn tỷ đồng, nhưng vẫn đứng vị trí đầu trong các ngành.
![]() |
Giá trị dư nợ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng trưởng 15-20%, tuy nhiên, sự tăng trưởng này được kỳ vọng sẽ tập trung chủ yếu ở nhóm trái phiếu ngân hàng. Ảnh minh họa |
FiinRatings dự báo, giá trị dư nợ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2025 sẽ tăng 15-20%. Các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục phải đẩy mạnh phát hành tăng vốn cấp 2 là trái phiếu doanh nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng như định hướng của Chính phủ, trong khi lại không được tăng lãi suất. Điều này sẽ tạo áp lực lên việc đáp ứng các chỉ tiêu an toàn vốn hiện tại như quy định về tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi (LDR) và sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn.
Nhiều ngân hàng có kế hoạch tăng vốn cấp 1 (vốn cổ phần) nhưng đòi hỏi thời gian dài và phụ thuộc vào bối cảnh của thị trường chứng khoán để có thể thực hiện và hoàn tất.
Quy định mới về phát hành trái phiếu riêng lẻ và chào bán đại chúng được sớm kỳ vọng sẽ đi vào áp dụng trong nửa cuối năm 2025. Đây là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng hàng hóa trái phiếu và thu hút nhà đầu tư tham gia kênh đầu tư này trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm được duy trì thấp. Nhu cầu và áp lực tái tài trợ, tái cấu trúc vốn tăng cao từ các ngành có mức độ thâm dụng vốn lớn như bất động sản, năng lượng, xây dựng và vật liệu... trong các quý tới.
Các ngân hàng vẫn là bên mua chính đối với trái phiếu doanh nghiệp. Việc có chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao sẽ làm cơ sở để các ngân hàng thường thương mại gia tăng tỷ trọng đầu tư hoặc cấu trúc tín dụng dưới hình thức trái phiếu doanh nghiệp. Sự tham gia của các định chế tài chính trung gian như bảo lãnh thanh toán vào các lô trái phiếu hạ tầng.
Tin mới cập nhật

Nhận định chứng khoán 2/4: Hạn chế mua đuổi

Nhận định chứng khoán 1/4: Không nên bán đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 31/3: Cân nhắc chốt lời
Tin khác

Thị trường chứng khoán tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh

Nhận định chứng khoán 28/3: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 27/3: Giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 26/3: Hạn chế mua đuổi

Nhận định chứng khoán 25/3: Thị trường phục hồi

Nhận định chứng khoán 24/3: Xu hướng tăng điểm ngắn hạn

Thị trường chứng khoán hút dòng tiền nhờ định giá hấp dẫn

Nhận định chứng khoán 21/3: Thị trường tiếp tục giằng co

Nhận định chứng khoán 20/3: Giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 19/3: Hạn chế mua mới
Đọc nhiều

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Quýt sim: Đặc sản vùng cao xuống phố, giá rẻ bất ngờ

Bánh trôi bánh chay độc đáo, chị em 'săn' lễ Tết Hàn thực

Lý do trà sữa, đồ ăn Trung Quốc 'phủ sóng' tại Việt Nam

Hội chị em ‘săn lùng’ trái nhót đầu mùa

Giá thịt heo ‘neo cao’, người tiêu dùng ‘thắt lưng buộc bụng’

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Kỹ năng sinh tồn khi xảy ra động đất
